K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

12 tháng 11 2017

Nhân vật Huấn Cao:

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng

- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng

+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ

+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay

- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền

+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết

+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng

- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền

+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù

+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn

- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp

+ Tài hoa khi viết thư pháp

+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ

- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục

+ Viết chữ vốn thanh cao

+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ

⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã thể hiện nội tâm cô đơn, trống vắng qua khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba. Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh nắng ấm áp buổi sớm, thì phần hai lại tràn ngập ánh trăng khiến mọi thứ trở nên mờ ảo, nhợt nhạt, lạnh lẽo và chân thực như một giấc mơ. Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo cảm giác lạnh lẽo bao trùm cả dòng sông, lên cảnh vật, Hàn Mặc Tử như khát khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những khát khao hy vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ “kịp” trong câu thơ thứ 2 càng thấm thía nỗi tiếc nuối, xót xa, lo sợ khi luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Hỏi chỉ để tiếc, chỉ để tự dày vò bản thân mình. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì người bị số phận bỏ rơi bên bờ vực cuộc đời này sẽ hoàn toàn tuyệt vọng và đau khổ mãi mãi nếu cứ ở lại dưới bầu trời thăm thẳm này

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết. Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu quý những tác phẩm âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, các truyền thống văn háo của Việt nam. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong hai bài thơ " hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương và "Trở lại An Nhơn " của Chế Lan Viên đã gợi ra trong lòng người bao xúc cảm. Trong Hồi hương ngẫu thư, đó là nỗi nhớ của con người xa quê lâu ngày mà nay mới trở về quê hương. Sự xúc động trong lòng tác giả là nỗi hoài vọng của con người xa quê lâu ngày. Và nay, mọi thứ đều đã và đang đổi thay. Lòng người xa quê bao giờ cũng mang vấn vương. Hạ Tri Chương vấn vương, chua xót vô cùng khi ông chỉ còn là người khách lạ trên quê hương dẫu cho giọng quê không đổi. Tác động từ đám trẻ nhỏ khiến lòng nhà thơ càng thêm u sầu khi trở thành khách trên chính quê hương mình. Xúc động nghẹn ngào trong lòng Chế Lan Viên là nỗi xúc động vô cùng vô tận. Khi trở lại quê hương mọi thứ đổi thay, cảnh mất, người mất. Và lòng của con người cao tuổi ấy lại càng thêm những vấn vương thuở xưa.