K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: "Rùa và Thỏ". Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

1 tháng 10 2021

trong tất cả nững câu chuyện như ông lão đán cá và chí phèo, chị dậu sen đỏ, ... em thích nhất là chuyện Lão Vàng. :))

Tham khảo:

Monica mới vừa cưới Hitesh. Cuối tiệc cưới, mẹ Monica đưa cho cô một cuốn sổ tiết kiệm mới mở với số tiền 1000 đồng Rs.

Mẹ cô nói: “Monica, hãy cầm lấy cuốn sổ tiết kiệm này và dùng nó để ghi lại cuộc sống hôn nhân của con.

Khi có chuyện gì vui và đáng nhớ trong cuộc sống mới này của con, hãy gửi vào đó ít tiền. Ghi lại lý do và cứ tiếp tục như thế.

Càng có nhiều sự kiện đáng nhớ thì con càng có nhiều tiền trong tài khoản. Mẹ đã gửi khoản tiền đầu tiên cho con hôm nay. Con hãy gửi những khoản khác cùng với Hitesh. Sau vài năm nhìn lại, con có thể biết được mình đã có được bao nhiêu hạnh phúc.”

Monica kể lại với Hitesh khi họ về nhà của mình và đôi vợ chồng trẻ nghĩ rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và mong chờ cơ hội được gửi khoản tiền thứ hai vào sổ.

Và đây là những gì họ ghi vào cuốn sổ đó sau đó một thời gian:

– Ngày 7/2: 1000 Rs, sinh nhật đầu tiên của Hitesh sau khi cưới

– Ngày 1/3: 1000 Rs, Monica được tăng lương

– Ngày 20/3: 2000 Rs, đi du lịch đảo Bali

– Ngày 15/4: 3000 Rs, Monica có thai

– Ngày 1/6: 2000 Rs, Hitesh được lên chức

– …

nhiên, sau nhiều năm, họ bắt đầu tranh cãi về những thứ tầm thường vặt vãnh. Họ không nói chuyện với nhau nhiều. Họ thấy hối hận vì cưới phải người khó chịu nhất thế giới… chẳng còn tình yêu nữa. Nghe chừng rất quen, phải không?

Một ngày, Monica nói chuyện với mẹ cô: “Mẹ, bọn con không thể như vậy hoài nữa. Bọn con đồng ý ly hôn. Con không thể tưởng tượng được vì sao con lại quyết định cưới người đán ông này!!!”

Mẹ cô trả lời: “Chắc chắn rồi, con gái, chẳng có vấn đề gì cả. Hãy làm việc mà con muốn nếu con thực sự không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhưng trước khi làm vậy, hãy làm việc này trước đã. Con còn nhớ cuốn số tiết kiệm mẹ đưa cho con hôm đám cưới chứ? Hãy rút toàn bộ tiền trong đó và tiêu hết tiền trước đã. Con không nên giữ lại gì từ cuộc hôn nhân tệ hại này đâu.”

Monica nghĩ điều này cũng đúng. Cô đến ngân hàng, ngồi đợi đến lượt mình giao dịch tất toán sổ tiết kiệm.

Trong khi đợi, cô xem qua những ghi chú trong cuốn sổ. Cô xem từng dòng ghi chú về những khoản tiền vợ chồng cô từng gửi vào. Ký ức về tất cả những niềm vui và hạnh phúc bỗng chốc ùa về trong tâm trí. Và nước mắt dâng lên trong mắt cô.

Cô rời ngân hàng và về nhà. Khi về đến nhà, cô đưa cuốn sổ cho Hitesh, và bảo anh hãy tiêu hết số tiền trước khi họ ly dị.

Ngày hôm sau, Hitesh đưa lại cho Monica cuốn sổ tiết kiệm. Cô nhận thấy một khoản tiền 5000 Rs mới được gửi thêm vào với dòng ghi chú: “Đây là ngày anh nhận ra rằng anh yêu em nhiều thế nào sau những năm qua. Em đã mang đến bao nhiêu là hạnh phúc cho anh.”

Họ ôm nhau và khóc, đặt lại cuốn sổ tiết kiệm vào nơi cất an toàn.

Bạn có biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền đến khi về hưu không? Tôi không hỏi điều đó. Tôi tin rằng số tiền đó cũng chẳng quan trọng nữa sau những gì họ đã trải qua trong suốt những năm tháng chung sống hạnh phúc của mình.

“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân. Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.”

Tôi nghĩ rằng điều này có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ.

~ Học tốt ~

12 tháng 9 2019

hay đó nhưng chưa đc cho lắm hơi dài

27 tháng 3 2019

Web này để học tập mà bạn!

27 tháng 3 2019

là sao

23 tháng 12 2019

Bạn ơi đây là nơi đăng những bài toán để cho mọi người giải nha nên không được đăng linh tinh ! Nếu như vậy sẽ xảy ra 2 trường hợp 

TH1 : Nó sẽ đăng nội quy lên , đọc thấy mà chán .

TH2 : Nó đăng nội quy lên để dễ kiếm k điểm từ các bạn khác .

2 TH trên không làm cho bạn vui chút nào nên lần sau bạn đừng có làm như vậy nữa nhé ( Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến riêng của mình , còn ý của bạn sao thì bạn làm vậy chứ mình cũng chẳng cấm được bạn ! )

23 tháng 12 2019

cau chuyen ve lau uyen uong kinh di lam ko ke dau

2 tháng 1 2019

hồi bữa học văn cô GDCD dạy bài khoan dung bả đọc bài bố của wasington tại sao ko trách mắng khi wasington lại cầm rìu chặt cây đào ổng yêu thích nhìu bạn ngẩm nghĩ ko ra xong rồi thằng bạn tui đắng dậy kêu vì wasington vẫn còn cầm cây rìu =))

27 tháng 9 2022
Tính tuổi Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:

– Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.

Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:

– Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được.

Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:

– Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.

   
24 tháng 1 2019

Ruộng dưa chuột nhà tôi năm nay được mùa, quả nào quả nấy đều dài, to, cong, đầu nhẵn mọng, cấu nhẹ phát là nhựa trắng chảy ra rin rỉn. Thế nhưng đành vứt ngoài ruộng cho mấy con bò cái nó ngậm, chả thèm thu hoạch, nguyên nhân vì bọn thương lái mất dạy, bỏ dưa chạy lấy người; vì các nhóm từ thiện đã khôn ra, không thèm qua giải cứu; và cả vì mấy cái đồ sextoy của Tàu vừa rẻ, vừa nhiều tính năng được rao bán nhan nhản, freeship tận giường…

Không bán được dưa, tôi lâm vào cảnh túng thiếu, ăn dưa trừ bữa. Ăn nhiều quá, tôi đâm ra ỉa chảy. Nhưng thật may, trong lúc ngồi ỉa, rảnh quá, tôi vô tình đọc được bài viết trên cái mảnh báo mà tôi đã vò nhàu để chuẩn bị chùi đít. Bài báo nói rằng mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình, và ai tìm được công việc phù hợp nhất với thế mạnh của mình thì kẻ đó sẽ thành công. Bài báo còn khuyên rằng: nếu bạn đã thất bại với một công việc nào đó, thì hãy thử làm một công việc có tính chất trái ngược lại, khi ấy, cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn. Bài báo lấy dẫn chứng về trường hợp một anh làm kiểm lâm, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, sau đó, anh bỏ nghề, chuyển qua làm lâm tặc thì cuộc sống đã ổn định, giàu lên nhanh chóng. Rồi cả một chị làm bác sĩ thú y, mở một trung tâm chuyên khám và chữa bệnh cho chó, tuy nhiên vì không có bệnh nhân, à nhầm, không có bệnh cẩu, nên chỉ vài bữa là trung tâm của chị phải đóng cửa. Chị quyết định chuyển nghề, sử dụng ngay mặt bằng ấy mở quán thịt chó, chuyên giết mổ và cung cấp thịt chó cho các đám cưới, đám ma, hội nghị, tiệc sinh nhật. Mới đây, quán của chị đã được WDO – Tổ chức Chó Thế giới – bầu chọn là một trong những quán thịt chó ngon và đông khách nhất Châu Á…

Tôi đọc bài báo ấy say mê đến quên cả ỉa, rồi tự nhìn lại bản thân: phải chăng tôi cũng đang chọn lầm nghề? Tôi làm ăn lương thiện, chăm chỉ, bán ngực cho đất bán mông cho giời, để rồi cuối cùng vẫn không thoát được cảnh nghèo đói. Chi bằng tôi chuyển nghề, chọn nghề nào đó thật khốn nạn, có khi lại thành công. Phải rồi! Ăn cướp! Biết đâu tôi có tố chất ăn cướp, và sẽ phát triển sự nghiệp được bằng nghề ăn cướp thì sao?

Nghĩ vậy và tôi bắt tay vào thử ngay. Sau vài vòng lượn lờ thám thính, tôi quyết định sẽ đột nhập vào cướp ở một căn nhà nhỏ cuối phố. Căn nhà này ở ngõ khuất, ít người qua lại, không thấy bóng đàn ông, chỉ có một chị mập ú đang ngồi cho con bú…

Vừa xông vào, tôi đã quăng cái bao tải xuống đất, chĩa con dao sáng lóa về phía chị mập ú, quát to: “Tao là cướp đây! Có bao nhiêu tiền vàng mang hết ra đây!”

Tưởng chị mập ú sẽ rú lên rồi quỳ xuống khóc lóc, van xin, nhưng không, chị ngồi im, chẳng thèm ngước lên, tay chị ép ép đầu ti cho sữa phun vào mồm thằng con đang háu ăn, giọng bình thản: “Trông chú có vẻ lương thiện, chắc mới đi cướp lần đầu hả?”. “Dạ vâng!” – tôi đáp vẻ ngượng nghịu. Chị vẫn ân cần: “Chú cướp kiểu nhỏ lẻ thế này không ổn đâu! Muốn thành công, phải cướp đúng quy trình, và có tổ chức, có quy mô. Đừng ngu như chồng chị!”. “Chồng chị làm sao ạ?”. “Chồng chị cũng cướp vặt như chú. Đi tù rồi!”.

Nói đến đây, chị nghẹn lại, vẻ ngậm ngùi, rồi ngừng cho con bú, lấy tay cuộn ti nhét vào trong coóc-sê, uể oải mở tủ, lấy ra một nắm tiền, đưa cho tôi, bảo: “Chị chỉ còn có ngần này! Chú cầm lấy, coi như chị giúp chú khởi nghiệp”. Tôi run run đón xấp tiền từ tay chị, đếm sơ qua thấy được khoảng hơn 3 triệu. Tôi nhét vội mớ tiền vào túi, cúi chào chị rồi lao vụt đi…

Tôi chạy ra lấy xe ở phía bãi gửi xe đầu phố. Lúc nãy, tôi định phi xe vào tận cửa nhà chị để cướp, nhưng sợ nếu để xe ngoài cửa rồi lúc vào cướp xong quay ra lại bị trộm mất xe thì khổ, nên thôi, cứ gửi xe cho chắc ăn…

“Cho xin năm chục!” – thằng trông xe vừa cầm cái giẻ lau vết phấn trên yên xe, vừa cất giọng lè nhè. Tôi há mồm, chỉ vào cái vé xe quát lớn: “Ông trông xe hay là ăn cướp vậy hả? Giá niêm yết có 5 nghìn đồng/lượt mà ông thu hẳn 5 chục?”. Tay trông xe cười khùng khục: “Mày đã mua ô tô bao giờ chưa? Giá niêm yết là một chuyện, còn giá lăn bánh lại là chuyện khác. Bố mày thu đúng quy trình nhé! Thế giờ mày có chịu trả tiền để lăn bánh không, hay mày thích ngồi xe lăn?” Nghe thằng trông xe to tiếng, mấy tên xăm trổ đang lởn vởn gần đó đồng loạt gườm ghè tiến lại. Tôi thấy sự chẳng lành rồi thì đành rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, đưa cho thằng trông xe 5 chục và phóng đi luôn…

Chợt nhìn kim xăng, tôi nghĩ tới cu hàng xóm nhà tôi, nó hay mượn xe tôi rồi thắc mắc là có phải xe tôi bị hỏng kim xăng không mà lúc nào cũng thấy cái kim nằm ở vạch đỏ. Chả mấy khi có tiền, tôi ghé luôn vào cây xăng bên đường, mở nắp bình xăng và hô rất to cái câu mà rất lâu rồi tôi không được hô: “Cho đầy bình em ơi!”. Xong tôi lại nhớ đến nhân vật bà lão trong truyện “Một bữa no” của Nam Cao: bà lão chịu đói bao ngày không sao hết, lúc được ăn một bữa no quá thì lại lăn ra chết. Chả biết con xe của tôi có giống bà lão không?

Em gái bán xăng cầm cái đầu bơm xăng cứng ngắc, tròn tròn, dài dài, cong cong chọc thẳng vào cái lỗ đen ngòm trên bình xăng, tới khi nước trào ra từ hai bên mép lỗ và chiếc đầu bơm giật giật, em gái mới rút đầu bơm ra: “Tròn 8 chục anh ạ!”. “Sao nhiều thế nhỉ?” “Dạ, xăng mới tăng nhẹ thêm 1 nghìn đồng/lít mà anh!” “Lại tăng? Sao tăng lắm thế?” “Đâu mà lắm hả anh? Trước khi tăng nhẹ 1 nghìn đồng/lít thì xăng đã có tới 3 đợt giảm mạnh, mỗi đợt 2 trăm đồng/lít, thế là đúng quy trình rồi còn gì!”. Vậy là tôi lại rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, ngậm ngùi đưa cho em bán xăng 8 chục…

“Toét!!!” – Vừa phóng xe qua chỗ ngã ba thì gặp ngay anh công an từ gốc cây lao ra thổi còi và chặn xe tôi lại. Tôi xuống xe, hỏi rụt rè: “Dạ, em bị lỗi gì ạ?” “Anh đi vào đường cấm” “Ngày nào em cũng đi qua đoạn này, có thấy cái biển cấm nào đâu?” “Anh không thấy là đúng rồi, vì chúng tôi vừa cắm sáng nay, và cắm khuất ngay sau gốc cây! Lỗi này giữ xe chục ngày, và phạt một triệu đấy!”. Xong, giọng anh công an đột nhiên trầm xuống, giống hệt giọng MC Lại Văn Sâm trong chương trình “Ai là triệu phú?”: “Thế giờ anh chọn phương án nào?”.

Tôi ngẫm ngợi: “Hỏi ý kiến khán giả trường quay” thì không được rồi, vì nãy giờ tôi quên không lấy điện thoại ra quay. Hay là dùng trợ giúp “Gọi điện thoại cho người thân”? Nhưng nghĩ lại, tôi chỉ có mỗi người thân là vợ, mà vợ tôi lại đang đi chăn bò, có lẽ không mang điện thoại theo, mà kể cả có mang theo thì vợ tôi cũng ngu như bò, làm sao trợ giúp tôi được. Nên tôi thở dài, nói với anh công an: “Dạ! Có lẽ em xin dừng cuộc chơi tại đây để bảo toàn số tiền của mình ạ”.

Anh công an nhìn tôi cười: “Mới câu hỏi đầu tiên, sao mà dừng cuộc chơi được hả em!” Tôi cúi gằm: “Vâng, thế em xin chọn phương án 50/50”. Nói rồi, tôi lại rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, đưa cho anh công an 5 lít. Anh công an cười tít và dặn dò tôi một câu rất đúng quy trình: “Lần sau đi đường nhớ quan sát cẩn thận em nhé!”.

Chào tạm biệt anh công an, tôi thẫn thờ , một tay lái xe, tay kia kiểm lại số tiền còn trong túi mà lòng tiếc ngẩn tiếc ngơ, đến nỗi tôi suýt tông phải một cái thanh gì đó chắn ngang đường, may mà tôi phanh lại kịp…

“Cái quái gì thế này?” – tôi quát um lên, và một thằng cha mặt lạnh như tiền thò đầu ra từ cái chòi vuông vuông như cái chuồng chim, bảo: “Trạm BOT thu phí đường cao tốc ra nghĩa trang đấy anh! Mời anh nộp phí!”. “Sao mọc lên nhanh thế? Sáng nãy tôi đi còn chưa thấy gì?” “Thì mọc lên nhanh, nhưng bù lại, lúc dỡ bỏ sẽ lâu, vậy là công bằng còn gì”. “Nhưng BOT cao tốc ra nghĩa trang thì phải đặt ở nghĩa trang chứ. Sao lại đặt ở đây?” “Anh cứ đùa! Đặt ở nghĩa trang thì ma nó nộp phí à?”

Biết đôi co chỉ tổ mất thì giờ, tôi rút tiền ra trả phí cho xong để còn về. Qua cái trạm BOT này là rẽ xuống thôn tôi, là về đất của tôi, toàn người quen thân rồi, tôi chả còn lo gì nữa. Tới cổng nhà mình, tôi thở phù nhẹ nhõm: vậy là thoát! Nhưng vừa kịp mở cổng, toan bước vào, tôi đã nghe giọng ai đó gọi sau lưng: “Chú về rồi đấy à! Tôi chờ chú nãy giờ!” Tôi quay lại: ra là bác trưởng thôn…

“Em chào bác! Có chuyện gì vậy bác?” – tôi hỏi lễ phép. Bác trưởng thôn tay cầm quyển sổ, tay cầm cái bút, đáp: “Thôn ta chuẩn bị xây cái miếu thờ thành hoàng làng. Thôn quyết định thu mỗi nhà 5 trăm nghìn, còn thừa thiếu bao nhiêu thôn sẽ bú, à nhầm, thôn sẽ bù”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thành hoàng làng mình là thằng nào vậy bác?”. Bác trưởng thôn ngỡ ngàng: “Chết thật! Chú không biết thành hoàng làng mình là ai à? Để tôi kể cho chú nghe nhé, chú có biết cái gốc đa cổ thụ chỗ cuối làng mình không? Đó chính là nơi thành hoàng làng mình đã hi sinh đấy. Tôi đã được chứng kiến tận mắt cái đêm kinh hoàng nhưng mang đầy ý nghĩa lịch sử ấy!”

Bác trưởng thôn nói đến đó thì lặng đi, khẽ rùng mình, có vẻ như những ký ức đầy ám ảnh của cái đêm xa xưa đó lại hiện về. Tôi giục: “Bác kể cho cháu nghe đi!”. Bác trưởng thôn hít một hơi thật sâu, ánh mắt đau đáu, giọng nghèn nghẹn, và tiếp tục kể: “Đó là một đêm cuối hè, cả làng đang say giấc nồng thì chợt bừng tỉnh bởi tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng la hét, gào thét huyên náo ngoài đường. Chẳng ai bảo ai, cả làng đồng loạt túa ra xem, thì thấy một toán người hung hãn, gươm kiếm, gậy gộc nhoang nhoáng, đang đuổi theo một người đàn ông áo trắng. Người đàn ông áo trắng ấy chạy rất nhanh, nhưng có lẽ vì đã bị kẻ thù truy đuổi một quãng đường khá dài, nên ông ta kiệt sức, và đến chỗ gốc đa cổ thụ cuối làng thì đã phải dừng lại”.

“Người đàn ông áo trắng ấy chính là ông thành hoàng làng mình đúng không bác?” – nghe tôi hỏi, bác trưởng thôn gật đầu: “Phải!” “Thế còn kẻ thù truy đuổi ông ấy là bọn giặc phương nào?” “Giặc gì đâu, chúng là mấy thằng đầu gấu chuyên cho vay nặng lãi” “Ủa, vậy thành hoàng làng mình là…?” “Là một thằng vô công rồi nghề, đi vay lãi để chơi lô đề. Đến lúc không có tiền trả thì bỏ trốn rồi bị chủ nợ nó truy đuổi thôi”. “Thế rồi sao nữa bác?” “À, khi bị bọn chủ nợ với đầy dao kiếm, gậy gộc dồn vào gốc đa, thì thành hoàng làng ta mới hét lên rằng: “Tuy tao không cao, nhưng chúng mày sẽ phải ngước nhìn”, nói rồi, thành hoàng làng trèo lên cây đa, lôi sợi dây thừng trong túi ra, thắt cổ chết luôn. Đúng như lời thành hoàng nói, bọn chủ nợ đồng loạt ngước nhìn thành hoàng giẫy giụa trên cành đa, đến khi ông chết hẳn thì bọn chúng mới bỏ đi”.

“Nghe chuyện xong rồi, giờ nộp tiền đi nhỉ! 5 trăm nghìn!” – Câu nói của bác trưởng thôn làm tôi khẽ giật mình trở về với thực tại. Tôi ngập ngừng, nhưng cũng chả còn cách nào, đành rút ra 5 lít nộp cho bác trưởng thôn…

Khi bóng bác trưởng thôn còn chưa kịp khuất sau bụi chuối, tôi đã đóng cổng cái rầm, cài then, khóa chặt. Xong, giờ số tiền trong túi này là của ông mày! Ông đố thằng nào con nào cướp được của ông một xu, một hào…

Tôi vào, ngồi bệt giữa nhà, lôi nắm tiền ra kiểm lại. Xem nào: mình cướp được của chị mập ú cho con bú ấy 3 triệu, xong bị thằng trông xe cướp mất 5 chục, xăng mất 8 chục, BOT 1 chục, công an 5 lít, thành hoàng làng 5 lít, vậy là mình còn lại chưa đầy 2 triệu. Với 2 triệu này, mình…

“Bố ơi!” – nghe tiếng con gái gọi, tôi mừng rỡ quay ra, dang tay chực ôm con vào lòng, nhưng rồi tôi khựng lại, vì trên tay con bé hình như đang cầm tờ giấy gì, giọng nó lí nhí: “Cô giáo con gửi bố! Đây là các khoản thu đầu năm học của con”.

Tôi chụp lấy tờ giấy, và mắt nhòe đi: Ôi má ơi! Học phí, học thêm, quỹ lớp quỹ trường, quỹ đoàn quỹ hội… Gì nữa thế này? Tiền bán trú nửa triệu bạc, bằng đúng số tiền hôm vừa rồi tôi bán chó; Tiền giấy vệ sinh mà gần trăm nghìn: chả hiểu con mình đến trường để học hay để ỉa nữa đây. Rồi, còn cả tiền xây thêm nhà vệ sinh trường: khoản này phải thu là đúng rồi: ăn lắm thế mà không xây thêm nhà vệ sinh thì lấy đâu chỗ ỉa?

Phía bên dưới cùng, theo đúng quy trình, là chữ ký và dấu đỏ của trường kèm theo dòng ghi chú: các khoản thu đều dựa trên tinh thần tự nguyện, phụ huynh nào không nộp thì đừng trách nhà trường nhiều chuyện…

Thế là xong, tôi như sắp khóc, tôi lại trắng tay rồi, lại trở về là tôi lúc xưa, như chưa hề có cuộc cướp bóc. Tôi nằm vật ra nhà, rồi ngẫm lại lời dặn của cái chị mập ú cho con bú ấy mà thấy đúng quá: “Chú cướp kiểu nhỏ lẻ thế này không ổn đâu! Muốn thành công, phải cướp đúng quy trình, và có tổ chức, có quy mô…”

24 tháng 1 2019

một lần đi học về và lỡ ... giẵm pải cút chó (mk đã trải nhiệm)

28 tháng 4 2021

Dế mèn phiêu lưu ký, Chicken soup for the soul.

29 tháng 4 2021

kể sơ : lâu đài người bán nón, tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, chiếc lược ngà, bến quê, làng, số đỏ , vợ nhặt, lặng lẽ sapa, tiếng gọi nơi hoang dã, thành trì, thanh gươm công lý, ốc sên chạy, tô bình yên vẽ hạnh phúc , anh có thích nước mĩ không, hóa ra anh vẫn ở đây,.....

nói chung là mk thích đọc sách (có ai cùng sở thích không) ^_^

12 tháng 8 2018

tố nga

12 tháng 8 2018

Tố Nga

1 tháng 8 2018

HÃY LÊN MẠNG MÀ XEM

1 tháng 8 2018

Đứa Trẻ Độc Mồm! Sợ Quá!

  Một đứa trẻ được sinh ra và một nhà tiên tri phán :
 
- Đứa bé khóc gọi tên ai thì người đó sẽ chết !   Khi đứa bé 3 lên tuổi nó gọi "Mẹ ơi!", hôm sau mẹ nó qua đời.Đến năm 4 tuổi nó gọi "Bà ơi!", hôm sau bà ngoại nó cũng qua đời. Một tháng sau đứa trẻ lại khóc rất to và gọi "Bố ơi!", người cha thấy vậy buồn bã, biết mình sắp chết nên đi uống rượu, và về rất khuya. Sáng hôm sau tỉnh dậy nghe thấy kèn đám ma bên nhà hàng xóm, ông bạn hàng xóm qua đời!!!

 
Con bò chậm tiêu


 trong khu rừng nọ có một tục lệ là mỗi ngày một con thú đại diện lên kể một câu chuyên. câu chuyện đó phải thật là vui, vui đến nỗi mà tất cả các con thú đều phải cười hoặc là một câu chuyện thật là buồn đến nỗi mà con thú nào cũng phải khóc . Nếu như mà ko đáp ứng được đk này thì con thú kể chuyện đó sẽ bị các con thú khác ăn thit.
- Ngày đầu tiên là con thỏ lên kể, thỏ ta kể câu chuyện hài, vui đến nỗi mà tất cả các con thú khác đều bật cười, có con cười đến nỗi toét cả hàm (:d). Nhưng duy nhất chỉ có con bò là ko cười mà người cứ trơ ra. Các con thú khác ngạc nhiên lắm nhưng cũng phải bắt con thỏ ra làm thịt.
- qua ngày thứ hai, đến lượt anh hưu cao cổ ra kể . Lần này rút kinh nghiệm vụ anh thỏ, Hưu cao cổ kể câu chuyện rất buồn . cảm động đến mức ai cũng phải rơi lệ, nhưng cũng con bò hôm qua cười rất to, như là vừa trúng lô. Lần này ngạc nhiên quá nên chúa sơn lâm mới hỏi con bò:
- Này bò hôm quá thằng thỏ kể câu chuyện vui thế kia sao mày ko cười mà hôm nay anh hưu kể câu chuyện cảm động đến nỗi tao còn phải rơi nước mắt vậy tại sao mày cười .
- con bò trả lời : dạ thưa nãy giờ tôi nghĩ lại câu chuyện của anh thỏ hôm qua vui quá nên ngồi cười a...
 

Ba Điều Ước

Có 1 người kia đến nhà thờ và xin chúa ban cho 3 điều ước .Chúa đồng ý và hỏi ngươi ước gì.
Điều ước thứ 1:"Con ước mình được dẹp trai" .Chúa :"Ta đồng ý" . Điều ước thứ 2:"Con muốn được giàu sang " . Chúa :"Ta đồng ý" . Điều ước thứ 3:" Xin chúa cho con 3 điều ước " .Chúa nhìn người đàn ông vô tội , mỉm cười và nói :"Con thấy chân ta bị gì không ?" .Người đàn ông :"Dạ chân chúa bị đóng đinh " . Chúa nói :"Chân tao mà không đóng đinh thì tao đá mày chết mẹ mày rồi "
 

Chuyện Xét Nghiệm! Cười Thôi Rồi!

Tại phòng khám, một cậu bé và 1 chàng thanh niên ngồi chờ tới lượt mình. Cậu bé cứ khóc nức nở.
- Sao mày lại khóc? - Chàng thanh niên hỏi. - Em phải xét nghiệm máu ạ, hu hu.
- Trời ạ, có thế mà cũng khóc, xét nghiệm máu thì có sao đâu?
- Sao lại không sao, cậu bé sụt sịt đáp,bác sĩ sẽ dùng dao cắt vào tay để xét nghiệm.
Nghe vậy, chàng thanh niên tái mặt và khóc rống lên.
- Oái, sao anh lại khóc thế?-Cậu bé hỏi chàng ta.
- Chết tao rồi, tao đến đây để xét nghiệm nước tiểu

17 tháng 9 2018

Nhớ và chia sẻ video

17 tháng 9 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.