Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa, trong khu rừng nọ, có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau. Đôi bạn rất thân thiết tưởng chừng như không bao giờ xa cách.
Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, mọi người đều khốn khổ, cả đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng cũng không thoát khỏi.
Ngày tháng cứ thế nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu. Cánh rừng trơ trọi không tìm ra một ngụm nước trong hay một chiếc lá non.
Bê Vàng và Dê Trắng cùng nhau đi tìm cỏ nhưng rồi cũng đành thất vọng. Những ngọn cỏ úa còn sót lại trong cánh rừng không đủ nuôi đôi bạn. Những ngụm nước còn đọng lại trong hốc đá rồi cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!
Rồi một buổi sáng mùa hạ, tiết trời oi ả, Bê Vàng thức dậy sớm hơn mọi ngày, chuẩn bị cho chuyến đi xa. Bê Vàng quyết định tạm biệt Dê Trắng để đi tìm cỏ.
Vừa đi vừa mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi trong khu rừng xa thẳm. Thế rồi Bê Vàng quên đường trở về. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang vắng, sợ không được gặp lại bạn Dê Trắng nữa, những giọt nước mắt đã lăn dai trên má Bê Vàng.
Ngày lại, ngày qua... Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân đã rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê Trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi xưa Dê Trắng vọng vào vách núi, vang lảnh lót trong khu rừng nhưng Bê Vàng nào nghe thấy.
Tiếng khóc của Bê Vàng thật là đáng thương. Tiếng kêu của Dê trắng nghe thật cảm động. Tiếng gọi ấy tuy Bê Vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, nó là lời nhắn gội chúng ta: hãy biết yêu thương bè bạn, hãy có tình bạn cao đẹp.
^^ học tốt
Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
a)Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái quạt điện.
b)Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
c)Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
d)ca ngợi, thích thú, tự hào
e)Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và những hình ảnh, thước phim về biển đảo khiến em càng thêm yêu Tổ quốc và kính yêu những con người đang ngày đêm bám biển, không cho Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, giữ gìn ngư trường truyền thống của cha ông ta. Em rất cảm động và biết ơn các chú cảnh sát biển và bộ đội biên phòng; biết ơn bà con ngư dân ở Trường Sa và Hoàng Sa bởi họ đã dũng cảm làm nhiệm vụ, bất chấp sự nguy hiểm tính mạng. Đó là những con người yêu nước rất đáng được ngợi ca. Em mong các bác, các chú sẽ luôn mạnh khỏe và giữ vững tinh thần.
Đại Thắng Minh hoàng hậu (chữ Hán: 大勝明皇后; ? - 1000), dã sử xưng gọiDương Vân Nga (楊雲娥), là Hoàng hậucủa 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.
Đại Thắng Minh Hoàng Hậu 大勝明皇后 | |
---|---|
Hoàng hậu Đại Cồ Việt | |
Tượng Dương hậu trong đền Lê Đại Hànhở Hoa Lư | |
Hoàng thái hậu nhà Đinh | |
Tại vị | 979 - 981 |
Đồng nhiếp chính | Phó vương Lê Hoàn |
Hoàng hậu nhà Tiền Lê | |
Tại vị | 981 - 1000 |
Thông tin chung | |
Phu quân | Đinh Tiên Hoàng Lê Đại Hành |
Hậu duệ | Đinh Phế Đế Lê Thị Phất Ngân |
Tên húy | Không rõ Dã sử xưng Dương Vân Nga (楊雲娥) |
Tước hiệu | Hoàng thái hậu Hoàng hậu |
Tước vị | Đại Thắng Minh hoàng hậu 大勝明皇后 |
Thân phụ | Không rõ Xem văn bản |
Sinh | ? Ái Châu, Việt Nam |
Mất | 1000 Hoa Lư, Việt Nam |
Khi người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn của Hoàng vị con trai mình, bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn, trở thành Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong cácHoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.
Vì là một người đàn bà quyền lực của 2 triều đại quan trọng, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu(楊后) hay Dương thái hậu (楊太后). Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu Dương Vân Nga (太后楊雲娥) hay Lưỡng triều hoàng hậu Dương Vân Nga (兩朝皇后楊雲娥).
Bà là bà ngoại của hoàng đế Lý Thái Tông sau này. Năm bà mất cũng là nămLý Phật Mã (Tên thật Lý Thái Tông) sinh ra.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp; gương sông, nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày.
Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sông quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn “như hình con long”; con sông. Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng I ạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... áo mới. Chiều tà, sông "Cài lên màu áo hây hây ráng vàng”.
Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen
Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:
"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.
Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...
“Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín,
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình.
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín,
Bỗng vang lên câu hát ân tình:
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây,
Trông đàn con đó vẫy hai tay.
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt,
Độc lập bây giờ mới thấy đây…”
Đó là những câu thơ chứa chan bao cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng mùng hai tháng chín”.
Cùng hồi tưởng lại ngày ngày của 72 năm về trước, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945. Đó là ngày trọng đại, ngày mà cả dân tộc hân hoan trong niềm vui chiến thắng, niềm vui độc lập, niềm vui được làm chủ vận mệnh của dân tộc, vận mệnh của đất nước và vận mệnh của chính mình.
Và đến hôm nay, tuy đã 72 năm trôi qua, nhưng ngày mùng 2 tháng 9 vẫn là ngày lễ vô cùng thiêng liêng, ngày mà chúng ta cùng hồi tưởng về quá khứ hào hùng, ngày mà chúng ta hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng. Ngày mà nhìn vào đó ta có động lực cố gắng hơn để xây dựng nước nhà.