K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Cây hai ngàn lá

                         Pờ Sảo Mìn

[...]

Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người

Như cái cây hai ngàn chiếc lá.

 

[…] 

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng

Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng

Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.

 

Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất

Để hôm nay cây lớn toả xum xuê

Con trai trần2 trong mặt trời nắng cháy

Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày

Con gái đẹp trong sương giá đông sang

Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng.

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Ngô lúa cười reo tận sân trời đó

Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.

 (Cây hai ngàn lá, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992, tr.25-26)

Chú thích:

1 Chỉ dân tộc Pa Dí – một dân tộc thiểu số của nước ta. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng là người dân tộc Pa Dí.

2 Đem hết sức lực để lao động vất vả.

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ nói về vẻ đẹp của con trai, con gái trong đoạn trích trên.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Câu 4. Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua đoạn trích trên?

Câu 5. Anh/Chị rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

5

xac dinh the tho cua doan trich tren

 

tra loi giup em cau 1 ho cai

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

1
27 tháng 10 2018

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ)(2) Thân em như hạt mua rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.(Ca dao)(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  Hỡi đồng bào toàn quốc  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mua rào

 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(Ca dao)

(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

  Hỡi đồng bào toàn quốc

  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

  Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

  Hỡi đồng bào!

 Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

 Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

 Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

  Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!

  Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

  Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

 Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946 

Hồ Chí Minh               

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
1
25 tháng 7 2018

Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.

Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.

Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

1
24 tháng 6 2019

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

Cho đoạn văn sau:Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

(Pau-tốp-xki, Lẵng quả thông)

Nhận xét nào dưới đây là đúng về đoạn văn trên?

B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.

B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.

C. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và miêu tả.

D. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.

1
26 tháng 9 2017

Chọn đáp án: D

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ?

1
21 tháng 12 2018

Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “ con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông : khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” Kính trọng, tự hào.

Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi...
Đọc tiếp
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,… Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn. Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới. (Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)
Gợi ý: a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định: – Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
– Đại ý của văn bản là gì? b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì? c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
1
13 tháng 11 2018

a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á

- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn

b, Bố cục

MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn

TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.

Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay

c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch

8 tháng 7 2021

1. Thể thơ 5 chữ.

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu cảm thán

4. BPTT: So sánh

Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh của lá cọ, giúp cho chúng trở nên đẹp và sinh động như mặt trời

5. Hình ảnh ''mặt trời xanh của tôi'' theo cách hiểu của em là: lá cọ xòe ra như mặt trời, những chiếc lá màu xanh - mặt trời xanh

8 tháng 7 2021

1) Bạn không cách dòng thì không xác định được thể loại rồi nhưng nếu bài thơ này thì theo thể 5 chữ

2) PTBDC: Biểu cảm

3) Đây là câu đặc biệt nếu xét theo cấu tạo

4) BPTT: So sánh"như mặt trời "
Tác dụng: Diễn tả một cách chính xác hình ảnh lá cọ. Lá cọ trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn

5) Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở hiểu đơn giản là sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả. Lá cọ xoè những cánh nhỏ dài màu xanh nhìn xa xa giống như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh". Mà qua đó tác giả bộc lộ  tình cảm yêu mến và tự hào của về rừng cọ của quê hương cũng như tình yêu quê hương đằm thắm.