Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử. Nhưng nếu biết sử dụng lời nói nói vào mục đích đúng đắn ăn thì nó có thể trở thành liều thuốc kỳ diệu chữa lành cho mọi gọi căn bệnh tinh thần. Tổn thương trong bạo lực ngôn từ là không thể tránh. Nhưng yêu thương anh chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực lời nói đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực lời nói trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đưa hạnh phúc trở về với họ.
Lời nói của chúng ta có lẽ đã từ rất lâu được tạo nên từ ngôn ngữ mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Thế nhưng, việc sử dụng ngôn ngữ nói cho đúng mức, đúng lễ độ, thân phận của mình thì ngày nay mỗi chúng ta vẫn chưa hoàn thiện đúng.Vì đôi khi bực tức sinh nông nổi mà một số người cố tìm cách đả thương người khác bằng cách nói ra lời lẻ thiếu văn hoá. Có nhiều các bạn buộc miệng nói cho vui. Nguyên nhân đến từ việc bắt chước người lớn hơn chửi rủa, nói năng bậy bạ. Còn một số thì cãi lời cha, mẹ của mình nói ra những lời vô lễ. Ấy còn chưa kể đến một tình cảnh các bạn quen miệng, tới đâu cũng nói ra những từ ngữ tục tỉu. Điển hình là ở trường học của em. Dường các bạn không chỉ nói những lời trêu gẹo bình thường nữa mà thay vào đó là chửi tục và lấy đó làm thú vui. Có câu thơ như thế này:
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Câu thơ nhằm nhắn nhủ cho những " con chim" hay hót hãy hót một cách trong sách và con người nên nói lời nói chân tình thay vào lời chửi rủa. Em mong rằng nếu ai cũng nhìn nhận ra vấn đề của việc ăn nói thì có lẽ, và sắp tới mọi người sẽ gắn kết với nhau hơn.
câu 1
lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
dấu hiệu để nhận biết dấu gạch ngang trước lời dẫn
Cũng đã hơn chục năm ngày giỗ của mẹ, tôi nhớ mẹ, tôi thấy ân hận vì ngày ấy mình đã trót dại khờ để rồi xảy ra bi kịch, để rồi cũng tại cái ngây ngô thơ trẻ mà tôi đã làm mất mẹ, làm gia đình mỗi người một phương.
Ngày ấy nghe mọi người kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, hiền lành, tư dung tốt đẹp, cha tôi cũng vì mến dung hạnh mà cưới mẹ. Nhưng chẳng bao lâu sau nhà nước có việc đi đánh chiếm Chiêm Thành, cha tôi dẫu trong con nhà dòng, nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh đợt đầu. Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang tôi, được mười ngày thì tôi ra đời. Ngày qua tháng lại, thoắt cái nửa năm, vì không chịu được cảnh đợi chờ con, bà tôi đã qua đời dù mẹ đã hết sức thuốc thang chăm sóc. Trước khi mất bag có dặn dò, khuyên nhủ mẹ tôi, và nói rằng người sống phúc đức ắt được dòng giống tươi tốt, con cháu đầy đàn.
Năm sau cha tôi về, vừa lúc tôi mới bi bô tập nói. Cha dần tôi đi hỏi mộ ba, nhưng lúc ấy vì không quen hơi nên tôi cứ khóc nằng nặc không theo, cha gạn hỏi tôi mới vô tình nói nàng : “ Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.” Cha tôi sinh nghi đành gạn hỏi tôi, với cái ngây ngô của một đứa trẻ mới bi bô tập nói rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và mẹ làm gì cha cũng làm theo. Sinh lòng ghen tức, cha tôi tin lời tôi, về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc mẹ có gạn hỏi ai nói, có cố giải thích như thế nào đi chăng nữa. Bất đắc dĩ, mẹ tôi tắm rửa trai sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình. Đến tối khi chỉ còn cha con tôi ở nhà, thấy bóng cha trên vách tôi lại ngỡ là cha mình, cất tiếng gọi, lúc nào cha mới nhận ra nỗi oan khuất, bi kịch của mẹ, nhưng liệu còn có thể làm gì nữa khi người đi thì cũng đã đi rồi, người ở lại thì phải tiếp tục cuộc sống của mình. Mãi sau này tôi mới biết, mẹ tôi được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thuỷ cung. Gặp lại Phan Lang- một người cùng làng, nhờ trao kỉ vật cho cha tôi, sau khi cha tôi nhận ra lỗi lầm, lập đàn giải oan, mẹ cũng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo, ròi biến mất.
Mong rằng ở một nơi xa mẹ vẫn có thể nhìn thấy tôi sống như nào và dõi theo tôi. Con xin lỗi vì nếu ngày ấy con không dại khờ, nếu ngày ấy con trưởng thành hơn thì bây giờ chúng ta đã có một cuộc sống ấm no hạnh phúc rồi..
Mọi người có chắc rằng trên đời này có tồn tại một người hoàn hảo xuất sắc? Vả chăng đó cũng chỉ là hình mẫu tuyệt mỹ mà ta phác họa ra để hướng tới. Em cũng vậy, em không hoàn hảo và đã từng mắc những sai lầm thậm chí rất nghiêm trọng.
Năm nay em học lớp 7, em là lớp trưởng và cũng là một học sinh được cô giáo đánh giá có thành tích học tập tốt và ổn định tròn lớp. Nhưng có một lần, em đã phạm phải một lỗi lầm, khiến chính mình cảm thấy hổ thẹn vô cùng. Lỗi lầm đó trở thành một vết ố và cũng trở thành một bài học giúp tôi không ngừng nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa.
Thời gian đó vào khoảng tháng 8, cũng là lúc kì thi đánh giá năng lực học sinh càng gần. Như mọi lần, tất cả các bạn trong lớp đang tất bật với những đề toán ôn tập, những bài văn dài cô cho. Cô giáo em cũng động viên và nhắc nhở các bạn cố gắng hết sức trong kì thi sắp tới. Chỉ riêng em, vì cho rằng mình sẽ vẫn đạt điểm cao như bao lần trước, em quên mất nhiệm vụ học tập của mình, ngày ngày mải mê với những cuốn truyện tranh lí thú, những bộ phim hoạt hình doremon dài tập. Về nhà, em luôn chạy một mạch vào phòng, tìm kiếm những cuốn truyện mới không màng đến những bài toán, bài văn đang đợi em trong cặp sách nằm trên bàn học không có ánh đèn vàng quen thuộc. Dường như em đã quên mất việc ngồi vào bàn mỗi tối. Rồi ngày qua ngày, kì thi cận kề chỉ còn ba ngày, em mở sách vở chợt giật mình sao những bài toán ấy khó giải đến vậy, sao bài văn kia dài đến thế. Hoảng sợ và hoang mang, sợ nếu lần này kì thi đạt điểm kém, sẽ phải chịu những ánh mắt hả hê từ bạn bè, những lời trách móc từ cô giáo và nỗi buồn của bố mẹ. Em dốc sức vào học, quên mọi thứ để chạy đua với thời gian. Nhưng có lẽ kiến thức quá nhiều mà ngày chỉ có 24 tiếng, toán em có thể làm những văn thì em không sao học được hết. Vì lo sợ, em chợt làm liều, chép những bài văn là mẩu giấy nhỏ gấp gọn trong ngăn cặp với ý định hết sức táo bạo đó là quay phim. Trong tâm trí em chỉ nghĩ mình không thể bị điểm kém , mình sẽ làm mọi cách để đạt điểm cao hơn. Thế là cũng đến kì thi văn, em đã thi qua môn như mong đợi. Thở phào nhẹ nhõm vì đã kết thúc môn thi khó nhất đối với em. Trên con đường về nhà, tâm trạng tốt lên một chút, không còn mải miết với những trang văn dài. Gặp mẹ, vẫn nụ cười hiền từ và giọng nói ấy, mẹ hỏi em:
_ Hôm nay con gái mẹ làm bài tốt chứ?
Em giật mình nhớ lại giờ thi văn trước đó. Ấp úng trả lời mẹ:
_Dạ .. tốt ạ.
Trả lời mẹ xong, em chạy lên phòng, trong lòng cảm thấy bứt dứt và hối hận vô cùng. Khi mình không trung thực, đã phụ lòng cô giáo và bố mẹ. Bố mẹ vì em lao động vất vả, chỉ mong em học giỏi và đạt được thành tích tốt. Ấy vậy mẹ em đã làm vậy với cô giáo và bố mẹ. Em ngồi trước ánh đèn bàn học, dằn vặt chính lương tâm của mình. Sau giờ ăn, em quyết định nói hết sự thật cho mẹ biết, có lẽ khi làm vậy trong lòng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Em đến bên mẹ:
_ Mẹ, con muốn nói với mẹ một chuyện ạ.
_ Gì vậy, con gái? - mẹ nhẹ nhàng hỏi
Em ấp úng:
_Dạ, hôm nay thi văn... con đã.. đã thái độ sai, không trung thực làm bài mẹ ạ
Mẹ nghe xong câu nói của em, giật mình , cánh tay ngưng lại trên ghế sô pha, sững người nhìn em. Có lẽ mẹ đang ngạc nhiên, thảng thốt và dần thất vọng. Bởi từ trước đến nay, em đều rất ngoan ngoãn, đạt điểm cao trong các kì thi ở lớp. Vài phút sau mẹ mới cất tiếng hỏi:
_Vì sao con lại làm như vậy? Con có biết không trung thực rất đáng trách không?
Em cúi đầu, hối hận rất nhiều vì đã làm như vậy, vì trước kì thi không chịu học hành chăm chỉ. Em chỉ biết xin lỗi mẹ, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm này của em. Em biết mình phải nỗ lực bằng hành động, chăm chỉ học hành hơn nữa.
Vài ngày sau, mẹ đến bên em đang ngồi học bài và nói:
_ Không quan trọng ở điểm thấp hay cao, quan trọng nhất là tính trung thực con ạ, chúng ta sống phải tôn trọng sự thật và không được làm trái lương tâm của mình.
Vậy là em đã hiểu, hiểu ra một điều: điểm số không đánh giá toàn vẹn con người mà cả nhân cách của chúng ta nữa.
Có đôi lúc, chúng ta mắc sai lầm, chỉ vì đạt được mục đích đặt ra mà ta sẵn sàng bán rẻ đạo đức, bỏ phiếu chống lại sự trung thực. Có lẽ đó là hành động sai lầm nhất của em từng mắc phải, nó trở thành một bài học quý giá, thành hành trang cho em bước vào đời.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
tui nghĩ là do bé Thu hiểu ra nguyên nhân cái thẹo trên mặt bà, cảm thấy chột dạ, có lỗi với bầvà bắt đầu ghét chiến tranh vì đã làm chia ly gia đình của Thu.
Một lần em đang chơi Liên Quân thì chợt em trai em bắt gặp và về mách mẹ .
=> Kết quả : Hôm sau , bạn em tưởng em là ma vì hôm qua bị mẹ cho ăn đòn , sưng vù mắt .
Em cảm thấy rất vui và sẽ khuyên con cháu đời sau hãy gìn giữ truyền thống cày game đầy ý nghĩa này .
Chân thành cám ơn các bạn đã lắng nghe tâm sự của em !
;3
Hehe , đề bài của bn hay thiệt đó
Nhưng mk chưa đánh game và sau đó bị mẹ mắng bao giờ
^-^