K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2022

Mỗi con người ai cũng có những kỉ niệm. Từ những kỉ niệm vui, buồn hay kỉ niệm về thời thơ ấu của mình. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ đúng không? Tôi cũng vậy. Tôi nhớ nhất là ngày đầu tiên đi học của tôi. Kỉ niệm đó chẳng thế nào quên được.Đó là ngày đầu tiên tôi đến trường. Mẹ đã dắt tay tôi từng bước một đi trên con đường đó. Lúc ấy tôi có cảm giác rất sợ và lo lắng nữa. Trên vai tôi là chiếc cặp mà mẹ đã mua cho tôi vào hôm qua. Cùng với những cuốn sách và tập vở mới tinh. Tôi nhìn xung quanh và cũng thấy rất nhiều bạn học mới. Có bạn thì tung tăng vui đùa bên cha, mẹ mình. Có bạn thì lại mếu máo khóc sướt mướt vì không muốn rời xa người thân. Khi đứng trước cổng trường, tôi đã sững sờ và đứng lại một giây vì mọi thứ đều quá bất ngờ và lạ mắt. Ngôi trường ấy rất cao, to…Tất cả đều được phủ một lớp màu xanh nên trông rất mát mẻ. Vào bên trong trường tôi càng bất ngờ hơn, với hàng ngàn các bạn học sinh đang xếp hàng ngay ngắn. Ai cũng đều khoác trên người bộ quần áo mới và trắng tinh cùng với cái logo in hình biểu tượng của ngôi trường. Xung quanh ngôi trường đều là những hàng cây cổ thụ cao to. Chúng như đang vẫy tay đứng chào các bạn học sinh mới vào trường. Còn các thầy cô đều đứng rất nghiêm túc và luôm mỉm cười với các bạn học sinh. Các thầy thì mặc áo sơ mi trắng cùng với quần tây màu đen trông rất nghiêm trang và lịch sự. Các cô thì mặc những bộ áo dài truyền thống đủ màu sắc, hoa văn trông rất đẹp và nữ tính. Sau đó có một thầy cầm chiếc loa và nói to: “Kính mời quý phụ huynh ra về để các em vào lớp sinh hoạt với giáo viên chủ nhiệm”. Mẹ tôi nghe vậy liền quay sang nói với tôi: “Mẹ về đây, con ở lại phải học thật chăm chỉ và luôn hòa đồng với các bạn nhé”. Mẹ nở nụ cười hiền hậu nhìn tôi rồi dần bước ra cổng trường đi về. Khi đó, tôi như sắp khóc vì không muốn xa mẹ mình. Nhưng tôi đã cố gắng kìm nén được ảm xúc của mình và hứa rằng sẽ không được khóc, nhưng chẳng biết sao nước mắt cứ rơi liên tục. Sau đó, tôi lên lớp sinh hoạt với giáo viên chủ nhiệm của tôi. Cô rất xinh đẹp và hiền hậu nữa. Cô bắt đầu giới thiệu. Buổi sinh hoạt của ngày đầu tiên của tôi kết thúc.

Ngày đầu tiên đi học là như thế đó. Tôi hứa với lòng mình sẽ luôn học thật giỏi không phụ lòng cô và cha mẹ của mình. Tôi cùng sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp này.

23 tháng 4 2022

Tham khảo

Cũng như các buổi sinh hoạt đầu tuần khác nhưng buổi sinh hoạt gây cho em nhiều ấn tượng nhất là buổi sinh hoạt của tuần 10 vì tuần ấy lớp của em được nhận cờ luân lưu của trường.

 

Sáng hôm ấy, đúng bảy giờ rưỡi, tiếng trống lại vang lên. Thầy quản sinh cất loa lên nhắc nhở học sinh toàn trường ra sân trước để dự buổi chào cờ đầu tuần. Không chỉ riêng học sinh tham dự  mà thầy cô cũng đựơc tham dự. Lễ chào cờ diễn ra trong không  khí rất trang nghiêm: tiếng trống kèn cùng với tiếng hát bài Quốc ca to, vang đều của các em cùng thầy cô vang lên rất nhịp nhàng. Mọi người ai cũng đứng rất nghiêm để tham gia chào cờ. Sau lễ chào cờ là phần sinh hoạt về chủ đề “Thực hiện nếp sống văn minh ” của anh chị lớp Năm E qua phần sắm vai rất đặc sắc của anh chị đã nhắc nhở các bạn toàn trường cần phải: khi đi học tới trướng bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, Học sinh đi học đúng giờ , không được vứt rác bừa bãi trong sân trường và nơi công cộng. Sau các câu chuyện về chủ đề trên, các anh chị còn nêu ra những câu hỏi bổ ích cho toàn thể học sinh tham gia. Ai trả lời đúng thì nhận được một phần quà nhỏ. Khi phần sinh hoạt kết thúc, thầy quản sinh có vài điều nhắc nhở để các bạn lưu ý thực hiện đúng. Kết thúc buổi sinh hoạt, thầy công bố điểm thi đua của các lớp trong tuần vừa rồi, lớp em được nhận cờ luân lưu.

4 tháng 12 2018

b, Cách viết thứ nhất: sử dụng dấu chấm để kết thúc làm cho các vế của một câu bị chia cắt, không liền mạch.

   - Cách viết của Trần Hoàng hợp lý diễn tả liền mạch các tính chất được thể hiện trong vị ngữ.

16 tháng 5 2021

So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây.

– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. => Sử dụng dấu "." là sai vì câu sau không có đủ thành phần.

– Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. => Sử dụng dấu ";" là hợp lí vì ngăn cách các vế có sự tương đồng.

TK :

Cách viết thứ nhất: sử dụng dấu chấm để kết thúc làm cho các vế của một câu bị chia cắt, không liền mạch.

   - Cách viết của Trần Hoàng hợp lý diễn tả liền mạch các tính chất được thể hiện trong vị ngữ.

22 tháng 12 2022

+ kể về ngày tết ở khu phố em : 

Ngày Tết ở quê em vô cùng nhộn nhịp và đông vui. Người người nhà nhà từ trước hôm giao thừa gần 1 tuần đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhà ai cũng rộn rã tiếng nói, tiếng í ới gọi nhau. Nhà này sang mượn tạm nhà kia cái xẻng, nhà kia sang mượn tạm cái xô, không khí vui vẻ ngập tràn muôn nơi. Sau ngày dọn dẹp đầy vất vả ấy chính là khâu mua sắm chuẩn bị đồ Tết. Khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Nào là quần áo mới, giày mới, hoa quả… Trẻ con cùng người nhà đi chợ, ríu rít chỉ trỏ những thứ bắt mắt. Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Những trái quả tươi được dùng để bày biện mâm ngũ quả, những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc khác nhau với ý nghĩa mang tới tài lộc và hạnh phúc, mỗi thứ đều có đủ.

Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, khi tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao, khi ấy là thời khắc một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã bắt đầu, mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang. Sáng hôm sau – buổi sáng đầu tiên của một năm, các nhà mang theo quà cáp đến thăm hỏi họ hàng gần xa, trẻ em được diện những bộ quần áo mới. Cả không gian tràn ngập sắc màu và niềm vui.

Em rất yêu ngày Tết quê em, vui vẻ, bình dị và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Em mong điều này sẽ luôn còn mãi nơi quê nhà thân yêu..

thêm  :

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.

Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy. ( ngắn gọn )+ kể 1 lần em giúp đỡ bố mẹ :

Năm nay em đã lên lớp bốn, vậy nên việc học hành cũng bận rộn hơn rất nhiều. Thế nhưng, em không quên sau mỗi giờ học về nhà phụ giúp bố mẹ và quây quần bên gia đình của mình.

Lên lớp bốn, thay vì chỉ học nửa ngày như năm trước, chúng em được phân bổ học cả ngày, vậy nên, em chỉ về nhà sau giờ học buổi chiều. Về đến nhà, điều đầu tiên em làm là thay quần áo, để gọn vào góc phòng tắm để buổi tối mẹ có thể giúp em giặt sạch sẽ bộ quần áo đồng phục. Chiếc cặp sách được đặt ngay ngắn vào bàn học. Còn em chạy vội ra sân, giúp mẹ và bà những công việc nhỏ trong gia đình.

Em giúp mẹ quét sân vườn cho sạch sẽ. Nhà em có rất nhiều cây cối xung quanh, vì bố em rất thích trồng cây, vậy nên xung quanh nhà rất nhiều lá rụng, em giúp mẹ quét sạch đám lá để có được khoảng sân thật sạch sẽ, gọn gàng. Kế đến, em giúp mẹ nhặt rau để dành cho bữa cơm chiều. Mẹ thường hay mua rau muống, vậy nên em vừa nhặt rau giúp mẹ, vừa khoe với mẹ những điểm tốt mà em đã đạt được ở trên lớp. Những lúc ấy, mẹ thường xoa đầu và khen em ngoan.

Sau khi nhặt rau xong, em giúp mẹ rửa rau thật sạch rồi đi vo gạo, cắm một nồi cơm thật ngon cho cả nhà. Bé Bin vẫn đang còn ở lớp nhà trẻ thế nên em thay mẹ đi đón bé Bin về. Nhà trẻ của bé Bin cách nhà em không xa, vậy nên em đi bộ tới lớp đón bé Bin trở về. Hai anh em vừa đi vừa rong chơi, khi về đến nhà, mẹ đã nấu xong bữa cơm chiều.

Mẹ giục em đi tắm cho sớm khỏi lạnh, còn mẹ thì cho bé Bin đi tắm. Một lúc sau bố về và cả nhà em lại quây quần vào bữa cơm ngon lành mà mẹ đã chuẩn bị. Kết thúc bữa cơm, em thay mẹ rửa bát, lau bát, úp bát thật gọn gàng sạch sẽ. Sau đó, em chạy lại, sà vào lòng bố, nghe bố mẹ kể chuyện về những công việc của mình. Em cũng góp vui kể một vài câu chuyện vui xảy ra ở lớp.

Kết thúc một ngày dài, em chuẩn bị sách vở cho bài học ngày mai ở trường còn bố mẹ và Bin thì đi ngủ. Tầm mười giờ, em lên giường đi ngủ sau một ngày đầy niềm vui.

Những công việc sau khi đi học về của em không có gì đặc sắc, thế nhưng nó lại mang lại cho em nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được ở bên gia đình của mình và có được những trải nghiệm mới mẻ

thêm: 

Ngày chủ nhật vừa qua, thấy bố mẹ em bận nhiều việc nên em không sang nhà bạn chơi như các hôm khác mà ở lại phụ giúp gia đình.

Theo thói quen, cứ đúng 6 giờ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi “te, te” ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!.

Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu.

Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen “con mẹ giỏi quá!”. Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.

Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà. Chị chổi xinh đẹp nhiều màu sắc đi đến đâu thì bọn bụi bẩn chạy bán sống, bán chết tới đó. Một lát sau em thấy nhà mình sáng sủa hẳn lên. Chết thật đã 3 giờ chiều rồi, em phải học ngay mới được. Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.

Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện. Mười giờ đêm em mới đi ngủ. Nằm trên giường, em nở nụ cười mãn nguyện vì hôm nay thật là tuyệt vời.

+kể về 1 hoạt đọng ngoại khoá ở trường 

Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm của tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buối vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.

Hôm đó là ngày 20 – 11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bẩy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nối nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.

Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu là chính thức bước vào lễ hội. Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng tìm ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp Sáu được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chi tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thú và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đứng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp Sáu vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh, ở đây, tiếng gõ trống thi nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp Chín đứng đầu cũng phải thôi. IIọ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.

Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp Sáu thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp Bảy lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chỉ có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các “vận động viên”. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp Tám thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ lại dẻo dai và cẩn thận, tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chắng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau đế giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng đế sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.

Xem thêm:  Giải thích câu nói của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi

Kết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.

Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thế hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dành cho thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.

v

 



 

 

 

 

23 tháng 12 2018

Bài làm :

Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.

   Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.

   Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao!

   Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: "Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt". Bạn Cẩm phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: "Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm! Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy!".

   Sau ba ngày, số tiền và hàng quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những mói quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo.

   Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

   Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người.

17 tháng 7

tk:

Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.

   Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.

   Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao!

   Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: "Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt". Bạn Cẩm phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: "Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm! Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy!".

   Sau ba ngày, số tiền và hàng quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những mói quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo.

   Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

   Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người

6 tháng 5 2016

Dùng dấu chấm để ngắt thành hai câu như câu (2) là không hợp lí, làm cho câu sau tách khỏi chủ ngữ, phá vỡ liên kết của cặp quan hệ từ vừa... vừa. Dùng dấu chấm phẩy như câu (1) là hợp lí.

Chúc bạn học tốt!hihi

6 tháng 5 2016

nếu được giải dùm mình luôn thêm 1 câu.(2)-''Đệ nhất kì quan Phong Nha''nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.                                                                             Đệ nhất kì quan Phong Nha... Quảng Bình, có thể tới... đường.

18 tháng 12 2019

1. Mở Bài

- Giới thiệu về buổi tổng kết năm học mình được tham gia.

2. Thân Bài

- Miêu tả đôi nét về khung cảnh thiên nhiên buổi tổng kết.

- Kể về buổi tổng kết theo trình tự thời gian:

+ 7 giờ, các bạn xuống sân trường tập trung.

+ 7 giờ 15, buổi tổng kết bắt đầu

+ Mở đầu là các tiết mục văn nghệ đặc sắc

+ Bài báo cáo tổng kết những thành tích mà nhà trường đạt được.

+ Bài phát biểu của đại diện hội phụ huynh.

+ Bài phát biểu của chị Thanh Lan - đại diện học sinh khối 5 phát biểu những cảm nghĩ của mình khi phải xa mái trường Tiểu học.

+ Tiếp theo, phần trao thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.

+ Kết thúc buổi lễ là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách Đội.

+ Học sinh về các lớp học để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi nghỉ hè.

+ Sau đó, học sinh ra về với những cảm xúc vui buồn đan xen.

3. Kết Bài

- Trình bày cảm nghĩ về buổi tổng kết đó.