K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2017

“Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đấm đìa, chỉ căm tức chưa xà thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

“Kìa trốn Bạch Đằng mà đại thắng Bài Đợi Vương coi thế giặc nhàn ”

(“Bạch Đằng Giang phú” – Trương Hán Siêu)

Đại Vương được nói đến ở đây là Trần Quốc Tuấn; người anh hùng tên tuổi gắn liền với Bạch Đằng Giang của Tổ quốc thân yêu.

Dưới thời nhà Trần, nhân dân Đại Việt ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông. “Cửa Hàm Từ bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng ‘giết tươi ô Mã” (Nguyẻn Trãi). Trân Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, có công lớn nhất trong sự nshiệp “Bình Nguyên ” cũng là tác giả “Hịch tướng sĩ” – bản anh hùng ca thời đại.

Để phục thù, năm 1285, vua Mông cổ là Hốt Tất Liệt sai COI1 là Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang đánh nước ta lần ihứ hai. Trước đó, vua nhà Trần đã mờ hội nghi quân sự Bình Than. Trần Quốc Tuấn đã dược vua Trần trao chức Tiết chế – tổng chi huv quân đội để đánh giặc. “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết sau hội nghị quan sư Bình Than. Bài hịch có đoạn viết:

Ta thường tới bữa quên ăn. nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt. nước mắt đầm đìa. chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, uống máu quân thù. Dẫu cho trẫm thân này phơi ngoài nội cỏ. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Câu văn đã biểu lộ khí phách anh hùng của Trần Quốc Tuấn. Nó phản ánh một cách hùng hồn quyết tâm sắt đá của vị Tiết chế trước họa xâm lăng. Lúc bấy giờ vận mênh cùa đất nước nghìn cân treo sợi tóc. Khắp kinh thành Thăng Long, “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường“. Để tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu có thể xảy ra, có lúc Vương triều nhà Trần phải mềm dẻo đem “nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ”. Quân giặc láo xược lấn tới ‘“sỉ mắng triều đình, đem thân chó mà bắt nạt tề phụ ” Giặc như hổ đói khát mồi, lúc thì “đòi ngọc lụa”, “thu bạc vàng”, lúc thì tìm mọi thủ đoạn xảo quyệt “rét của kho có han” để thỏa lòng tham không cùng”.

Không thể khoanh tay, ngồi nhìn giặc hoành hành mà cam chịu nhục nhã ! Trần Quốc Tuấn uất hận, cay đắng khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn của lũ sói lang. Nỗi nhục của quốc gia, nỗi đau của nhân dân vò xé tâm can ông suốt đêm ngày. Ông muốn thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc, ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Nỗi đau của ông là nỗi đau của một con người phi thường:

‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn là một cách cụ thể, xúc động. Lời nói mạch văn được cắt thành nhiều vế cân xứng, mỗi vế 4 từ như những đợt sóng dồn dập trào lên trong lòng, tạo nên một giọng văn nghiêm trang, dõng dạc. Những từ nốĩ “quên ăn”, “vỗ gối”, những hình ảnh ẩn dụ so sánh: “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” đã thể hiện nỗi đau. nỗi nhục cực kỳ sâu sắc. Ngọn lửa căm thù giặc như đốt cháy tim gan người anh hùng đang gánh trọng trách cùng tướng sĩ bảo vệ sơn hà xã lắc !

Thân làm tướng không thể “thấy nước nhục mà không biết thẹn” hoặc “phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Cho nên khi vua Trần Nhân Tông lo lắng hỏi Trần Ọuốc Tuấn “nên đánh hay nên hàng”, ông đã mạnh mẽ trà lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần đi đã” Đó là lời thề “Sát Thát”, là tinh thần quyết chiến, là tiếng nói đầy trách nhiệm cùa vị Quốc công Tiết chế đời với Tổ quốc Đại Việt.

Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với giặc Nguyên – Mông rất quyết liệt. Lập trường nghịch thù – la dứt khoát, rõ ràng. Ồng quyết không đội trời chung với quân cướp nước. Tiếng nói của ông, lời thề của ông như bốc lửa, sục sôi. Các động từ mạnh như: “xả thịt, lột da”, các hình ảnh như: “nuốt gan, uống máu quân thù” biểu lộ một quyết tâm sắt đá, một ý chí căm thù giặc vô cùng dữ dội. Mối quốc thù, quốc hận đã nhiều năm tháng chan chứa trong lòng, trước mắt chỉ có một con đường: chiến đấu; chí có một ước ao: giết giặc; chỉ có một lời thề: “Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da. nuốt gan, uống máu quân thù ! “

Hịch là thể văn cổ, đề cao chính nghĩa, kêu gọi chiến đấu nên thường sử dụng biện pháp phóng đại (thậm xưng) để. tái hiện lịch sử với những sự kiện lớn lao, trọng đại. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã vận dụng thủ pháp phóng đại rất sáng tạo và đầy cảm hứng, viết nên những lời văn hùng hồn, những câu văn dài (trường cú) cuồn cuộn như dòng thác, có sức mạnh cổ vũ chiến đấu ghê gớm: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có. nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

“Trăm thân”…, “nghìn xác”…là lối nói phóng đại, chi trăm nghìn kiếp người, nêu bật ý chí chống xâm lãng không bao giờ nguôi. “Phơi ngoài nội cỏ” là hình ảnh nói về sự hi sinh của tướng sĩ trên chiến trường. “Nghìn xác này gói trong da ngựa’’ là một điển cố không xa lạ, qua đó thể hiện một khí phách sẵn sàng xả thân để đền ơn vua, báo đền nợ nước. Được hi sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông cổ, để bảo vệ đất nước Đại Việt là mồm vinh quang, vì thế Trần Quốc Tuấn đã giải bày tâm sự: “ta cũng vui lòng”. Chết vì Tổ quốc là chết vinh. Câu vãn của vị Quốc công Tiết chế là mộl lời thể chiến đấu: “Tổ quốc liay là chết !” Người làm tướng biết coi trọng cái chết, biết lây cái chết đế đền nợ nước sẽ lưu danh sử sách ngàn thu ! .Sự nghiệp anh hùng của Trần Quốc Tuấn cũng là của tướng sĩ thời Trần trong 3 lán kháng chiến chống giặc Mông cổ đã cho thấy rõ họ dã sòng và chiến đấu võ cùng oanh liệt để bảo vệ đất nước Đại Việt thân yêu.

Tóm lại, đây là câu văn hay nhất, hào hùng nhất trong “Hịch tướng sĩ”. Xưa nay nó vÂn được nhiều người truyền tụng. Cấu trúc câu văn trùng điệp, cảm xúc dào dạt, chữ dùng danh thép, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và thậm xưng được vận dụng đạl hiệu quả nahệ thuật cao, gãy chấn động. Câu văn xuôi cổ, biền ngẫu có nhiều vế cân xứng hô ứng góp phần diễn tà lòng yêu nước và căm thù giặc của tướng sĩ đời Trần.

“Hịch tướng sĩ” có giá trị lịch sử to lớn, là tiếng kèn xung trận. Nó có tác dụng khích lệ và cổ vũ to lớn đối với ba quân, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mông cổ.

Cùng với Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,… tên tuổi của Trần Ọuốc Tuấn sống mãi với non sông Đại Việt. Môt lần đọc lại “HỊch tướng sĩ”, câu văn trên đã dấy lên trong lòng chúng ta tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nó đã làm sống lại những chiến còng thuở “Bình Nguyên” vô cùng oanh liệt của tổ tiên…-

3 tháng 3 2017

- Chống giặc dốt mà .

20 tháng 5 2021

Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đối với các tướng sĩ,cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ.Mặt khác,ông còn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cảnh tổ quốc đang gặp cảnh lâm nguy bằng những lời lên án nghiêm khắc trước thái độ bàng quan,chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm .Ông đã liệt kê những hậu quả không chỉ cho ông mà còn cả 1 đất nước ,cả dân tộc VN .Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc ,lòng tự trọng của những kẻ làm tướng mà không xông ra chiến trường diệt giặc.

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

- Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai 1285. Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

-  Ông sáng tác bài hịch để cổ động tinh thần của các tướng sĩ , phê phán thói ăn chơi tầm thươngvà sự bạo ngược , tàn ác của bọn giặc

=> Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài giỏi , tâm huyết , bao dung , mang đậm tinh thần yêu nước quyết tâm chống giặc .

5 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc

1 tháng 4 2018

Trong phần hai, sau khi đã nêu những tấm gương trung nghĩa của các tướng sĩ trong sử sách và thực tế (ở phần mở đầu), tác giả hướng người tiếp nhận bài hịch vào hiện tình đất nước để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ở mỗi người. Nghệ thuật khích lệ ở đoạn này như sau: - Nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả (đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói). - Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Tác giả dùng cách trò chuyện với giọng chân tình, tha thiết, thể hiện mối quan hệ không chỉ là chủ soái với tì tướng, mà còn là của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng một vận mệnh trước hoàn cảnh đất nước

13 tháng 4 2018

nêu nội dung và nghệ thuật cuarbaif hịch tướng sĩ