Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích:
- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.
- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
⇒ Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó.
Tại sao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích lại đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An?
A.
Do quân Minh đã chiếm hết địa bàn Thanh Hóa
B.
Nghệ An là nơi thuận lợi cho giao thông thủy, bộ
C.
So với rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An đất rộng, người đông và rất hiểm yếu
D.
Do nghĩa quân Lam Sơn thất bại phải rút lui về Nghệ An
14
Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yêu dưới hình thức nào?
A.Giáo dục, khoa cử
B.Cha truyền con nối
C.Tiến cử
D.Chọn người có công
15Sự kiện Lê Lai hi sinh cứu Lê Lợi đã dẫn tới
A.tấm gương sáng đối với quân sĩ.
B.làm cho quân Minh tưởng giết được Lê Lợi nên rút quân.
C.tiêu diệt được một phần lớn quân Minh.
D.bảo vệ được căn cứ Chí Linh.
16Chiến thắng nào đưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ ?
A.Chiến thắng Ngọc Hồi.
B.Chiến thắng Đống Đa
C.Chiến thắng Bạch Đằng.
D.Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.
17Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A.Từ đây, chấm dứt các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
B.Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước
C.Mở ra thời kỳ mới của dân tộc Việt Nam – thời Lê Sơ
D.Kết thúc 20 năm đo hộ tàn bạo của nhà Minh
18Một trong những trận đánh quyết định thắng lợi của quân khởi nghĩa Lam Sơn là
A.Trận đánh thành Nghệ An.
B.Trận đánh ải Chi Lăng.
C.Trận tập kích đồn Đa Căng.
D.Trận đánh thành Đông Đô.
19Cho các dữ kiện sau:
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
3. Kháng chiến chống Tống thời Lý
4. Khởi nghĩa Lam Sơn
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các cuộc kháng chiến
và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt
trong các thế kỉ X đến XVIII
A.
1,3,2,4
B.
1,2,3,4.
C.
2,3,4,1
D.
3,2,4,1
20
Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động nghĩa quân Lam Sơn vào Nghệ An của Nguyễn Chích là
A.kế sách đúng đắn sáng suốt, giúp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển
B.
kế lấy đoản binh để thắng trường trận
C.
kế sách sai lầm khiến nghĩa quân Lam Sơn ngày càng gặp khó khăn
D.
kế dụ địch để tiêu diệt
Từ một cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Lam Sơn (Thanh Hóa), trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từng bước phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Từ lực lượng ban đầu (năm 1418) chỉ có khoảng hai nghìn người, đến năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã có đến 350 nghìn quân, liên tiếp lập nên những kỳ tích vang dội ở Bồ Đằng, Trà Lân, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang…, đẩy quân Minh vào “kế cùng, lực kiệt” và cuối cùng phải chấp nhận rút quân về nước.
Từ một cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Lam Sơn (Thanh Hóa), trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từng bước phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Từ lực lượng ban đầu (năm 1418) chỉ có khoảng hai nghìn người, đến năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã có đến 350 nghìn quân, liên tiếp lập nên những kỳ tích vang dội ở Bồ Đằng, Trà Lân, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang…, đẩy quân Minh vào “kế cùng, lực kiệt” và cuối cùng phải chấp nhận rút quân về nước.
3. nguyên nhân: + Do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí buất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước,toàn đoàn kết chiến đấu.
+gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật dúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc : lê lợi, nguyễn trãi.
ý nhĩa:cuộc khởi nghĩa lam sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo củaphong kiến nhà minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc việt nam - thời lê sơ
1) Nguyên nhân bùng nổ:
Do những chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
2) Diên biến:
GĐ 1: 1418-1423
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
GĐ 2: 1424-1427
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc
Lời giải:
Cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn đều chọn giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.
- Ở cuộc kháng chiến chống Tống, sau trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và nhanh chóng rút quân về nước
- Trong khởi nghĩa Lam Sơn, sau chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, Vương Thông đã vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan. Tại đây Vương Thông thề sẽ rút hết quân đội về nước, cam kết không đem quân xâm lược Đại Việt. Lê Lợi thề sẽ cấp thuyền lương để quân Minh nhanh chóng rút quân về nước thuận lợi
Đáp án cần chọn là: B
Mục đích: Thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi Nghệ an, Tân bình, Thuận hoá, sau đó dựa vào Nghệ an đánh Đông đô
Nhận xét kế hoạch đó: Chủ động, sáng tạo
Kết quả: Giải phóng được Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa. sau đó còn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
Ý nghĩa : Quân ta nhiều trận thắng lợi, địch cố thủ trong thành Đông Quan.
Việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích chuyển quân vào Nghệ An đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và sự kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn, tạo điều kiện để nghĩa quân tiếp tục tiến đánh vào phía Nam, giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa. Thế và lực đã thay đổi, nghĩa quân giành được thế chủ động, lực lượng của nghĩa quân ngày càng đông và trưởng thành trong chiến đấu.