Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, mỗi con người đếu có nhiều ước mơ. Những mơ ước tốt đẹp sẽ giúp cho con người hình dung ra tương lai, hướng về phía trước. Câu chuyện Lời ước dưới trăng sẽ đưa ta đế vô vàn niềm vui và hạnh phúc của những ước mơ cao quý.
Chuyện kể về một cô gái ở ngôi làng nọ với một điều ước thiêng liêng, nhưng đây không phải là ước mơ cho riêng mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc. Cô gái sống ở một nơi có tập tục đặc biệt: Rằm tháng Giêng hằng năm, tất cả các cô gái tròn mười lăm tuổi đều đến hồ Hàm Nguyệt ở trong khuôn viên ngôi chùa tại làng để nguyện ước.
Răm tháng Giêng năm ấy, chị gái của một bạn nhỏ vừa tròn tuổi mười lăm được bà gọi về để hưởng tục lệ linh thiêng đó. Khi người chị đi ra khỏi cổng nhà, bạn nhỏ tò mò theo chị để xem. Đến đầu ngõ, bạn nhỏ gặp chị Ngàn. Chị Ngàn bị mù từ bé nhưng đẹp người, đẹp nết. Dáng người mảnh mai, tóc đen mượt, thả dài. Chị nổi tiếng khéo tay, bánh mứt chị làm ngót nhất làng. Chị đang vào tuổi trăng rằm.
Thấy chị dò bước dưới trăng, bạn nhỏ đoán biết được chị đến hồ Hàm Nguyệt để nguyện ước. Bạn nhỏ đến gần và dắt tay chị đi. Vừa đi hai chị em vừa trò truyện thân mật.
Bạn nhỏ tò mò hỏi:
- Chị Ngàn ơi! Lát nữa chị ước điều gì? Có thể cho em biết được không?
Chị Ngàn trầm ngâm, bạn nhỏ nghĩ chị sẽ ước có một gia đình hạnh phúc như những người phụ nữ khác trong làng.
Hai chị em vẫn sánh bước đi dưới trăng. Bầu trời trong xanh, vầng trăng lơ lửng. Anh trăng rải trên cành cây, kẽ lá, phản chiếu trên khuôn mặt thánh thiện của Ngàn.
Hai chị em đến bờ hồ, không khí nơi đây thật trang nghiêm. Tuy có nhiều cô gái khác cũng dến đây nhưng không khí vẫn rất tĩnh mịch, thiêng liêng. Có lẽ từng người đang thầm khấn lời ước cho riêng mình. Vì trong đời mình chỉ có một lần được ước “điều ước linh thiêng” nên mọi người đều ước nguyện những điều mà mình mong muốn nhất. Bạn nhỏ dẫn chị Ngàn đến sát bờ hồ, chị quỳ xuống đưa tay vốc lên làn nước óng ánh dưới trăng rồi áp vào mặt. Ánh trăng huyền diệu đang lung linh trên đôi má và lấp lánh trên mái tóc của chị. Áp tay lên ngực, chị khẽ ước một điều ước linh thiêng của đời chị:
- Con ước gì mẹ chị Yên – Bác hàng xóm cạnh nhà con được khỏi bệnh.
Khẩn xong, gương mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ vô cùng. Chị khoan thai đứng lên, mắt ngước lên như nhìn ánh trăng vàng dịu, nhìn bầu trời cao vời vợi, ánh mắt chị sáng lên một niềm vui khó tả. Bạn nhỏ vô cùng ngạc nhiên trước lời khấn của chị. Bạn thắc mắc hỏi:
- Cả đời người chỉ có một cơ hội duy nhất mà sao chị dành điều ước ấy cho người khác?
Trên đường về, hai chị em nắm chặt tay nhau. Chị kể:
- Em ơi! Chị Yên ở xóm ta có hoàn cảnh khốn khó. Rằm tháng Giêng năm ngoái, mẹ của chị ấy bị bệnh nặng. Chị Yên đã phải túc trực chăm sóc mẹ cả ngày lẫn đêm. Lúc trăng lặn, chị đã khóc nức nở khi biết rằng mình không còn cơ hội để ước khi tuổi mười lăm đi qua. Mẹ chị Yên vẫn còn bệnh đến năm nay, chị đã thay chị Yên ước cho mẹ chị ấy sớm khỏi bệnh. Chị mồ côi mẹ nên hiểu được nỗi đau của con người phải mất đi người mẹ yêu quý!
Bạn nhỏ lặng người, xiết chặt bàn tay chị Ngàn, bạn tự nhủ:
- Chị Ngàn ơi! Khi nào em mười lăm tuổi em sẽ ước cho đôi mắt chị được sáng lại.
Những lời ước trong câu chuyện thật ý nghĩa. Đây không phải là mơ ước cho mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc, khỏe mạnh. Những lời ước ấy như một lời nhắn nhủ mọi người hãy sống vì mọi người, mở rộng vòng tay nhân ái để san sẻ cùng nỗi bất hạnh của người khác. Chia ngọt sẻ bùi cùng mọi người để hướng tới một ngày mai tươi sáng.
Hatsune Miku
Câu 1. Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.
Câu 2. Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.
Trên đường đi. tôi hỏi chị:
- Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?
Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!
Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn.
Câu 3. Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:
- Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.
Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”
4. Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...
Theo Phạm Thị Kim Nhường
Ý nghĩa: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
1.
Bài làm
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2.
ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:
Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.
Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:
- Bố khó thở quá!
Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:
- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!
Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:
- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!
Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.
Nhưng mẹ lại an ủi tôi:
- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.
Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.
Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:
- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.
Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.
Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà góa
Chồng tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng đứa con tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Kạn.
Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đê cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xưa đuổi bà. Tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và con thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cSáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. To. cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu được dân làng khỏi chết chìm*. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ, nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Tôi và con còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy tôi liền cùng con, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cChả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ tôi đã biết là thuỷ thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.ứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đặt tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.
Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: "Ai lấy búp bê của con rồi?" Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!
Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đặt tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.
Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: "Ai lấy búp bê của con rồi?" Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!
Tôi là một chú rùa chậm chạp. Nhưng vào một ngày nọ, tôi đã thắng trong cuộc thi chạy cùng với người chạy nhanh nhất trong khu rừng chình là thỏ. Câu chuyện diễn ra như sau:
Vào một ngày nọ, chú thỏ kiêu ngạo nói với mọi người rằng :"Tôi là người chạy nhanh nhất trong khu vườn này. Có ai muốn chạy thi với tôi để chứng minh lời nói của tôi rất đúng không." Đúng lúc đó tôi đi ngang qua, nghe được những lời hống hách của thỏ tôi bực mình và nói tôi muốn thi với chú. Thỏ cười ngạo tôi và nói: " Ấy ấy tôi không muốn thi với bác đâu. Sợ bác thua, bác buồn, mọi người lại nói tôi thế này thế nọ". Có gì đâu chứ. Chúng ta cứ thi thử xem ai thắng ai bại. Tôi biết tôi sẽ thua nhưng tôi không chịu được sự kiêu ngạo của thỏ. Rồi cuộc thi bắt đầu. tôi chỉ có chạy được mấy bước mà thỏ đã chạy được nửa quãng đường. Thỏ chạy một lúc, rồi chú thấy một cái cây to. Chú nghĩ: "Mình cứ ngồi nghỉ ở đây một lúc rồi chạy tiếp. Có khi đến lúc đó rùa mới chạy chưa được nửa quãng đường". Vì mệt quá, thỏ vừa nằm xuống gốc cây đã ngủ thiếp đi luôn. Cho đến khi tôi dã chạy gần đến đích thì thỏ mới thức dậy. Thỏ giật mình khi thấy tôi đã về gần đến đích. Chú đứng dậy và cố gắng chạy thật nhanh để đuổi kịp tôi. Nhưng không, cuối cùng tôi đã về đến đích. Tôi đã thắng cuộc rồi, tôi rất vui vẻ. Mọi người tung hô tôi và đồng thanh nói: Rùa vô địch! Rùa vô địch!
Nhờ sự kiên trì của mình mà tôi đã thắng thỏ. Còn thỏ thì đã nhận được một bài học nhớ đời. thỏ đã hiểu rằng cái gì cũng phải cần sự kiên trì mới thành công. nếu chủ quan bạn sẽ không thể thành công được.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Mày mà cũng tập chạy à?
- Rùa đỏ bừng cả mặt nhưng cũng giữ được vẻ thản nhiên và đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn. Tôi vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được ! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì cả. Biết mình chậm chạp nên nó cố sức chạy thật nhanh. Thấy rùa đang ì ạch chạy, tôi thầm nghĩ: mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩ điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa mỉm cười đắc chí. Thế rồi, tôi thảnh thơi ngắm nghía trời mây, thưởng thức cỏ non, hái hoa, đuổi bướm. Sau đó tôi nằm dưới góc cây đánh một giấc ngon lành. Tôi mơ thấy mình đã tới đích trước Rùa,- được nhiều người tặng hoa và thán phục. Lúc đó, tôi thấy mình thật oai phong và hãnh diện. Chợt tôi tỉnh giấc, nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Tôi cắm cổ chạy nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã tới đích trước. Lúc này, tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng.
Qua câu chuyện trên, tôi thật hối hận với cái tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình. Tôi nghĩ, nếu mình không ỷ lại, xem thường người khác thì đâu đến nỗi có kết cục như thế. Các bạn ơi ! Đừng có chủ quan, ỷ lại và kiêu căng như tôi đấy nhé.
Chị phải lập giàn ý trước ạ :
1. Giới thiệu câu chuyện
Như là: em đã từng trải qua rất nhiều giấc mơ nhưng em cảm thấy giấc mơ tuyệt vời nhất đối với em đó là được bà tiên trao tặng ba điều ước.Sau đây em sẽ kể lại câu chuyện đó:
2. Cốt chuyện kể diễn biến câu chuyện
- Đầu tiên khi vào giấc mơ khung cảnh như thế nào
- Ứng xử như thế nào khi bà tiên xuất hiện
- Em đã làm được điều gì tốt để bà cho điều ước
- Điều ước thứ nhất là gì
- Điều ước thứ hai
- Điều ước thứ ba
- Điều ước có thành hiện thực hay không cảm xúc của em nếu điều ước thành hiện thực
3. Kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ của em về giấc mơ
Ở một làng nọ có phong tục rất đáng yêu. Vào đêm rằm tháng giêng các cô gái tròn 15 tuổi đều đến một cái hồ có dòng nước đẹp nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt và cầu những điều nguyện ước của mình. Người xưa truyền rằng hầu hết các lời ước đó đều có ứng nghiệm.
Đêm hôm ấy, chị Ngàn là cô gái mù cũng cùng đi với em gái ra hồ nguyện ước cùng các cô gái trong làng, tò mò theo chị đi ra hồ xem. Trên đường đi em gái hỏi ngàn: “ Chị định ước điều gì, có thể cho em biết được không? Nhưng chị Ngàn không trả lời.Ra tới hồ, dưới ánh trăng thấy mặt chị Ngàn sáng lên chứa một điều gì đó thánh thiện. Thế rồi khi nghe lời ước nguyện của chị Ngàn. Ước cho mẹ con chị yên người hàng xóm bên cạnh nhà được khỏi bệnh. Nghe được điều ước ấy, người em gái ngỡ ngàng: “ Cả đời người chỉ ước được một lần , tại sao lại ước điều tốt lành cho người khác?”
Em gái lại dắt tay ngàn về, trong lòng suy nghĩ phân vân. Ngàn siết chặt tay cô bé và nói: “ nhà chị Yên nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng giêng, mẹ chị ấy đỗ bệnh nặng. Chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, chị mới chợt nhớ nhưng đã muộn rồi. Chị ấy buồn lắm. Nay, mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ “. Đến đây thì đứa em gái mới hiểu ra và thầm nhủ: “ chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi em sẽ làm như chị làm bây giờ “.
Và lời nguyện ước đã đến với cô bé khi cô ấy tròn 15 tuổi. Cũng dưới ánh trăng rằm cạnh hồ nước, cô bé đến cạnh hồ vốc nước rửa mặt và lặng lẽ nguyện cầu: “ con ước cho mắt chị Ngàn sáng lại:
Lời nguyện ước của cô bé thành hiện thực. chị Ngàn được phẫu thuật mắt miễn phí của hội chữ thập đỏ. Đôi mắt cô ấy sáng lại, cô ấy có gia đình và sống hạnh phúc.
Ở một làng nọ có phong tục rất đáng yêu. Vào đêm rằm tháng giêng các cô gái tròn 15 tuổi đều đến một cái hồ có dòng nước đẹp nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt và cầu những điều nguyện ước của mình. Người xưa truyền rằng hầu hết các lời ước đó đều có ứng nghiệm.
Đêm hôm ấy, chị Ngàn là cô gái mù cũng cùng đi với em gái ra hồ nguyện ước cùng các cô gái trong làng, tò mò theo chị đi ra hồ xem. Trên đường đi em gái hỏi ngàn: “ Chị định ước điều gì, có thể cho em biết được không? Nhưng chị Ngàn không trả lời.Ra tới hồ, dưới ánh trăng thấy mặt chị Ngàn sáng lên chứa một điều gì đó thánh thiện. Thế rồi khi nghe lời ước nguyện của chị Ngàn. Ước cho mẹ con chị yên người hàng xóm bên cạnh nhà được khỏi bệnh. Nghe được điều ước ấy, người em gái ngỡ ngàng: “ Cả đời người chỉ ước được một lần , tại sao lại ước điều tốt lành cho người khác?”
Em gái lại dắt tay ngàn về, trong lòng suy nghĩ phân vân. Ngàn siết chặt tay cô bé và nói: “ nhà chị Yên nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng giêng, mẹ chị ấy đỗ bệnh nặng. Chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, chị mới chợt nhớ nhưng đã muộn rồi. Chị ấy buồn lắm. Nay, mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ “. Đến đây thì đứa em gái mới hiểu ra và thầm nhủ: “ chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi em sẽ làm như chị làm bây giờ “.
Và lời nguyện ước đã đến với cô bé khi cô ấy tròn 15 tuổi. Cũng dưới ánh trăng rằm cạnh hồ nước, cô bé đến cạnh hồ vốc nước rửa mặt và lặng lẽ nguyện cầu: “ con ước cho mắt chị Ngàn sáng lại:
Lời nguyện ước của cô bé thành hiện thực. chị Ngàn được phẫu thuật mắt miễn phí của hội chữ thập đỏ. Đôi mắt cô ấy sáng lại, cô ấy có gia đình và sống hạnh phúc.