K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

bạn đưa bài thơ lên luôn nhé.

4 tháng 2 2023

Trưa hè oi bức quá
Mẹ tre cũng nhọc nhằn
Đỏ hoe từng mắt lá
Huống hồ chi là măng

Bác gió đi từ sáng
Mong lấy hương núi rừng
Bởi vì trời quá nắng
Nên gió trọ triền nương

Không có làn gió mát
Măng không ngủ được nào
Dù mẹ tre tha thiết
Dỗ dành bài ca dao

Măng non bèn cởi áo
Phơi lưng giữa trưa hè
Nép mình bên chân mẹ
Mơ một ngày thành tre…

Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng 

bài thơ đây nhé

16 tháng 11 2017

bai 1

ối hôm đó, nàng út đang ngồi may áo cho chồng thì con nàng chạy đến bên cạnh. Bằng giọng nói ngây ngô, đứa con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao cha lại tên là Sọ Dừa? Tụi bạn con cứ bảo cái tên ấy xấu ơi là xấu mẹ ạ!

Mỉm cười hiền từ, nàng út nhìn con âu yếm: “Tên của cha là do bà nội đặt cho. Xung quanh cái tên đó có rất nhiều chuyện kì lạ. Mẹ sẽ kể cho con nghe"

Đứa bé tròn mắt ngạc nhiên, ngồi im chờ đợi.

Ngày xưa, ông bà nội rất nghèo, phải đi làm thuê cho nhà phú ông - ông ngoại con. Ông bà nội hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có một mụn con nên buồn lắm. Chính bởi vậy nên có lẽ trời đất thương tình mới tạo ra một chuyện lạ kì.

Một ngày nọ, trời nắng to, bà con vào rừng hái củi, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Chợt bà nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Chẳng ngờ khiến bà có mang cha con.

Thật là buồn, chẳng bao lâu sau vì tuổi già sức yếu nên ông con mất. Bà sinh ra cha con. Lúc đó cha không có hình dáng giống như bây giờ.

-  Thế hình dáng cha con thế nào hả mẹ?

-  Cha con không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì cha con lên tiếng.

-  Cha con vừa sinh ra mà đã nói được ạ. Thằng bé ngạc nhiên.

Nàng út mỉm cười. Đúng vậy. Cha con bảo: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Nghĩ lại thấy thương, bà con đành để cha lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên cha con vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà chẳng làm được việc gì. Trông thấy con người khác mới tám tuổi đã biết chăn bò giúp cha mẹ, bà buồn lắm. Cha con biết chuyện nên cũng muốn đi chăn bò giúp bà. Ban đầu bà cũng lưỡng lự, sau thấy cha con cương quyết quá, bèn đến gặp ông ngoại con. Ông ngoại mới đầu không đồng ý vì ông nghĩ với hình dáng kì dị như vậy làm sao cha con chăn bò được nhưng sau lại đồng ý.

Khác với suy nghĩ cùa mọi người, cha con chăn bò rất giỏi. Hằng ngày cha lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng, ông ngoại mừng lắm.

Mẹ cũng nghe gia nhân trong nhà bàn tán nhiều về cha con nhưng cũng chưa có dịp gặp mặt. Thế rồi đến ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, mẹ và các chị thay phiên nhau đưa cơm cho cha con. Các bác của con vốn không ưa cha nên thường hắt hủi chàng. Mẹ thấy thương cảm cho cha nên đối xử với ông như với mọi người khác, không hề phân biệt.

Một hôm, cũng như mọi ngày, mẹ mang cơm đến chân đồi thì nghe thấy tiếng sáo véo von. Giữa nơi đồng không mông quạnh này tại sao lại có tiếng sáo hay đến vậy? Nghĩ thế nên mẹ rón rén bước lên, nấp vào bụi cây xem ai mà lại tài giỏi đến vậy. Mẹ rất ngạc nhiên khi trước mắt mình là một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Lúc đó mẹ không biết đó là cha con. Mải nghe tiếng sáo, mẹ lỡ chân đạp vào một cành khô. Nghe thấy tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy cha con ở đó. Nhiều lần như vậy, mẹ biết cha con không phải người phàm trần, mẹ đem lòng yêu cha, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho.

Dường như cũng hiểu tâm ý của mẹ nên cuối mùa, cha con về giục bà đến hỏi mẹ về làm vợ. Bà hết sức sửng sốt, nhưng cha con năn nỉ dữ quá nên đành chiều lòng. Bà đem buồng cau đến nhà ông ngoại. Ông ngoại con đương nhiên không đồng ý vì hình dáng cha con kì dị quá, nhà lại nghèo, ông ngoại sợ mẹ và các bác khổ. Ông ngoại mụốn bà nội từ bỏ ý định đó nên thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Nhưng ông ngoại không ngờ rằng những thứ đó không gâỵ khó khăn nổi cho cha. Đúng ngày hẹn, cha sai cả chục gia nhân khiêng lễ vật đến. Ông ngoại đành bằng lòng. Các bác con không ai muốn lấy cha, chỉ có mẹ đã yêu cha từ lâu nên đã ưng thuận theo cha con về làm vợ.

Trong ngày cưới của cha mẹ, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Cha con bỏ lớp sọ dừa, biến thành hình dáng đẹp đẽ như bây giờ. Mọi người ai ai cũng ngạc nhiên và sửng sốt. Mẹ vả bà có lẽ là hai người hạnh phúc nhất.

Cha và mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng cha con là bậc thần tiên, được trời cử xuống giúp dân giúp nước nên mẹ không thể luôn giữ ở mãi bên mình được. Cha con đã tu chí học tập và vào kinh ứng thí. Bằng tài năng của mình, cha đã đậu Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi cha có cho mẹ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà. Mẹ không biết cha có ý gì nhưng vẫn nghe lời cha, đi đâu cũng mang theo bên mình.

Từ ngày cha con đi, mẹ ở nhà buồn nên thường đến chơi với các bác con. Một hôm, các bác rủ mẹ đi thuyền ra biển chơi. Mẹ vui vẻ đồng ý. Mẹ có ngờ đâu các bác con từ khi thấy mẹ và cha lấy nhau đã sinh lòng ghen ghét, luôn tìm cách hãm hại mẹ. Thuyền ra đến biển, nhân lúc mẹ không để ý, hai bác xô mẹ xuống nước. Khi mẹ đang chới với giữa dòng thì ở đâu xuất hiện một con cá kình rất to. Nó há miệng nuốt chửng lấy mẹ. Tuy rất hoảng sợ nhưng nhớ lời cha dặn, mẹ đem dao ra đâm chết cả, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi dạt vào bờ. Mẹ mổ bụng cá chui ra thì thấy mình đang ở trên một hòn đảo hoang, không một bóng người. Thật may vì cha đã cho mẹ những vật dụng cần thiết để có thể sống sót trên đảo hoang. Mẹ lấy hai hòn đá cha cho cọ vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua cứu. Cũng may mẹ có hai chú gà nở ra từ hai quả trứng mà cha cho mẹ làm bạn nếu không mẹ sẽ buồn lắm.

Một hôm, có một chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống mẹ nuôi gáy to ba lần: Ò ...ó...o...o....

Phài thuyền quan trạng rước cô tôi về. ”

Mẹ cũng như linh tính đó là thuyền cùa cha con nên vội chạy ra phía bờ biền. Quả nhiên đó là thuyền của cha con. Nghe tiếng gà kêu kì lạ, cha cho thuyền vào xem. Mẹ gặp lại cha vui mừng khôn xiết. Cha rất ngạc nhiên vì gặp mẹ nơi đảo hoang này. Khi nghe rõ sự tình, cha vô cùng tức giận, người bèn đưa mẹ về nhà, mở tiệc mừng. Bà con đều đến chia vui. Cha không cho mẹ ra ngay mà bảo mẹ ngồi đợi ở trong buồng. Các bác của con khi nghe tin cha con về vẫn không hay biêt mẹ cũng về theo nên tranh nhau đến gặp cha con, kể lại mọi việc và còn tỏ ra đau xót lắm. Mẹ không ngờ các chị lại ác với mình như vậy, mẹ buồn không thể nói được gì. Cha con tức giận lắm khi thấy thái độ đó. Cha bèn đưa mẹ ra giới thiệu với mọi người, hai bác lúc đó xẩu hổ quá bèn bò đi, đến giờ cũng không biết là đi đâu. Mẹ cũng đã tha thứ cho hai bác và rất mong gặp lại các bác ấy. Còn về phần mình, con thấy đấy, mẹ rất hạnh phúc khi sống cùng cha và càng hạnh phúc hơn khi giờ có thêm con - đứa con ngoan ngoãn bé bỏng của mẹ.

Vừa nói, nàng út vừa lấy tay xoa đầu con. Đứa bé cười tươi và nói: “Mẹ ơi, cha thật là cừ. Bây giờ con thấy không có cái tên nào hay hơn tên của cha đâu mẹ ạ!” Nàng út cười và ôm bé vào lòng.

bai 2

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

 
22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? Là ngôi kể thứ baLà thể thơ năm chữCó yếu tố tự sự, miêu tảLà bài thơ của nước Nga 2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? Kết cấu chặt chẽKết cấu đầu - cuối tương ứngKết cấu sóng đôi 4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái...
Đọc tiếp

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? 

Là ngôi kể thứ ba

Là thể thơ năm chữ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Là bài thơ của nước Nga
 

2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? 

Kết cấu chặt chẽ

Kết cấu đầu - cuối tương ứng

Kết cấu sóng đôi
 

4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái hiện qua các hành động nào của gấu con? 

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, nghe mẹ động viên, nấp sau tủ, khóc to, tự tin hát vui vẻnhặt quả thông, ngã chỏng quèo,

Đi dạo, hát líu lo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, tự tin hát vui vẻ, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên

5. Khổ thơ nào dưới đây thể hiện rõ hơn yếu tố miêu tả? 

Khổ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"

Khổ thứ mười: "Gấu con nghe mẹ nói/ Bình tâm trở lại ngay/ Ra rửa sạch chân tay/ Rồi ngồi ăn bánh mật"

6. Đây là bài thơ của nước Nga, vậy con thấy, ngoài bày tỏ cảm xúc, thơ ca của nước khác cũng có đặc trưng nào giống thơ ca Việt Nam? 

Có yếu tố kí

Thể hiện thông điệp của nhà thơ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Hàm chứa nhiều thông tin

7. Ở khổ thơ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"; các tiếng "nhỏ", "lo" được gieo vần thế nào?

Gieo vần lưng, liền

Gieo vần chân, cách

Gieo vần lưng, cách

Gieo vẫn chân, liền

8. Hình ảnh gấu chú gấu con trong bài thơ không được tái hiện qua những phương diện nào? 

Ngoại hình

Hành động

Cử chỉ

Lời nói

Tâm hồn

Diễn biến tâm trạng bên trong

9. Gấu con chân vòng kiềng là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng nào trong xã hội chúng ta?

Những em bé đáng yêu

Những em bé không may bị tàn tật, khác người

Những người có sự khác biệt về ngoại hình với số đông, hay bị kì thị

Những người có số phận không được may mắn

10. Nếu coi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, thì chi tiết nào được coi là tình huống bước ngoặt làm thay đổi cách nghĩ của chú gấu con theo hướng tích cực hơn? 

Bị các bạn trêu chọc

Được mẹ động viên, khích lệ

11. Câu thơ nào dưới đây không có cụm danh từ? 

Đi dạo trong rừng nhỏ

Có con sáo trên cành

- Chân của con rất đẹp

Giẫm phải đuôi à nhóc?

12. Tìm các danh từ trung tâm trong cụm danh từ ở câu sau: "Cả đàn năm con nhỏ" 

"con"

"con nhỏ"

"đàn", "con nhỏ"

"đàn", "con"

13. Sau khi đọc xong, em thấy phép tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

Nhân hóa

Nhân hóa, so sánh

Nhân hóa, ẩn dụ

14. Mượn hình ảnh chú gấu con, chân vòng kiêng bị bạn trêu, vì ngoại hình khác biệt; sau đó nhờ mẹ động viên mà bình tâm trở lại, đầy kiêu hãnh và yêu đời, tác giả người Nga muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? 

 

2
11 tháng 3 2022

tách ra đc ko bn?

11 tháng 3 2022
D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- Ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới không con?
- Dạ thưa ngài! Ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. 
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi  lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão. Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- Ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
- Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được điều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là làng Cháy.

21 tháng 7 2018

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

25 tháng 2 2021

bn tham khảo nhá

I.  DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện:

- Đêm trước khi diễn ra chiến dịch Biên giới.

- Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại trong lều trú quân của chiến sĩ.

- Trời mưa lạnh, Bác thức suốt đêm, không ngủ.

2.  Thân bài:

* Diễn biến câu chuyện:

- Lần thứ nhất: Anh đội viên thức giấc, thấy Bác ngồi suy nghĩ bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Anh mời Bác đi ngủ. Bác khuyên anh hãy yên tâm mà ngủ Đề ngày mai đánh giặc.

- Lần thứ ba: Trời gần sáng mà Bác vẫn thức. Anh đội viên tha thiết xin Bác hãy đi ngủ Đềgiữ gìn sức khoẻ. Bác trả lời vì thương bộ đội, dân công phải ngủ ngoài rừng nên không thể nào nhắm mắt. Cảm động, anh đội viên thức luôn cùng Bác.

3.  Kết bài:

* Tình cảm của anh đội viên đối với Bác:

- Càng thêm yêu mến, kính phục Bác Hồ.

- Vui sướng, tự hào được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ.

Đóng vai người chiến sĩ kể lại câu chuyện trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ

II.  BÀi làm

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

25 tháng 2 2021

Yes đúng rồi

25 tháng 3 2018

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!



Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-la-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/#ixzz5Aj4rlh9bĐêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

6 tháng 4 2019

google