K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục thì ngày xưa, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành. Ông đồ là người quan trọng và những câu chữ đối của ông không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến.

+Hình ảnh ông đồ nay xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.

Đó là kiểu kết đầu cuối tương ứng. Tác dụng: 

- Góp phần giúp cấu trúc của bài thơ thêm chặt chẽ. Đồng thời cho chúng ta sự thay đổi của ông đồ theo thời gian khi nền Hán học đã tàn phai. 

- Gieo vào lòng người đọc sự tiếc nuối về một vẻ đẹp truyền thống đang dần bị mai một và biến mất trong cuộc sống hiến đại.

16 tháng 2 2021

Tham khảo :

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

16 tháng 2 2021

nhanhoaoa

20 tháng 2 2022

- Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý khi Nho học thịnh hành.

tk:

ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác "phượng múa rồng bay". Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề "bán chữ" nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh.

20 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, khi văn hóa tư tưởng phương Tây có dịp du nhập vào Việt Nam thì nền Hán học và chữ Nho đã dần dần mất đi vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Các nhà nho, từ chỗ là trung tâm của đời sống văn hóa, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay đã dần trở nên lạc lõng, bơ vơ trong thời hiện đại, dần chìm vào quên lãng. Nhận thức được điều đó, Vũ Đình Liên đã viết lên bài thơ "Ông đồ", kí thác tâm tư, chia sẻ nỗi buồn, bộc lộ sự thương cảm chân thành với một lớp người nhà nho khi đó và thể hiện sự tiếc nuối trong cảnh cũ người xưa về giá trị văn hóa đẹp đẽ của một thời vang bóng.

Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về. Cuộc đời ấy chia làm hai giai đoạn gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học.

Trước hết, đó là thời đắc ý, vàng son lên ngôi của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

"Mỗi năm ... lại thấy" có nghĩa là năm nào cũng thế, cứ mỗi độ hoa đào nở rộ - báo hiệu thời khắc của ngày hội xuân đã tới là ông đồ với bút nghiên, giấy đỏ lại xuất hiện. Và vì thế, ông đồ cùng với hoa đào – sứ giả của mùa xuân đã trở thành một trong các tín hiệu không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng, người qua kẻ lại tấp nập đợi xem ông đồ viết chữ:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.

Và ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác "phượng múa rồng bay". Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề "bán chữ" nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh.

Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách rồi thất thế:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nơi đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Từ "nhưng" được đặt ngay đầu khổ thơ, giống như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thinh và suy, hoàng kim – thất thế. Hoa đào thì vẫn nở, đường phố vẫn nhộn nhịp người qua và ông đồ thì vẫn ngồi đó nhưng "người thuê viết nơi đâu?". Mọi người đã thờ ơ, lạnh nhạt và không còn quan tâm tới ông đồ. Câu hỏi tu từ được gieo giữa khổ thơ, thể hiện niềm tiếc nuối ngậm ngùi đến xót xa. Vì thế, ông đồ hiện lên thật tiều tụy, đáng thương: "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" ngồi nhìn "lá vàng rơi" và "mưa bụi bay" giăng đầy kín lối, chán chường, vô vọng. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri nay cũng thấm thía tâm trạng giống như con người: giấy chẳng còn thắm đỏ, mực thì khô đọng lại thành cục sầu. Câu thơ vang lên rồi reo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng điêu luyện, thể hiện nỗi đau buồn xót xa trong tâm hồn ông đồ thất thế.

Khép lại bài thơ là một lời tâm tư, chứa đầy sự suy ngẫm, day dứt của nhà thơ:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa hai hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện – vắng bóng của ông đồ ở khổ một và hai, tác giả đã làm nổi bật lên cấu tứ của toàn bài "cảnh cũ người đâu". Hoa đào thì vẫn nở nhưng ông đồ và các khách hàng giờ đã trôi dạt về phương nào?. Câu hỏi tu từ cuối bài dâng lên một niềm hụt hẫng, trống trải đến ngơ ngẩn, tiếc nuối, khắc khoải trong lòng nhà thơ về ông đồ hay chính là sự phai tàn mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc đã đi vào dĩ vãng. Cho nên giá trị bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc rất đáng trân trọng.

Xét về nghệ thuật bài thơ, tác phẩm được viết theo thể năm chữ có sự đan xen bằng trắc tuần tự, đều đặn tạo nên âm hưởng trầm lắng, u buồn, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn nói tới. Trong bài, chúng ta thấy tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất độc đáo, diễn tả những thời điểm khác nhau lên xuống của thời thế ông đồ. Khi ông đồ đang được trọng dụng lên ngôi thì khung cảnh rộn rã, màu sắc tươi vui, không khí náo nhiệt (khổ 1, 2); nhưng khi ông đồ thất thế thì tâm trạng ông đồ buồn tủi xót xa đã thấm sang cảnh vật, khiến cảnh vật như mang nặng tâm hồn con người (khổ 3, 4). Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nghệ thuật như: nhân hóa, câu hỏi tu từ, so sánh tương phản kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho bài thơ. Và nhịp điệu trong bài cũng có sự biến đổi rất linh hoạt theo từng hoàn cảnh thời thế, tâm trạng ông đồ: khi thì nhanh, dồn dập, náo nức (khổ 1, 2); khi thì chậm rãi, nặng nề (khổ 3); khi lại trầm tư, suy ngẫm (khổ cuối)... Tất cả đã làm nên thành công tuyệt bút của tác phẩm.

Tóm lại, bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên là một tác phẩm hay, độc đáo có sức ám ảnh thật lớn đối với người đọc về giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam qua bao đời nay. Vượt qua khuôn khổ nội dung câu chữ trong tác phẩm, câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời nhắc nhở khéo léo của thi nhân về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong hôm nay và mãi mãi mai sau!.

28 tháng 12 2018

*Hình ảnh đối lập trong bài thơ về hình ảnh ông đồ:

+Qúa khứ:

- Không gian:Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ".

-Hình ảnh: Ông đồ là một hình ảnh đẹp cho ngày tết, ông mang lại niềm vui cho mọi người.

-Thái độ của mọi người: Bao nhiêu người nhờ ông viết chữ,bao quanh ông, ngắm nhìn ông viết chữ, tấm tắc khen ngợi ông.

-+Hiện tại:

-Không gian:vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu.

-Hình ảnh ông đồ: Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

-Thái độ của mọi người: không chú ý đến ông nữa, dần dần lãng quên ông.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

Ak, mình học văn không giỏi lắm, mình có tham khảo tài liệu mình nghĩ là đúng nhưng cũng không chắc chắn lắm, bạn tham khảo nhé!

Chúc bạn học tốt nha!

30 tháng 12 2018

*Hình ảnh đối lập trong bài thơ về hình ảnh ông đồ:

+Qúa khứ:

- Không gian:Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ".

-Hình ảnh: Ông đồ là một hình ảnh đẹp cho ngày tết, ông mang lại niềm vui cho mọi người.

-Thái độ của mọi người: Bao nhiêu người nhờ ông viết chữ,bao quanh ông, ngắm nhìn ông viết chữ, tấm tắc khen ngợi ông.

-+Hiện tại:

-Không gian:vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu.

-Hình ảnh ông đồ: Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

-Thái độ của mọi người: không chú ý đến ông nữa, dần dần lãng quên ông.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

30 tháng 1 2023

- Ông đồ ngày xưa được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Khi Tết đến, theo phong tục người ta tìm đến ông đồ để xin chữ để trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

Ông đồ ngày xưa thuộc tầng lớp tri thức hán học nên nhận được rất nhiều sự tôn trọng của mọi người. Có thể nói trong thời xưa ông đồ có một địa vị không thể thay thế được.

Tham khảo dàn ý

 

Giới thiệu ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo.(phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo.Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

a. Kể lại diễn biến câu chuyện mà lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông giáo

Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với ông giáo: “Bán rồi”.Ông giáo thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi.Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

b. Miêu cả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạc

Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó, chua chát kết thúc việc bán chó.Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi han, chia sẻ, an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau của một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo niềm lạc quan cho ông bạn già và chính mình bằng cách pha trò, thấu hiểu nhân cách cao đẹp của lão Hạc bằng tấm lòng người trí thức nhân hậu.

c. Cảm nghĩ của bản thân

Suy nghĩ về bản thân về câu chuyện: Xót thay cho những thân phận khốn khổ trong xã hội, không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên chủNhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
11 tháng 12 2021

viết bài văn mà?

 

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:A.   Giấy đỏB.    MựcC.    Hoa đàoD.   Người thuê viếtCâu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?A. 1935B. 1936C. 1937D. 1938Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:A. Tự sự                                                         B. Miêu tả C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minhCâu 31. Dấu...
Đọc tiếp

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:

A.   Giấy đỏ

B.    Mực

C.    Hoa đào

D.   Người thuê viết

Câu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:

A. Tự sự                                                         B. Miêu tả

 C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minh

Câu 31. Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 32. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Bố đi làm chưa ạ?

B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?

D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?

Câu 33. Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

A. 2 câu

B. 3 câu

C. 4 câu

D. 5 câu

Câu 34. Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 35. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc)

A. Phủ định

B. Đe doạ

C. Hỏi

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 36. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Một trong các chức năng trên

Câu 37. Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Yêu cầu, ra lệnh

Câu 38. Chọn từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 39. Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau?

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

 D. Cả A và B đều sai

Câu 40.Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

 

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

1
11 tháng 3 2022

Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:

A.   Giấy đỏ

B.    Mực

C.    Hoa đào

D.   Người thuê viết

Câu 29. Bài thơ  “Ông đồ”  sáng tác năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:

A. Tự sự                                                         B. Miêu tả

 C. Biểu cảm                                                   D. Thuyết minh

Câu 31. Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 32. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Bố đi làm chưa ạ?

B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?

D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?

Câu 33. Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

A. 2 câu

B. 3 câu

C. 4 câu

D. 5 câu

Câu 34. Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 35. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc)

A. Phủ định

B. Đe doạ

C. Hỏi

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Câu 36. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Một trong các chức năng trên

Câu 37. Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Yêu cầu, ra lệnh

Câu 38. Chọn từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 39. Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau?

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

 D. Cả A và B đều sai

Câu 40.Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

 A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)