Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ thường nói:''Nhân bất thập toàn''.Trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả,ai cũng vi phạm lỗi.Riêng em là có một lần hiểu nhầm bạn mà em còn nhớ mãi từ hồi lớp 5.
(Nói về ngoại hình tính tình của bn)
Chuyện trả là hôm đó Nga rủ em đi học nhóm.Đúng 3 giờ em đến nhà bn kêu:Nga ơi.nga ơi ....mik đến rồi nè''.Em gọi mãi mà chẳng thấy em nghĩ là bn đang sửa soạn j đó nhưng không phải em chờ bạn hơn 1 tiếng rồi ko thấy bn ra em ngĩ bn ấy đã lừa mik thật rồi.Em tức giận lắm.Sáng sớm đên lớp Nga liền chạy lại xin lỗi em(nhớ phải nêu cuộc đối thoại ra nha) em nghĩ bn ấy viện cớ ko cho bn nói và chạy đi chỗ khác nói chuyện cùng mấy đứa bn cùng tổ.Khi lại đó em nghe tháy Hà nói:Bây biết chưa bố Nga vừa nhập bện viện bị ngã đó(em nge liền sủng sốt vì đã hiểu nhầm bn trách nhầm bn).Em chạy lại xin lỗi(nêu cuộc đối thoại ra nha).Nga tha thứ cho em và chúng em trở thành bn thân thiết hơn trước nữa
Em sẽ nhớ mãi cái lần trách bn hiểu nhầm bn
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm đầu tiên cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.
Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối…Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.…Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.”Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa…Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”.Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình.”Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình… Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?”Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình.”Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,… tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây…”Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi.
Nắm bắt được các ý sau đây:
*Nhan đề: Một lần không vâng lời.
+ Nguyên nhân việc em không vâng lời là gì?
+Chọn hoàn cảnh diễn ra sự việc cho là em không vâng lời.
+ Diễn biến sự việc
+ Hậu quả
+Những đối tượng trong câu chuyện không vâng lời của em: bố mẹ, ông bà, anh chị, thầy cô giáo,...
+Cách khắc phục, lời hứa và có thể liên hệ
Tham khảo:
Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.
Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần, lần này tôi chỉ đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Với một đứa con nít tuổi tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến đến khu trò chơi.
Một thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên tạm biệt khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò vô bổ ấy thì có hay hơn không. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không thể trả tiền mua sách. Chẳng lẽ, mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lúc nãy thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”
Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này.Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào. Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về câu chuyện lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?
Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác. Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt để tạo ra may mắn cho chính mình và những người xung quanh.
c)
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.
Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.
Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.
Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:
- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?
- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.
- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:
Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?
Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:
- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?
Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:
- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?
Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.
Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:
- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?
- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.
Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.
Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.
Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.
Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.
Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
BẠn tham khỏa nha! CHúc bn hc tốt!
b) Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
Trung ,thi được mấy điểm?
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…"
Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.
ke mot cau chuyen ve mot lan em khong vang loi co giao Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
Rửa tay trước khi ăn là một thói quen tốt giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiếm qua đường tiêu hóa . Đó cũng chính là vấn đề liên quan đến câu chuyện mình kể cho các cậu .
Mình tên là Mimi , là một cô bé hiếu động . Nghỉ hè , mình không chịu đựng nổi khi ngồi yên một chỗ . Mình thấy ở nhà chán lắm nên khi nào cũng chạy ra ngoài chơi , chơi tới khi nào bố mẹ tớ gọi về ăn cơm mới thôi . Khi về nhà , tớ chạy ngay vào bàn ăn để dùng bữa nhưng lại không nhớ phải rửa tay . Mẹ thấy vậy , liền bảo :
- Hình như con gái hôm nay lại quên viện rửa tay không ?
Mình đáp :
- Con sẽ đi rửa tay ngay đây mẹ ạ !
Khi nào bố mẹ cũng phải nhắc tớ phải rửa tay để giữ vệ sinh . Nhưng lúc không có bố mẹ thì mình mình quên béng mất tiêu luôn !
Mọi chuyện chắc sẽ không thay đổi nếu không có chuyện này xảy ra với mình . Chuyện là thế này : Nhà mình ở một bên khu đất trống nên mình hay ra đó chơi lắm ! Hôm đấy , mình có nhìn thấy mấy bạn nhỏ cũng ngang tuổi mình chơi cát . Mình tiến lại và nói :
- Mấy bạn ! Cho mình chơi chung với nha ! Mình có trò chơi này vui lắm ! Chúng mình đến đó lấy nước, sau đó đổ vào cát rồi chúng mình cùng xây lâu đâì cát xem ai xây được cao nhất .
Có một bạn nói :
- A ! Tró này vui đây ! Nào ! Vậy chúng mình bắt đầu đi !
Chơi một lúc thì đã trưa rồi , sợ bố mẹ lo lắng nên mình nói với các cậu ấy :
- Thôi , đến giờ mình phải về nhà rồi . Chiều mình lại ra đây chơi tiếp nha các bạn !
Các cậu ấy vẫy tay tạm biệt mình . Vùa về đến nhà , mình đói quá , liền chạy ngay vào bàn ăn . Trên bàn có một đĩa bánh bông lan thơm phức vẩn còn nóng . Không ngần ngại ! Mình bốc lấy một cái ăn ngon lành . Ngon quá , tớ lại bốc thêm một cái nữa . Định bốc thêm một cái nữa thì bụng tớ đau quá nên tớ ôm bụng khóc . Bố đang xem tivi ở phòng khách , nghe thấy con gái khóc liền chạy ngay vào bếp _ nơi tớ đang ôm bụng khóc . Bố nhẹ nhằng nói :
- Con gái bị đau bụng phải không ? Qua đây bố cho uống thuốc rồi khỏi liền . Kihi tôi không còn đau bụng nữa thì bố mới nói :
- Con à , khi con nghịch bẩn vi khuẩn sẽ bám rất nhiều ở tay con . Đó là những con vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được . Chúng sẽ theo thức ăn, chui vào bụng con khiến con đau bụng đấy ! Vì vậy phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn . Rửa tay trước khi ăn thì sẽ bảo đảm giữ vệ sinh , khi ấy con mới khỏe mạnh được con gái yêu à !
Chuyện của Mimi mình cũng là bài học nhắc nhở chúng mình việc giữ vệ sinh sạch sẽ . Các bạn đùng như mình quên không rửa tay trước khi ăn nhé ! Chúc các bạn xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn !
*Tìm hiểu đề:
+) Đề phương thức biểu đạt là kể, miêu tả, biểu cảm
+) Mục đích: nói về lần đầu tiên em được đi chơi xa
* Dàn ý:
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Chúc bạn hok tốt nha!
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng... Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”. Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "... Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương. "Từ thuở sinh ra tình mẫu tử Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-lan-em-mac-loi-bo-hoc-noi-doi-khong-lam-bai--22-1261.html
Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một
phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức
liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng
lời thầy, dù chỉ một lần.
Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả
lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ.
Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ
chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận
đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ?
Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên
tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa
ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên
đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình,
thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là
chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy,
chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn
Toán học kì I chỉ đạt loại khá.
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không
sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự
mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của
mỗi con người
https://lamvan.net/bai-van-ke-ve-cau-chuyen-khong-vang-loi-bo-4-622.html
Ở lớp,e chơi rất thân với bạn X.Chúng e cng học cng chơi cng kể cho nhau nghe nng câu chuyện vui buồn tuổi học trò.Chng e có rất nhều kỉ niệm,nhưng kỉ niệm mà e nhớ nhất là câu chuyện e kể sau đây:
hôm đó, chng e thi toán.phần trắc nghiệm e làm khá tốt,nhưng đến bài cuối thì e bó tay.()loay hoay mãi ko giải đc,nhìn lên trên,e thấy X đang viết lia lịa.nhớ lại hôm qua X đã ôn bài kĩ ở nhà nên e kéo áo bn, ra hiệu nhờ "cứu trợ".nhưng X ko nói gì,vẫn cắm cúi viết.e giận lắm.bao câu hỏi vẩn vơ trong đầu e.e liền lấy giấy nháp ra,hí hoáy viết.cuối cng e đã tìm ra cánh giải.e chép một mạch vào giấy thi.e vừa viết xong thì trống thu bài vang lên.e nộp bài thở phào nhẹ nhõm.
lúc ra ngoài ,X đến bên e,nói:mk xin lỗi,mk...
nhưng e ôm bn nói:
ko mk mới cần xin lỗi bn.
hai chng e cng dắt tay nhau đi dưới sân trường ngập nắng.
chuyện xảy ra đã lâu nhưng e vẫn nhớ như in.bây giờ chng e vẫn là bn tốt của nhau.e tự hứa với mk sẽ mãi là người bn tốt nhất của X.
hết
cảm ơn thục anh nhìu