Đề 5:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Đề 5:

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (1 điểm): 

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm): 

Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. 

Câu 3 (2 điểm): 

Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:Cái Cò, cái Vạc, cái NôngBa cái cùng béo, vặt lông cái nào?Vặt lông cái Cốc cho taoTao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

3
4 tháng 8 2023

Khái quát nội dung đoạn trích: Kể lại sự việc nhân vật Dế Mèn cất giọng cùng hành động của mình để trêu trọc chị Cốc và kết quả là Dế Mèn trốn đi, Dế Choắt bị chị Cốc nghi oan uổng đánh Dế Choắt đến hấp hối. 

câu hỏi là Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. 

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

13 tháng 12 2021

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm

+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.

+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.

Câu 4:

Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

13 tháng 12 2021

bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé

câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm

câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre

câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
Bài 1: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó

   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

                                                                                                             (Đoàn Giỏi)

Bài 2. Trong câu ca dao :

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

a) Từ “bổi hổi bồi hồi” là từ láy có gì đặc biệt? Giải nghĩa từ láy đó.

 

b) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

1
27 tháng 3 2020

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 2. Trong câu ca dao :

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

a) Từ " bổi hổi bồi hồi" là từ láy đặc biệt vì đây là từ láy toàn bộ 

" bổi hổi bồi hồi" có nghĩa là đừng ngồi không yên, đang lo lắng, phiền muộn một chuyện gì đó.

c)Phân tích: nỗi nhớ của tác giả được ví như hai vật gần gũi với nhau lửa và than là hai vật mà không thể tách rời, cho thấy nỗi nhớ đó của tác giả cũng như vậy, cũng không thể tách rời, chứng tỏ được tình cảm của tác giả đối với người đó thật sâu nặng, đáng quý.

=> Làm tăng lên được nỗi nhớ thương của tác giả, đồng thời tăng thêm được sự cảm động cho câu ca dao, giúp cho câu thêm phần mới mẻ, diễn tả nỗi xót thương của tác giả.

chúc bạn học tốt

3. Câu thơ sau gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ nào?

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

A. Ở hiền gặp lành

B. Trâu buộc ghét trâu ăn

C. Lá lành đùm lá rách

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
8 tháng 8 2021

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ ba đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con ngõ nhỏ dẫn vào trường năm xưa nay đã rộng hơn, hai bên đường giờ tràn ngập màu sắc của các loại hoa. Xe tôi chạy chầm chậm trên đường mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Trần Huy Liệu. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi Thầy quản sinh mới cho vào. Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Ngọc toét, cái Lam cụ, thằng Toàn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà xây thành khu nhà 2 tầng khang trang, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp 6B khóa 2011-2012. Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Hạnh dạy Anh cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy. Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đây lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Hạnh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng: – Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Huyền học sinh lớp 6B, khóa học cách đây mười năm rồi phải không? – Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh. Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được mở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói: – Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết những cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. – Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em. Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui. Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Nhân ngày 20/11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.

Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được quét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xuê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?” Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:

- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.

Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:

- Học sinh cũ của mấy anh chị à!

Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:

- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?

Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:

- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.

- Vậy à? – cô đáp.

Em hỏi cô:

- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.

- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.

Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm:

- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.

Cô trả lời:

- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.

Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.

Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.