Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
a) Nội dung chính của văn bản trên : Văn bản đề cao sự yêu thương , nâng đỡ trong cuộc sống và tình cảm thiêng liêng giữa những con người có cùng hoàn cảnh.
b) Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì cách hành xử cao đẹp, sự đồng cảm, lòng vị tha , tinh thần thi đấu cao đẹp của các vận động viên khuyết tật.
c) Tại thế vận hội dành cho những người tàn tật người đọc đã có thể thấy rõ được sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người với nhau. Tình yêu giữa con người với con người trong cuộc sống là điều cốt lõi và quan trọng nhất. Nhờ tình yêu thương mà con người có thể chiến thắng mọi hoàn cảnh. Con người có thể chiến thắng trước mọi thứ nhưng có lẽ chiến thắng vinh quang nhất chính là bản thân mình. Và cái kỳ diệu trong sự chiến thắng ấy có lẽ sẽ tuyệt vời hơn cả nếu ẩn chứa những trái tim biết yêu thương.
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
Câu hỏi của Bùi Thị Ngọc Diệp - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
Bn vào link này tham khảo ,mk đã lm bài này r nhé :))
Ở đời, chiến thắng không phải là tất cả, giúp người khác chiến thắng mới là thành công lớn nhất .Đọc câu chuyện trên ,chúng ta thật sự xúc động về hành động của các VĐV ,mặc dù họ có khuyết tật về thể xác nhưng tâm hồn họ không như vậy .Họ có một tâm hồn và tấm lòng nhân ái ,biết sẻ chia và giúp đỡ nhau khi hoạn nạn . Thật đáng quý và khâm phục biết bao!!! Chuyện kể rằng '' Tại một cuộc thi Thế Vận hội đặc biệt tổ chức tại Seattle dành cho những người khuyết tật, có 9 vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần tham gia. Họ cùng tập trung trước vạch xuất phát để tranh tài trong cuộc thi chạy cự ly 100 mét.
Mặc dù là những người không lành lặn nhưng ai cũng mang trong mình sự lạc quan và tinh thần thi đấu hết mình. Khi tiếng súng nổ báo hiệu cuộc thi bắt đầu, cả 9 vận động viên hăng hái và nỗ lực chạy về phía trước. Trong khi 8 người khác đã đặt những bước chân đầu tiên trên đường đua với quyết tâm chiến thắng, một cậu bé vẫn còn loay hoay ở khu vực gần vạch xuất phát, bởi vì cậu liên tục bị vấp ngã và sau đó ngã khụy xuống. Đầu gối của cậu đập mạnh xuống đường, da của cậu bị trầy xước và rớm máu. Cuối cùng cậu bé bật khóc.
Ngay khi nghe tiếng khóc, cả 8 người cùng giảm tốc độ chạy và nhìn lại phía sau. Nhìn thấy người bạn của mình đang chịu đau đớn phía cuối đường, không ai nói với ai, họ đồng loạt quay trở lại phía vạch xuất phát.
Và rồi có một cô bé bị bệnh Down ngồi xuống cạnh cậu bé, đặt tay lên chỗ vết thương của cậu rồi từ từ thổi vào chỗ da bị trầy xước để làm dịu đi sự đau rát. Những người khác ngồi xung quanh, ánh mắt họ tỏ rõ sự lo lắng và tất cả sự tập trung của họ dồn cả vào cậu bé.
Sau một lúc, cô gái mỉm cười và dịu dàng hỏi: “Em đã thấy đỡ hơn chưa !? ”. Đến lúc này, cậu bé đưa tay lau những dòng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt và gật đầu nhìn tất cả mọi người. Rồi cả 9 người khoác vai nhau, dìu dắt nhau cùng bước về đích.
Chứng kiến khung cảnh ấy, tất cả khán giả đều đứng lên và đồng loạt vỗ tay. Đó là một cuộc thi chưa từng xảy ra, vì đó là cuộc thi không có đối thủ. Cuộc đua ấy chỉ có đồng đội, có ý chí sẵn sàng thi đấu và tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau hết mình. Cuộc thi đó có 9 vận động viên tham gia, và cả 9 người đều trở thành những nhà vô địch. Điều họ vượt qua không phải là quãng đường 100 mét, điều họ chiến thắng không phải là những đối thủ trong cuộc thi, điều họ đạt được cũng không phải tấm huy chương vàng.
Thành công ngày hôm đó của họ chính là giúp mọi người nhận ra: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là thắng cuộc mà là giúp người khác cùng vươn lên. Cũng như vậy, chiến thắng không phải là tất cả, giúp đỡ người khác chiến thắng mới làm nên giá trị đích thực của mỗi người.
Trong đám đông hôm đó, có những giọt nước mắt xúc động, có cả những nụ cười cảm phục. Câu chuyện ấy đã được mọi người lưu truyền lại mãi về sau, đồng thời coi đó là tấm gương để nhìn lại chính mình nếu một ngày nào đó họ lạc bước trong sự bon chen, tranh đấu của xã hội. Có thể giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh ấy, có thể cùng người khác tiến lên mà không vì cái danh lợi của bản thân ràng buộc, có thể bỏ qua những được mất tạm bợ mà đưa bàn tay giúp đỡ người khác, cưu mang người khác khi họ gặp khó khăn, đó quả là những người có lòng vị tha cao cả.
Victor Hugo, nhà văn nổi tiếng của nước Pháp đã từng nói: “Trên thế giới, thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn đại dương lại là bầu trời. Mà thứ rộng lớn hơn cả bầu trời lại chính là lòng người”. Điều đó có nghĩa rằng lòng người là thứ rộng lớn và bao la nhất trên thế gian. Bởi vì bản chất nguyên sơ của con người chính là Thiện, là bao dung, độ lượng, từ bi. Cái Thiện trong bản chất của con người cũng chính là cái Thiện bắt nguồn từ đặc tính tối cao của vũ trụ: “Chân – Thiện – Nhẫn”.
Chính vì thế, người khoan dung, lương thiện là người hạnh phúc và có cuộc sống vô cùng thư thái. Bởi vì lương thiện nên trái tim luôn rộng mở, có thể dùng sự chân thành để đối xử với tất cả mọi người, kể cả những người xa lạ.
Họ đối với giàu và nghèo, được và mất, danh tiếng và quyền lực đều không một chút bận tâm, lo lắng. Bởi điều quan trọng nhất trong cuộc sống của họ là giúp đỡ người khác, nghĩ cho người khác trước khi nghĩ tới bản thân mình.
Những người khoan dung luôn dựa vào cái tâm chân chính của mình mà sống. Vì không chú trọng tới lợi ích cá nhân nên cũng không có tranh giành, ganh đua.
Họ hiểu rằng có thể giúp đỡ người khác cũng là đang giúp đỡ chính mình, mang đến cho người sự bình an và nụ cười hạnh phúc cũng chính là mang đến cho cuộc đời mình hạnh phúc và bình an vĩnh hằng. Họ hiểu rằng cho đi là nhận lại ,sự cho đi bao giờ cũng được tôn trọng và gìn giữ . Sự đồng carm yêu thương đồng loại ấy như thắp lên ngọn lửa nhân ái trog mỗi chúng ta ,đó là ngọn lửa vĩnh cửu không bao giờ tắt ,ngọn lửa còn mãi đến muôn đời ...