Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung khái quát của học thuyết tế bào:
• Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
• Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
• Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Ý nghĩa sự ra đời của học thuyết tế bào đối với nghiên cứu sinh học là:
- Cho thấy tính thống nhất (tất cả các loài đều có một nguồn gốc chung) trong đa dạng của sinh giới, tất cả các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào, các tế bào vừa được tạo ra từ sự phân chia của tế bào trước đó.
- Chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào.
- Ngoài ra, hoạc thuyết tế bào cũng là cơ sở của sinh học trong quá trình nghiên cứu và giải thích các hiện tượng trong sinh học.
Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt.
Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành glucôzơ.
Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt.
Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành glucôzơ.
- Mỗi loại enzim khác nhau cần có một môi trường hoạt động phù hợp để tạo hiệu suất hoạt động cao nhất.
- Việc tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những khoang tương đối cách biệt sẽ giúp tạo ra những môi trường khác nhau (nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất,… khác nhau) phù hợp cho hoạt động từng loại enzim mà vẫn không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các enzim khác.
Học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX vì học thuyết tế bào làm thay đổi nhận thức của giới khoa học về cấu tạo của sinh vật và định hướng phát triển nghiên cứu sau này ở các lĩnh vực khác nhau, đem lại những ứng dụng to lớn trong đời sống của con người.
Số tb con tạo ra là : 2000 => số tb sinh tinh tham gia giảm phân là : 2000 :4 = 500 => Đáp án D (vì 1 tb sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng)
Sinh học tế bào nghiên cứu đầy đủ về sự đa dạng lớn của các tổ chức đơn bào như vi khuẩn và động vật nguyên sinh cũng như chuyên sâu vào tế bào trên các tổ chức đa bào như con người, thực vật. Hiểu biết về cấu tạo của tế bào và cách tế bào làm việc là nền tảng cho mọi ngành khoa học liên quan đến tế bào.
Học thuyết tế bào hiện đại bao gồm ba nội dung sau:
- Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.