MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO BÀI ĐỌC HIỂU THPTQG MÔN TIẾNG ANHMình thấy rất nhiều bạn than phần Reading khó, bài Reading dài và không đủ thời gian, não không đủ từ vựng để đọc hết bài,... blabla. Vậy nên, mình viết bài này chia sẻ một số tips làm bài Reading (chưa có bài đục lỗ nha) dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, có học hỏi được từ nhiều senpai siêu đỉnh, mong là nó sẽ giúp ích cho các bạn ^^+ Trước hết,...
Đọc tiếp
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO BÀI ĐỌC HIỂU THPTQG MÔN TIẾNG ANH
Mình thấy rất nhiều bạn than phần Reading khó, bài Reading dài và không đủ thời gian, não không đủ từ vựng để đọc hết bài,... blabla. Vậy nên, mình viết bài này chia sẻ một số tips làm bài Reading (chưa có bài đục lỗ nha) dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, có học hỏi được từ nhiều senpai siêu đỉnh, mong là nó sẽ giúp ích cho các bạn ^^
+ Trước hết, để tiếp cận dạng bài này thì các bạn cần đọc câu hỏi trước, đừng có mới vào mà đi đọc hết bài đọc rồi mới đọc câu hỏi sau. Đọc câu hỏi trước, gạch chân keyword của câu hỏi và 4 đáp án để hiểu được nội dung câu hỏi và đáp án đang ám chỉ điều gì (đặc biệt quan trọng với mấy câu implied, inferred hay tittle). Sau đó, quay lại đọc đoạn văn, đọc lướt tìm các từ khóa, tìm được từ khóa rồi thì đọc chậm và kỹ câu có chứa từ khóa, khuyến khích nên đọc cả câu trước đó và câu sau đó để hiểu rõ ngữ cảnh hơn, cuối cùng thì quay lại để chọn đáp án thôi. À có một điều hồi làm đề mình nhớ là thường thì nó sẽ cho theo thứ tự là câu hỏi với đoạn văn song song với nhau á, ý mình là mình sẽ đọc câu 1 rồi note nội dung câu hỏi, sau đó quay lên đọc đoạn 1, trả lời xong câu 1 rồi thì đọc câu hỏi số 2 và đọc tiếp tục từ đoạn 1 đang đọc dở.
+ Thứ tự làm bài: bình thường mình sẽ làm theo đoạn như mình nói ở trên thôi, thường thì mấy bài đọc này câu hỏi sẽ rơi vào hỏi về từ đồng nghĩa (the word "..." in paragraph is closest in meaning to), đại từ (the word "it" in paragraph X refers to...), câu hỏi thông tin có thể tìm kiếm trong bài (như chọn đáp án dựa vào thông tin đoạn X, hay theo thông tin của người nói Y), câu suy luận, câu tựa đề/nội dung toàn bài. Lúc làm thì các bạn nên để mấy câu suy luận (implied, inferred...) với câu tittle làm cuối cùng, sau khi đọc qua đoạn văn để làm mấy câu kia thì lúc này mình sẽ phần nào nắm bắt được ý chính để làm, lúc này thì việc đúc kết thông tin thành main idea sẽ nhanh và chính xác hơn. Một lí do khác nữa là các câu này hơi bị tốn thời gian, và có thể làm bạn panic mất thôi OvO
+ Đối với câu suy luận, chắc chắn một điều là dạng câu hỏi infer này thì thông tin không có trực tiếp trong bài, như tính chất inferred của nó thì bạn chỉ có thể dùng kĩ năng logical thinking như Edowage Conan để suy luận ra thui =))) Như mình đã đề cập ở trên, đó là để ra sau cùng để làm tại vì nó đòi hỏi bạn phải nắm nội dung của bài đọc tương đối. Với câu hỏi này thì hãy đi lần lượt qua các phương án, gạch chân từ khóa, ý chính của phương án, quay lại đọc bài và rà soát các đoạn liên quan thử xem là với những thông tin đề bài cho như vậy thì có suy ra được phương án đó hay không, nếu được thì đánh dấu để xem lại còn không thì loại, làm tới phương án tiếp theo, như vậy thì sẽ loại được 3 đáp án sai ấy. Còn trường hợp chỉ loại được 1,2 đáp án thì đọc lại một lần nữa như trên để suy xét kỹ từng từ từng ý :v (p/s: cách diễn đạt hơi khó hiểu quá hông?)
+ Với câu hỏi về đại từ ("they", "it"...) cái này thì dễ, đọc câu có chứa đại từ, cùng lắm là thêm 1-2 câu trước và sau đó là nắm được they hay it ở đây đang nói về con nào thằng nào rồi =)) một cách đơn giản để test là cứ thế 4 đáp án vào đọc rồi hiểu xem là nó có hợp không là được.
+ Với câu hỏi đồng nghĩa (closest, synonym), cũng như trên là đọc câu chưa từ vựng, câu trước hoặc sau xong chọn =)))
+ Với câu suy luận hẹp theo đoạn hoặc theo người XYZ nói cái gì đó, cái này thì vẫn áp dụng cách làm bài chung trên như mình đã nói, nhưng một lưu ý nhỏ là thường một đoạn văn sẽ đi theo cấu trúc là luận điểm -> mở rộng -> kết luận, nên nếu không có thời gian thì cứ tìm câu đầu với câu cuối trước :v
+ Mình thấy là nhiều bạn đọc theo kiểu là phải hiểu hết bài đọc, đọc theo kiểu hiểu từng từ vựng, nên nhiều lúc vào thi mới nhìn gặp một đống từ khó là đã mất bình tĩnh, nhưng không sao các bạn ạ, tụi mình không cần phải hiểu hết từ vựng mới có thể làm được bài. Bài đọc mention về thế kỷ 21 hiện đại với một đống công nghệ, computers, ovens, laser scanners, fridge-freezers,... mình không biết fridge-freezers là gì cả nhưng kệ nó đi, biết nó là ví dụ của công nghệ hiện đại là được rồi. Thực ra thì mình hoàn toàn có thể suy luận từ vựng từ ngữ cảnh, không phải là hoàn toàn nhưng đủ để bạn có thể làm được bài đọc (đương nhiên điều này đòi hỏi bạn phải nắm được từ vựng thông dụng với cơ bản chứ còn đến mấy từ cơ bản cũng không hiểu thì ai mà gánh nổi bạn :D). Chú ý tới ngữ cảnh, nội dung của những câu từ xung quanh sẽ giúp bạn đoán được ý nghĩa của từ bạn chưa biết (cách này là hữu dụng nhất rồi, tuy mình không hiểu từ đó là gì nhưng mình vẫn đoán được mommy mommy nó chỉ gì =)))
+ Một điều nữa là, thường thì có tới tận 3 bài đọc tiếng Anh lận, mà thi tiếng Anh thì thi vào ca chiều 1h chiều nên dễ buồn ngủ, nên mình khuyên là mấy bạn nên làm từ từ, kiểu làm 1 bài xong làm mấy cái lặt vặt khác rồi quay lại làm tiếp bài đọc 2 chứ hông dễ buồn ngủ á. À lúc mà luyện đề thì mấy cái bài đọc này kiểu luyện khả năng tập trung á, không biết nói sao nhưng hồi cấp 3 lúc mình mới vào lớp 10, bắt đầu tiếp xúc với mấy bài đọc IELTS nhiều hơn, lúc mình làm bài là mình kiểu đắm chìm trong đó luôn =))) Với cả câu nào mà quá 3 phút chưa ra (trừ câu imply nếu khó quá mình cho nó 5p) thì cứ mạnh dạn bỏ qua, nhớ đánh dấu đấy xong lúc làm xong hết rồi thì quay lại :v trộm vía năm mình thi đề dễ quá làm 15p dư 45p ngủ =))
Đến đây là hết rồi (tại mình không biết mình có quên gì không), xong bài này chắc mình off để chạy 4 cái đồ án với làm NCKH nữa TwT cho kịp 30/4 về quê chơi =))) bao giờ mình báo cáo xong đồ án ML sẽ quay lại hihi =))
Theo mình nghĩ thì ko nên quy đổi điểm ielts thành điểm 10 tốt nghiệp vì ielts là về mảng kĩ năng còn như thi THPT quốc gia thiên về lí thuyết, nếu quy đổi như vậy sẽ không phản ánh đúng thực lực về 2 mảng khác nhau, ví dụ như một ng 4.0 ielts có thể sẽ học ko bằng một người 6 điểm tiếng anh THPTQG, chắc chắn là như vậy :v
(Ý kiến riêng, ném đá sang chỗ khác ném.)
Theo em, khi học ở trường thì cũng đủ để mình đạt trên dưới 4.0. Với mức 4.0, bạn sẽ chỉ cần học một lượng từ vựng khá ít, nói vài ba câu đơn giản là có thể đủ rồi. Viết cũng không cần quá nổi trội, biết cơ bản là cũng đã dư rồi. Đọc cũng chỉ cần làm sơ sơ, không cần phải hiểu ý chính cũng có thể đạt được 4.0. Học IELTS mà 4.0 thì có thể nói là "phí tiền". Thi IELTS mà 4.0 thì thà không ôn còn hơn. Học sinh không học IELTS và học IELTS thi IELTS điểm khác nhau mà quy đổi như nhau thì không cần thiết phải học. Những học sinh không có đủ điều kiện thi IELTS, hay không biết về IELTS sẽ cực kỳ bất lợi về vấn đề này. Theo ý kiến của em, thì điểm IELTS nên quy đổi từ 6.0 -> 7.0 thì mới nên thành 10 điểm THPTQG.