K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc – hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39) Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào đã học? Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì? Câu 2: Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sống với nhau như thế nào? Câu 3: Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?  Help me, cần gấp ạ
0
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

Chủ đề “Bảo vệ động vật quý, hiếm qua tem Bưu chính”1.Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem về các vườn quốc gia của Việt Nam?2.Sao La là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của núi rừng Trường sơn. Nhưng loài thú này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Để góp phần tuyên truyền...
Đọc tiếp

Chủ đề “Bảo vệ động vật quý, hiếm qua tem Bưu chính”

1.Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem về các vườn quốc gia của Việt Nam?

2.Sao La là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của núi rừng Trường sơn. Nhưng loài thú này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Để góp phần tuyên truyền cho công tác bảo vệ Sao La, Bưu điện Việt nam đã phát hành 1 bộ tem. Em biết gì về bộ tem đó?

3.Theo em, chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật quý, hiếm?

4. Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hoạt động bảo vệ động vật quý, hiếm hoặc vẽ một mẫu tem về loài động vật quý, hiếm cần được bảo vệ

Chắc mn cx phải lm,vậy help me!!!!!!!!!!!!!!

10
21 tháng 3 2018

hoi chi lắm hè

tích đúng đi để tau ghi điểm nầu

20 tháng 3 2018

câu 1: 

  • Năm 1981: Thú Vườn quốc gia Cúc Phương
  • Năm 2003: Động vật Vườn Quốc gia Ba Vì
  • Năm 2006: Phong Nha - Kẻ Bàng
  • Năm 2006: Động vật Vườn quốc gia Bến En
  • Năm 2011: Động vật Vườn Quốc gia Ba Bể
  • Năm 2013: Chim vườn quốc gia Xuân Thủy
  • Năm 2014: Bộ tem Thú linh trưởng có Voọc Cát Bà
30 tháng 4 2020

cứt nhé

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .Câu 1 : Đoạn trích trên...
Đọc tiếp

ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 

Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .

Câu 1 : Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2 : Tìm các từ láy trong đoạn văn . 

Câu 3 : Tìm các động từ và nhận xét về cách sử dụng các động từ ấy gây ấn tượng gì cho người đọc ?

Câu 4 : Xác định câu chủ đề mang ý nghĩa quan trọng của đoạn trích trên .

Cậu 5 : Đoạn văn trên kể về nhân vật nào ? Ý nghĩa của nhân vật này trong tác phẩm.

Câu 6 : Viết đoạn văn độ dài 12 - 15 câu . Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật trong đoạn trích trên . Trong đoạn văn có sử dụng từ láy , động từ . ( Gạch chân dưới một từ láy , động từ )

GẤP LẮM LUN Ý !!!!!!! BẠN NÀO HỢP LÍ NHẤT VÀ NHANH NHẤT THÌ MK SẼ TICK !!!!! CẢM ƠN TRƯỚC !!!!!

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU:Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, gần gũi với động vật và thiên nhiên […] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, gần gũi với động vật và thiên nhiên […] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời thơ ấu tươi đẹp. […] Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – SGK Ngữ văn 6-tập 2- Cánh diều)

a. Theo tác giả, những loài động vật bé nhỏ có ý nghĩa như thế nào với tuổi thơ? (0,5 điểm)

b. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

c. Em hiểu như thế nào về câu nói: “động vật cũng có quyền được sống như con người” ? (0.5 điểm)

d. Hãy nêu những việc làm cụ thể của em để góp phần thiết thực vào việc bảo vệ động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện nay? (1,0 điểm)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:

Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu chủ đề và một dấu ngoặc kép. Gạch chân và chú thích rõ.

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

“Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha .

Cha là một dải ngân hà ,

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn .

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn ,

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm .

Thương con cha ráng sức ngâm ,

Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa .”

( Trích nguồn: http://thegioicamxuc.vn)

 

0
Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO