Bàn luận về phép học" - Nguyễn Thiếp - Văn lớp 8

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả                    

Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.

2. Thể loại

Thời xưa, tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

3. Tác phẩm

Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đoạn đầu của bài trích (từ Ngọc không mài... đến... những điều tệ hại ấy), tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : "Biết rõ đạo". Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. "Ngọc không mài, không thành đồ vật", con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước.

2. Nhưng chính điều này dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong việc học: học vì mục đích thực dụng (tiến thân, làm quan, cầu danh lợi), chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học. Những con người theo sự học giả dối như vậy, nếu thành đạt, ắt sẽ dẫn đến những "nịnh thần", trở thành sâu bọ đục khoét, làm cho "nước mất, nhà tan". La Sơn Phu Tử đã thẳng thắn nhìn vào thực tế và đúc thành những lời tâu xác thực, đầy tinh thần trung thực dâng lên Quang Trung. Nhưng giải quyết thực trạng đáng buồn của việc lựa chọn ấy bằng cách nào ? Tiếp theo Nguyễn Thiếp mới trình tấu về quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.

3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung: Việc học phải được tiến hành dưới một hình thức phổ biến. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : "Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học".

4. Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao : "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống : "Theo điều học mà làm". Có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng thể hiện điều học được thành hành động, giúp cho đất nước "vững yên", "thịnh trị".

Ở thời đại nào cũng cần đến sự học chân chính. Đây là phương cách căn bản để phát triển, tiến bộ. Điều Nguyễn Thiếp nói đúng cho mọi thời đại.

5*. Sơ đồ lập luận của đoạn văn

 

Mục đích chân chính của việc học

 

 

 

Phê phán những quan điểm học tập sai trái

 

Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn

 

 

Tác dụng của việc học chân chính

 

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

                                                                                                     (Ngô Tuần)

 

6 tháng 3 2018

 BẠN THAM KHẢO NHÉ!!

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

 Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

 Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

 Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

 "Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

 "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội. Chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


 

7 tháng 3 2018

@Miyuki : cảm ơn bạn nhé

7 tháng 4 2019

Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

8 tháng 4 2019

KO CÓ DẪN CHỨNG XÁC THỰC CỤ THỂ

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

Văn bản này được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Đây là tác phẩm từng gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới bởi nó đã vạch trần bản chất tàn bạo, xảo trá phía sau lớp vỏ lừa bịp "Bình đẳng, bác ái" của chủ nghĩa thực dân.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.

- Cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản phản ánh rất chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.

Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi nó phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. Nhưng xót xa hơn, tàn nhẫn hơn là họ bị rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, thậm chí mất cả mạng sống của mình.

- Trong chương, trình tự và tên gọi các phần gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ Chiến tranh và những người bản xứ đếnChế độ lính tình nguyện để rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa.

2. a) Thái độ của các quan cai trị thực dân đố với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra.

- Trước chiến tranh, họ bị xem là “những tên da đen bẩn thỉu… giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”.

- Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam, vô hình trung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

b) Số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân:

- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền.

- Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọ cầm quyền (phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng,…).

- Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bời muôn vàn các chất độc hại khác mà chết.

Cuối đoạn, tác giả còn nêu ra con số chính xác về sự hi sinh của những người bản địa cho những mục đích xấu xa của thực dân (Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa).

3. a) Các thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:

- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.

- Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, đe nẹt những nhà giàu để kiếm tiền.

- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật hoặc đàn áp ngay nếu có ai chống đối.

b) Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền.

- Song song với những biện pháp rất mạnh tay trên, bọn thực dân vẫn tích cực rêu rao về sự đầu quân tình nguyện của những người dân thuộc địa.

- Thế nhưng thực ra, không hề có sự hiến dâng tình nguyện xương máu nào hết. Thực tế, để không bị bắt lính, người dân thuộc địa hoặc phải bỏ trốn, hoặc phải đút lót. Cũng có khi, họ thậm chí phải tìm cách tự làm cho mình bị nhiễm các loại bệnh nặng nhất để không phải đem thân ra lính.

4. Kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cáI giá thật là tàn tệ: 

- Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh sương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây hỡi ôi lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa.

- Bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy.

- Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kệt quệ, suy vong.

5. a) Ba phần của Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất). Với trình tự sắp xếp này, tác giả đã lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, sự tàn bạo, xấu xa của bọn thực dân. Đồng thời, thân phận thảm thương của người dân nô lệ cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

b) Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:

- Các hình ảnh được xây dựng trong đoạn trích rất sinh động, giàu tính biểu cảm và giàu sức mạnh tố cáo.

- Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm (chú ý các từ ngữ: con yêu, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế,…).

- Giọng điệu trào phúng sắc sảo (giọng giễu cợt, mỉa mai; giọng đả kích,…).

6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.

- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi của bọn thực dân.

- Giọng điệu của tác phẩm cũng là giọng của sự căm phẫn và niềm xót thương.

- Trong đoạn trích này, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt

Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.

2. Cách đọc

Để làm nổi bật những sự thật khủng khiếp, ghê tởm phía sau những chiêu bài lừa bịp, đồng thời để tạo nên sức tác động tối đa đối với bạn đọc (trong đó có nhân dân Pháp), tác giả Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những cách viết vô cùng sáng tạo, linh hoạt, tạo nên những giọng điệu phong phú: khi thì tường thuật lạnh lùng, khi thì châm biếm sâu cay... Phía sau đó luôn luôn là thái độ sục sôi căm phẫn, làm tấm lòng thương xót đớn đau trước những số phận, những cảnh ngộ oan nghiệt mà chế độ thực dân đã gây ra.

 

 

12 tháng 3 2018

Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. Câu 2. a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra. - Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật. - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng). b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa. - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. - Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. - Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn. - Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ? - Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’. - Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. - Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu. Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả. a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. + Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi. + Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa. + Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc : + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’). + Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn. + Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích. - Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích. - Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’. - Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...

2. Hoàn cảnh ra đời của bài Cáo

Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

3. Thể loại

Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. Cáo đã có ở Trung Quốc từ thời Tam Đại.

Cáo có thể được viết bằng văn xuôi, nhưng thường là được viết bằng biền văn. Được biết đến nhiều nhất trong thể loại này ở văn học chữ Hán của Việt Nam là Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục". (Theo Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).

4. Đoạn trích

Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo(1) nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Đoạn trích đã thể hiện một trong những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm, đó là lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ đã phát triển đến đỉnh cao.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn này nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

2. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.

Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc.

Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh.

3. Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:

- Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,…

- Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…).

- Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay :

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

6*. Trình tự lập luận của đoạn trích có thể được mô hình hoá như sau:

NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA

 

Yêu dân

Trừ bạo

CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC

SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA, CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đọc bằng âm điệu hùng hồn, chú ý cách ngắt giọng, thể hiện tính chất đối của thể văn biền ngẫu.

2. So sánh với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Gợi ý: Xem lại câu 3 phần Kiến thức cơ bản.

 

 

 


 

(1) Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Bài cáo này được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu mười chữ ngắt theo nhịp 4/6), kết cấu cũng gồm bốn phần như thể cáo nói chung:

- Luận đề chính nghĩa (từ "Từng nghe: ..." đến "Chứng cứ còn ghi");

- Tố cáo tội ác của giặc (từ "Vừa rồi ..." đến Ai bảo thần dân chịu được";

- Quá trình kháng chiến và thắng lợi (từ "Ta đây" đến "chưa thấy xưa nay";

- Lời tuyên bố hoà bình (từ "Xã tắc từ đây vững bền ..." đến "Ai nấy đều hay".

Như vậy, đoạn trích Nước Đại Việt ta trong sách giáo khoa thuộc phần đầu của bài Bình Ngô đại cáo.

24 tháng 2 2017

Câu 1: Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí: sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Chúng ta là nước riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có lịch sử độc lập với nhiều triều đại, có chế độ, chủ quyền ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.

Câu 2: Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để yên dân. Muốn thực hiện điều yên dân, phải trừ bọn hung bạo, đó là bọn giặc Minh xâm lược. Nhiệm vụ hàng đầu của nghĩa quân là vì dân mà đánh giặc xâm lược.

Câu 3:

Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.

Hai bài Nước Đại Việt taSông núi nước Nam đều khẳng định chủ quyền riêng của dân tộc, ngang hàng với các vua Trung Quốc. Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả có nói thêm văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.

Câu 4: Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:

- Tác giả dùng nhiều những từ ngữ khẳng định về sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên, về nhiều phương diện (văn hiến, lãnh thổ, triều đại, ...), đồng thời kể ra những kẻ xâm lược phương Bắc đã chịu thất bại mà sử sách còn ghi rõ.

- Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.

Câu 5:

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có

Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.

1 tháng 4 2020

Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.

# tham khảo#

chúc bạn học tốt