Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ câu chuyện thầy bói xem voi chế giễu cách xem và cách phê phán về voi cỉa năm ông thầy bói mù , chuyện thầy bói xem voi khuyên chúng ta muốn hiểu biết sự vật , sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện ko nên nghĩ mênh man như các ông thầy bói trong câu chuyên thầy bói xem voi và hậu quả của các ông thầy là xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu!
CHÚC BẠN HỌC GIỎI!
1)
- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế).
- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)
Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề
3)
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.
k mình nha!!!!!!!!!!!
Giống nhau :
Cả 2 truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức ( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng), nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh.
Khác nhau
- - “Ếch ngồi đáy giếng”: nhắc nhở con người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- - “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
TK:
Trong bữa cơm chiều của gia đình, em đang ngồi ăn rất bình thường thì cậu em trai cứ tiến đến phá.Nó chỉ kém em hai tuổi nhưng lại rất trẻ con và quậy phá. Bữa đến nó không chịu ăn lại còn tới nhõng nhẽo với em rằng phải làm cái này cái kia cho nó. Em đang buồn vì bài toán vừa rồi làm không được tốt thì cái việc làm của nó khiến cho em khó chịu vô cùng. Em không trả lời những câu hỏi của nó nên nó tức giận và ném vào người em một cái ô tô đồ chơi nhỏ. Thật sự thì em cũng không đau là mấy nhưng em cảm thấy rất bực mình nên em chạy lại đánh cậu em trai một cái vào lưng thật đau. Cái đấy ấy vừa là chút giận vừa giận cá chém thớt.
Nó khóc thét lên, mũi dãi chảy ròng ròng, trông nó khóc em lại hối hận vì đánh nó quá đau. Em vừa hối hận lại vừa lo sợ. Bố em đang ăn cơm bỗng đứng phắt dậy, mắt trợn lên vừa ngạc nhiên lại vừa bực mình. Bố cầm lấy chiếc đũa đang ăn dở và chạy đến đánh vào tay em vài cái. Em không dám nhìn vào bàn tay mình, nơi những chiếc đũa đang đánh từng nhịp một cách tê tái. Em cũng không dám nhìn vào đôi mắt giận dữ của bố, em chỉ biết cúi gầm. Trong lúc bố đánh em thì mẹ chạy đến ôm thằng em trai em vào lòng vỗ về, an ủi. Tự dưng trong lòng em thấy tủi thân vô cùng. Bữa cơm chiều hôm ấy vì hai chị em em mà tan tành, bố chẳng muốn ăn nữa vì bực mình. Mẹ cũng chán mà dọn đi. Em cũng nhịn đói luôn. Bữa nay cuối tuần cứ tưởng cả nhà được khoảng thời gian nghỉ ngơi vui vẻ bên nhau nhưng không ngờ lại thành ra như thế,
Đó là lần đầu tiên em thấy bố mẹ em giận dữ như thế, mẹ không đánh em nhưng mẹ cũng không mắng không nói với em nửa lời nào. Thằng em trai nhìn em bằng ánh mắt đầy sợ hãi. Em thấy hối hận vô cùng.
tk
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
Câu 1 :
- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.
Câu 2:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 3:
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ...Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là "mèo" vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn "vui vẻ chấp nhận" và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu "Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được". Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng "Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động". Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã "thức tỉnh" được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
( Chúc bạn học tốt )
Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Bài 2:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
ẩn dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác đó có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
ẩn dụ ngôn ngữ : là hình thức để chuyển đổi tên gọi cho sự vật,hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm.
ẩn dụ nghệ thuật : là biện pháp từ từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của cn người.
câu trên sử dụng biện pháp ẩn dụ nghệ thuật .
1. Đoạn văn kể về sự việc: Sơn Tinh đánh lại Thủy Tinh, tạo ra cuộc chiến cân tài cân sức.
2. Văn bản thuộc loại văn bản tự sự (truyện truyền thuyết). 3 văn bản cùng loại: Bánh chưng bánh giày, Con Rồng cháu Tiên, Thạch Sanh,..
3. Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Thần dùng phép lạ. Hô mưa gọi gió. Dâng núi cao chặn dòng nước. Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
4. Đoạn văn cho thấy sức mạnh của Sơn Tinh và ước mơ của nhân dân: có 1 vị thần thiện đứng về phía nhân dân để che chở và chinh phục, chế ngự được thiên nhiên.
mk cx từng bị như bn đó
Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc vì Lan ôn "trúng tủ", may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.
Hậu quả: Như vậy, các bạn trong lớp đã không nhìn vào sự cố gắng thực sự của Lan để đánh giá mà suy luận, "đoán mò". Khi đưa ra lời đánh giá một cách vội vàng, không hiểu bản chất của sự việc đã khiến cho bạn bị tổn thương.