K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2021

Tham khảo

Vào một chiều mùa đông, tôi trở về thăm nhà của mình sau những ngày học tập nơi xa. Về đến nhà tôi không thấy khói từ bếp, có lẽ mẹ tôi vắng nhà. Tôi bèn ngồi thơ thẩn trước hiên nhà đi ra đi vào ngóng mẹ về. Chợt trời đổ mưa lớn. Cạnh hiện nhà, chum nước mẹ đã đậy. Mưa rơi làm ướt cái nón mê, ướt cả cái áo tơi ngắn của mẹ khoác hờ người rơm.

21 tháng 10 2021

chỉ lấy mẫu ở đâu thôi. Chứ có tự viết đâu

 

28 tháng 11 2023

Chiều nay, khi đã làm hết công việc tôi vội vã bắt chuyến sẽ cuối cùng để trở về nhà thăm mẹ. Mẹ không có nhà, tôi ngồi ở mái hiên chờ mẹ. Ôi cảnh vật xung quanh căn nhà thật đơn sơ, giản dị. Chiếc nón mê cũ, chiếc áo tơi đã sờn rách, đàn gà con mới nở chạy quanh nhà. Ngước mắt nhìn lên cây na, những quả na mẹ dành phần cho đứa con lâu ngày mới về. Nhìn những cảnh vật đó, tôi bỗng thấy thương mẹ vô cùng người phụ nữ cả một đời lam lũ, vất vả, chắt chiu chỉ mong cho con mình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

8 tháng 5 2017

-Dàn bài chung về văn tả cảnh:

1/ MB: Giới thiệu cảnh được tả.Cảnh gì? Ở đâu? Lí do tiếp xúa vs cảnh? Ấn tượng chung?

2/ TB

a, Bao quát: Vị trí , chiều cao hoặc diện tích. Hướng của cảnh, Cảnh vật chung quanh.

b, Chi tiết; ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

* Từ bên ngoài vào (từ xa): vị trí quan sát, những cảnh nổi bật, từ ngữ, hình ảnh gợi tả,...

* Đi vào bên trong (gần hơn): vị trí quan sát, những cảnh nổi bật, từ ngữ, hình ảnh gợi tả,...

* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần): cảnh nổi bật, từ ngữ hình ảnh miêu tả...

3/ KB : cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân,...

- Dàn bài chung về văn tả người:

1/ Giới thiệu người định tả: tả ai, người được tả có mối quan hệ gì vs em, ấn tượng chung

2/ TB:

a, Ngoại hình: tuổi tác, tầm vóc, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, làn da, mắt, mũi, miệng, trang phục,...(từ ngữ, hình ảnh miêu tả).

b, Tả chi tiết: (tùy từng người mà tả cho phù hợp).

* Nghề nghiệp, việc làm (cảnh vật làm việc + những dộng tác,việc làm...). Nếu là hs, em bé: học, chơi đùa, nói năng...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả) .

* Sở thích, sự đam mê: cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* tính tình: tình yêu thương vs những người xung quanh: Biểu hiện, lời nói, cử chỉ, hành động ( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

3/KB: Tình cảm chung về người em đã tả, yêu thích, tự hào, ước nguyện,...

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

Tham khảo bài văn tả ông nội của học sinh lớp 5

Được sinh ra trên cuộc đời này tôi đã thấy rất hạnh phúc rồi, nhưng được những người sinh ra mình quan tâm chăm sóc mình thì thôi càng cảm thấy yêu cuộc sống này biết bào. Và tôi muốn cho cả thế giới này biết rằng tôi rất hạnh phúc. Đặc biệt ngoài sự yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì tôi còn được sụ yêu mến của ông nội tôi. Ông như một tấm gương sáng để tôi noi theo về phẩm chất và tích cách tuyệt vời ấy.

Ông có một khuôn mặt rất đẹp theo như nhiều người nhận xét là như thế. Khuôn mặt của ông mang một vẻ đẹp rất riêng rất đàn ông và lịch lãm. Cũng chính vi vẻ đẹp ấy mà bà nội tôi đã phải lòng ông. Gò má hơi cao cộng thêm đôi môi đẹp và chiếc mồm rộng khiến cho ông tôi thật đẹp cả đến khi ông già đi như bây giờ mà tôi vẫn thấy được vẻ đẹp đó. Người ta nói đàn ông mồm rộng thì sang phải chăng ông tôi sang trọng lịch lãm nhờ cái mồm.

Ông tôi giờ đã chín mươi tuổi, ông vẫn hồng hào trông ông như một ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích chui ra. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, tùng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây. Thỉnh thoảng có những sợi tóc lạc đàn phất phơ trước gió mềm như mây vậy. Dù già đi nhưng ông tôi vẫn rất khỏe ông vẫn đi lại bình thường, vẫn mang về cho tôi những món quà kẹo ngon ngọt của trẻ con. Mắt ông tinh lắm, tôi mới ít tuổi đầu mà đã cận trong khi ông tôi mắt sáng mở to tròn khi nào mà bị ông dọa cho thì sợ phải biết. ông rất hiền chả bao giờ chùng mắt với tôi, nhưng khi ông dọa ma thì nhìn đôi mắt to của ông hơi sợ. Ông tôi gầy lắm chỉ có bốn lăm cân thôi, nhìn thân hình ông chỉ còn có da bọc sương thế nhưng ông vẫn ngày ngày tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe.

Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu. Ông tôi để râu trông thật hiền lành, bộ râu ấy cũng bạc phơ như mái tóc trông thật như phật sống. Đôi lông mày cũng chuyển sang màu trắng nhìn ông với mái tóc bộ râu đôi lông mày cùng nước da hồng hào ấy nhìn thật đẹp lão biết bao. Ông là một người liêm khiết nhất mà tôi từng thấy. Khi nhà nước tặng ông một mảnh đất trên thủ đô thì ông lại từ chối. Ai cũng bảo rằng ông quá liêm khiết nêu như ông nhận miếng đất ấy thì bay giờ con cháu có thể sung sướng trên hà nội rồi. Bởi dẫu gì có một mảnh đất trên thủ đô cũng rất có giá. Thế nhưng ông nhất định không nhận, ông quả thật là liêm khiết hết mức. Và điều đó rất đáng để tôi học tập và noi theo. Mỗi khi buồn tôi thường đến bên ông để vuốt ve mái tóc bạc trắng ây, vuốt râu của ông và nghe giọng cười khanh khách giòn giã của nội. Những nét đẹp trên khuôn mặt nội hay vẻ đẹp tâm hồn đều làm cho tôi thấy yêu quý và khâm phục trân trọng nội tôi nhiều hơn.

26 tháng 2 2017

tìm dùm mih các phép ẩn dụ ik

12 tháng 2 2017

Ôi, cơn bão đi qua, đã tàn quét cả ngôi làng ấy, chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát! Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra. Tôi còn nhớ rõ có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Chúng sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống... Tất cả mọi thứ đều như in sâu vào tâm trí tôi. Tôi cx chẳng có thể ngờ đc 1 vùng quê thanh bình, tươi đẹp như thế này lại phải gánh chịu 1 số phậm thật hẩm hiu.Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình thành những cơn gió xoáy. Những cơn mừa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác lại kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngày đêm. Thế rồi, nước ở sông bắt đầu dâng cao, màu nước đỏ ngầu. Nước tràn qua đê vào thôn xóm, làng mạc, thành phố. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to kèm theo mưa lớn, chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rãnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục, chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra rất dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lương vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của người ta thêm mệt mỏi. Tuy vậy, họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông họ đều di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi cơn lũ đếnNhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó.

12 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

16 tháng 3 2017

Qua sự việc:chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

Bằng lời của chú-tác giả (Tố Hữu)

bố cục :phần 1 :Từ đầu đến xa dần .Nội dung:Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp với nhà thơ

Phần 2 :Tiếp theo đến còn không?.nội dung:Hình ảnh của Lượm trong lần đi liên lạc cuối cùng.

Phần 3 :Còn lại:Nói về Lượm mãi mãi sông trong long người dân .

Hết ! Tick cho minh đi khocroi

17 tháng 3 2017

cảm ơn chúc bạn học tốt nha.haha

6 tháng 4 2017

Đề bài: Em hãy tả quang cảnh lớp học của em trong giờ làm văn.

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
bài làm thứ 2:Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi. Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

Đây là một số bài văn mẫu, bn Nguyễn Tâm CẬN cũng có thể vào đường link này nhé!!!http://lazi.vn/edu/exercise/ta-lai-canh-lop-em-trong-gio-lam-kiem-tra-ngu-van

6 tháng 4 2017

Hôm nay là thứ năm, em có hai tiết kiểm tra môn văn trường. Do cô Tú đã nói trước nên em đã chuẩn bị bài khá tốt lúc nhà nhưng vẫn có một chút hồi hộp và lo lắng. Khi đến lớp em thấy các bạn tụm ba, tụm bảy tạo thành một nhóm để ôn bài. Một số bạn nam thì đi chơi đá cầu. Bỗng tiếng chuông vào lớp vang lên “Reng, reng, reng”. Các bạn ngồi vào chỗ của mình, lấy bút, giấy ra điền tên rồi vào chỗ ôn bài. Hết mười lăm phút đầu giờ, cô Tú bước vào lớp, các bạn đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trên tà áo là những bông hoa màu hồng thắm. Cô cười thật tươi để chào chúng em, rồi cầm viên phấn viết đề lên bảng. Dòng chữ to và mềm mại hiện lên: “Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra Tập làm văn”. Cả lớp reo lên “ồ”, vẻ mặt ai cũng vui mừng vì bài này cô đã cho chứng em làm nhiều lần rồi. Cô đọc lại đề rồi căn dặn chúng em: “Cácem đọc kĩ đề rồi làm bài, nên nhớ đây là bài văn miêu tả chứ không phải kể”. Cô vừa nói xong bốn mươi sáu cái đầu cặm cụi xuống mặt giấy, em và các bạn bắt đầu làm bài. Lớp học im ắng không một tiếng động đến nỗi em nghe được cả tiếng chim hót, ngọn gió và cây cũng hòa mình vào giai điệu. Những chiếc lá đập vào nhau nghe xào xạt. Trong lớp học mọi người cũng đang làm bài. Tiếng ngòi bút viết trên giấy cũng phát ra âm thanh xột xoạt. Khuôn mặt cô Tú nghiêm khắc. Thỉnh thoảng, cô đưa mắt nhìn xung quanh xem có bạn nào trao đổi bài hay không. Rồi cô lấy bút viết ra chấm bài cho các bạn lớp khác. Nhìn xung quanh, em thấy bạn Hiếu rất căng thẳng ngồi suy nghĩ làm bài. Bạn Hạnh thì vui vẻ, có lẽ bạn rất hài lòng về bài làm của mình. Còn về bài của em, do đã chuẩn bị bài rất kĩ rồi nên em cảm thấy rất tự tin, sự hồi hộp đầu giờ kiểm tra cũng đã biến mất. Bài làm của em cũng gần xong, xung quanh em cũng đã vài bạn xong. Mấy bạn định trao đổi bài làm để đọc thì lúc đó, cô Tú đã nhìn thấy và khẽ nhẹ cây thước. Mọi người vẫn tiếp tục làm bài. Bỗng cô Tú nói: “Các em còn năm phút nữa để kiểm tra lại bài làm của mình”. Cô vùa dứt lời cả lớpxôn xao lên vài bạn nói: “Cô ơi, em chưa làm xong”, “Cô ơi, cho thờigian dài thêm được không cô?”. Lúc đấy, em kịp làm làm xong bài của mình và trút tiếng thở dài. Giờ kiểm tra cũng đã kết thúc cô thu bài rồi chào lớp. Em nghĩ bài văn hôm đó mình sẽ được điểm khá và những tiếtkiểm tra sau em sẽ không còn cảm giác hồi hộp và lo lắng nữa mà thay vào đó sẽ là sự tự tin hơn giúp em đạt được điểm cao trong các kì thi và kiểm tra.

CHỌN MÌNH NHA

24 tháng 2 2017

1. Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2. Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

- Thầy đã già., mái tóc bạc.

- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

- Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

- Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

24 tháng 2 2017

Gợi ý:

- Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy?

- Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm:

+ Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm;

+ Người thầy ấy ăn mặc như thế nào?

+ Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt?

+ Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào?

+ Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào?

- Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy – trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.