K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

 Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.

30 tháng 10 2017

 Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường.

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

- Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

- Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

- Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.


 

23 tháng 4 2018

+) Từ láy: ngoan ngoãn

+) Từ ghép: cố gắng, siêng năng, học tập, nô lệ, yếu hèn, cơ đồ, tổ tiên, hoàn cầu, xây dựng

Học tốt nhé bn !!!

1 tháng 2 2018

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

1 tháng 2 2018

Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế. 
Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:
- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?

Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng. 
Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước. Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.  
Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.
Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.

minh tra loi truoc nha

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.

kick mình đó nha

13 tháng 8 2018

Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợ tôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.

Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha đểlại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.

Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em. Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.

Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.

Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.

29 tháng 3 2018

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

27 tháng 3 2018

 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

8 tháng 7 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

8 tháng 7 2018

Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.

Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.

Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:

"Nhà nam nhà bắc đều no mật

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

(Vịnh năm canh)

Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.

Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ. 

Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang. 

Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.

Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: "Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo". Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người "lòng sáng tựa sao Khuê".

Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:

 "Trống dời canh, còn đọc sách,

Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu". 

Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là "nhị thập bát tú" (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là "Tao Đàn nguyên súy".

Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca "Lịch sử nước ta" có viết:

"Vua hiền có Lê Thánh Tôn,

Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành".

13 tháng 4 2020

a) trong dam sen thom ngat.nhung bong non trang nhap nho.

b) khi san truong chua mot bong nguoi.toi da co mat de truc nhat.

c) mot nguoi dan la mot rung hoa. ca nuoc tro thanh mot rung hoa.

d) nhung chu ca say den nhon nho rong choi.

e) mot dan ca thay anh sang. chung ru nhau den quay quan.

chuc ban hoc tot!

23 tháng 12 2017
  • Bài làm:

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

dong-vai-nhan-vat-son-tinh-ke-lai-truyen-thuyet-son-tinh-thuy-tinh

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

23 tháng 12 2017

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.