K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

anh hok sử ntn ??/ chứ e thấy

19 tháng 9 2017

nhầm ! anh hok ntn z ? đừng nên như các bn hs trong clip nha anh hiha

21 tháng 11 2016

Các thành tựu khoa học - kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII :

Lĩnh vực Thành tựu tiêu biểu

Sử học Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...

Địa lí Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Quân sự Có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ

Triết học Có mội số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

Y học Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kĩ thuật Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy

— Nhận xét :

+ Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.



 

23 tháng 11 2016

thanks bạn nhiều.

 

 

14 tháng 10 2018

Trung quốc bị chia xẻ vì:

Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam Dân:

  • Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công.
  • Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân : Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
  • Ý nghĩa:
    + Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ chế đọp phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trùng Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
    + Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam
    Hạn chế
  • Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
14 tháng 10 2018

1) Vì Trung Quốc là một nước đông dân và rất rộng lớn, nếu chỉ riêng một đế quốc xâm lược thì sẽ tổn thất quân lực rất lớn, vì vậy Trung Quốc mới bị các nước đế quốc chia xẻ ra để cai trị

2)Ý nghĩa:Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Hạn chế:Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

3)Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công.

Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân : Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Chủ nghĩa Tam Dân hay Tam Dân Chủ nghĩa là một cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Cương lĩnh (hay học thuyết) chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự dodân sinh hạnh phúc.

Tam Dân

Dân tộc

  • Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc.

Dân quyền

  • Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

Dân sinh

  • Dân sinh hạnh phúc: Quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân.
17 tháng 3 2018

1. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả.

+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.

+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.

+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.

+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.

+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.

+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.

(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt Đông Du, Duy Tân…)

2.Do đó, muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

17 tháng 3 2018

Lí do vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại ?

- Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.