Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong thời hiện đại với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, xe lội nước,…
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng.
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.
Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.
Chuyện xưa kể rằng Hùng Vương thứ mười tám sinh được một cô công chúa đẹp người đẹp nết tên là Mị Nương. Nàng được vua cha hết mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi trưởng thành, Hùng Vương có ý kén chọn cho con gái một người chồng xứng đáng.
Tin Hùng Vương muốn kén rể liền loan truyền khắp trong thiên hạ. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Chàng thứ nhất người vùng núi Tản Viên, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường. Đó là Sơn Tinh. Sơn Tinh có tài lạ : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thứ hai sống ở miền biển, hình dạng cổ quái tên là Thủy Tinh. Thủy Tinh có phép gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Điều đó làm cho nhà vua phân vân khó xử, không biết chọn ai.
Sau khi bàn bạc và hỏi ý kiến các Lạc hầu, Lạc tướng, Hùng Vương bèn phán rằng:
- Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một cô con gái. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới Mị Nương.
Sơn Tinh, Thủy Tinh tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì, vua phán:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến từ lúc mặt trời chưa mọc. Hùng Vương vui lòng gả con gái cho chàng. Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.
Thủy Tinh đến trễ, không cưới được Mị Nương liền đùng đùng nổi giận đuổi theo. Thủy Tinh làm mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, dâng nước sông lên cuồn cuộn ngập đồi ngập núi để đánh Sơn Tinh.
Với bản lĩnh cao cường, Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép lạ và tài năng của mình nâng cao đồi núi. Nước dâng tới đâu, núi cao lên tới đó. Suốt mấy tháng ròng, cuộc chiến xảy ra ác liệt. Quân lính của Sơn Tinh từ trên cao lao cây, ném đá xuống sông, tiêu diệt quân của Thủy Tinh. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành rút chạy.
Từ đó trở đi, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nhưng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng nổi Sơn Tinh. Cho đến nay, vợ chồng Sơn Tinh - Mị Nương vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau trên đỉnh núi Tản Viên hùng vĩ
P/s tham khảo nha
Vua Hùng đời thứ 18 có 1 cô công chúa đã tới tuổi lấy chồng, nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Cô công chúa này tên là Mỵ Nương. Thấy con gái đến tuổi gả chồng, Vua ban truyền rằng ở trong nhân gian tìm nhân kiệt để vua kén làm phò mã. Vua của nước Tây Âu đem rất nhiều vàng bạc châu báu gồm cau vàng và trầu bạc đến dạm hỏi cưới Mị Nương. Vua Hùng cho hội ý các Lạc Hầu lại để hỏi ý kiến. Các Lạc Hầu góp ý: “Vua bên nước Tây Âu là con người cường bạo, lại tuổi đã khá cao, hình dáng kì quái, không thể xứng được với công chúa Mỵ Nương”. Vua Hùng nghe theo lời các Lạc Hầu nên không chấp nhận gả con gái mình cho Vua Tây Vương, chính vì đó nước Văn Lang và nước Tây Âu có mối hiềm khích từ đó.
Một thời gian sau có 2 người con trai đến xin hỏi cưới công chúa Mị Nương. Cả 2 người đều rất chi là xuất sắc. 1 người tên là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), còn người kia tên là Thủy Tinh (Thần Nước – Thần biển cả).
Vua truyền cho 2 người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho.
Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước.
Vua Hùng khó biết nên lựa chọn ai vì cả hai đều ngang tài ngang sức. Nhà Vua phải đưa thêm một thử thách nữa để có thể lựa chọn được một người trong 2 chàng trai.
Nhà vua nói:
– Cả 2 ngươi đều ngang tài ngang sức, ta không biết chọn ai trong số 2 ngươi. Nếu như ngày mai một trong 2 ngươi, ai mang được sính lễ gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.
Những lễ vật Vua Hùng đưa ra tất cả đều là sản vật trên đất liền cho thấy nhà Vua đã ngầm ý gả con gái mình cho Sơn Tinh.
Hôm sau, bầu trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh vì dễ chuẩn bị lễ vật hơn nên đã có mặt trước nhà Vua với toàn bộ sính lễ để xin Vua Hùng gả công chúa Mị Nương. Vua Hùng rất hài lòng nên đã gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh vì chuẩn bị lễ vật khó hơn nên đã đến trễ, và rất hoảng hốt khi biết được tin công chúa Mỵ Nương đã đi theo phu quân là Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương.
Sơn Tinh và Thủy Tinh chiến đấu với nhau một trận chiến vô cùng dữ dội và ác liệt. Hai bên đều dùng phép khiến trời long đất lở. Thủy Tinh dùng phép dâng nước lũ lên cao để hòng nhấn chìm Sơn Tinh trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề thua kém, nước cứ dâng lên tới đâu thì Sơn Tinh dùng phép làm núi cao lên tới đó chặn đứng dòng nước dữ dội của Thủy Tinh. Cuối cùng đánh không lại Thủy Tinh đành phải chịu thua và rút lui quân. Kể từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống với nhau vui vẻ và hạnh phúc.
Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.
Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.
tk mình nha
Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".
"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!
Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.
Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.
Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.
Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.
Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.
Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.
Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!
Bn tham khảo nha !!!!
bn à, bài này ko phải làm như thế đâu nhưng cảm ơn bn đã giúp đỡ
hôm đó tôi đi học về và nhìn thấy người bạn từ hồi cấp 1 của tôi chưa gặp lại.may mắn mới có cơ hội gặp lại.hai tụi tôi rủ nhau vào quán cà phê ngồi và trò chuyện về những câu chuyện hồi còn đi học.
tôi và nó gặp lại nhau mừng quýnh lên và vui mừng không xiết vì đã lâu lắm rồi chắc cũng là 11 năm chúng tôi chưa gặp lại,hai đứa trò chuyện với nhau ríu rìu nào là hỏi về chuyện học hành hiện giờ,cô đi làm thêm không,có ai thích chua,bố mẹ có khỏe không.....những câu chuyện quan trọng nhất là hỏi về những người bạn còn học với chúng tôi thời ngày xưa.bạn tôi nó hỏi;bà còn nhớ thằng minh học dốt ngày xưa không?".bây giờ nó đã làm giám đốc ở công ty mik rùi đấy.trông ngày xưa như thế ai nghĩ nó làm giám đốc nhỉ.còn bạn ngọc mà ngày xưa học giỏi xinh gái thì bây giờ đã lấy chồng giàu rùi đẻ con rùi đấy.con rất nhiều đứa mà mik không nhớ bạn nhớ đứa nào không?không,mik cũng quên hết rùi tại vì lâu lắm rùi mà .hai đứa nói chuyện một lúc thì đã đến 12 giờ trưa lên đành chia tay nhau ra về.và cả hai đứa cũng hẹn gặp nhau bao giờ trò chuyện tiếp
lúc ra về tôi cảm thấy rất vui vì đã gặp lại được người bạn cũ ngày xưa và cùng nhớ lại những kỉ niệm ngày xưa mà thấy xao xuyến hết cả người
Chỉ khoảng 1 tháng nữa là đã tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 rồi. Cứ nghĩ đến năm ngoái vào ngày 20-11 trên con đường tôi đến thăm các thầy cô giáo cũ đã dạy tôi năm lớp 6. Đi ngang qua buổi lễ mừng 72 ngày 20-11 của trường Nguyễn Du tôi dừng lại một chút ngắm nhìn buổi lễ vừa qua lưng tiếp tục đi, thì xa xa trong tầm mắt tôi hình ảnh của 1 con người thân thuộc với vóc dáng gầy guộc lướt ngang qua. Tôi quay người lại quan sát kĩ thì ra đó là người cô đã để lại với tôi biết bao kỉ niệm, người cô đã biến tôi từ một cậu bé hư hỏng, ham chơi trở thành 1 cậu học sinh trững trạc. Sau 6 năm không gặp nay cô đã gầy hơn, đôi mắt cô thăm quần và da cô thêm sần sùi với những đốm đồi mồi mới nở. Nhìn cô thật sơ sát. Tôi mạnh dạn tiến vào gặp cô, bước qua cánh cổng trường luôn mở rộng chào đón tôi. Đối diện trước cô tôi cứ ngỡ cô sẽ không nhớ đứa bé hư hỏng ngày nào. Nhưng tôi đã sai, khi cô gọi tên tôi, tôi vui mừng và súc động, chỉ 1 từ ấy thôi mà cả 1 dòng nước mắt tuôn ra. Tôi ráng kiềm chế niềm xúc động và đáp lại với cô 1 chữ “dạ” với giọng rung rung ngọt ngào. Cô tiến đến vỗ vai tôi và 2 thầy trò cùng ngồi xuống nhắc lại những chuyện xưa và cô hỏi thăm tình hình học tập hiện nay của tôi. Từng lời của cô là từng giọt nước mắt của tôi chảy ngược vào tim mà tôi đã cố giữ không để nó tuôn ra mắt. Thế nhưng điều khiến tôi buồn nhất là việc mà cô đã sắp phải về hưu. Cô nói mà nước mắt cô cứ tuông ra:”Cứ nghĩ đến việc không được nhìn thấy những gương mặt kháo khỉnh của mấy cô cậu mới vào lớp 1 thì lòng cô lại dâng lên 1 nổi buồn không tả nổi”. Sau khi chia tay cô vừa bước tôi vừa nghĩ:”Sau mình không đến thăm cô sớm hơn nhỉ, giờ chia tay cô không biết khi nào sẽ gặp lại”. Sau lòng tôi cứ dâng lên 1 nổi niềm không tả xiết.
mk cho dàn ý nha :)
MB: giới thiệu về hoàn cảnh gặp mặt (trong giấc mơ giữa một đên mưa giông gió rét, em đã mơ gặp Thủy tinh)
- nói vài nét khái quát về thủy tinh ( là vua biển cả, có sức mạnh, có tài ngang hàng với sơn tinh)
TB: - tâm trạng của em khi gặp thủy tinh ( ngỡ ngàng, không biết thật hay giả)
- miêu tả một chút về thủy tinh lúc đó trông như thế nào ( có dáng người cao to,...)
- giọng nói, cử chỉ ( giờ thủy tinh có vẻ đã thay đổi, giọng nói không tự cao, tự đại như trước trước nữa thay vào đó là một giọng nói ấm áp, hiền từ cùng với nụ cười rực rỡ luôn nở trên môi)
- tâm trạng của em khi đó ( rất bất ngờ, nhưng cũng rất vui, hạnh phúc..)
- cuộc trò truyện của em với thủy tinh ( điều gì đã khiến thủy tinh thay đổi? em cảm thấy sự thay đổi đó như thế nào? qua sự thay đổi của thủy tinh em rút ra được điều gì cho bản thân...)
- khung cảnh của cuộc trò chuyện ( mơ hồ, ảo tưởng như trong truyện)
- khi em tỉnh giấc và tâm trạng của em lúc đó
KB: - suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.
chúc bn học tốt