Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:
- Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
- Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:
- Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.
- Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
- Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
- Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.
Về nghệ thuật
- Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
- Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
- Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
- Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
- Chúc em học tốt
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
1, Biểu cảm
2 Theo em, người con trở về với mẹ trong câu thơ "Giữa bao la một khoảng trời đắng cay" trong hoàn cảnh khi người con đã trưởng thành và gặp phải những đắng cay, vất vả trong cuộc đời và nay muốn trở về bên vòng tay ấm áp của người mẹ.
3. Biện pháp tu từ điệp ngữ "không còn nữa". Tác dụng: nhấn mạnh sự đau thương và mất mát của người con trước sự ra đi của mẹ.
4. ....
Chép hai câu thơ có thành ngữ là:
+ Bên trời góc bể bơ vơ
+Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ
Giải thích:
+ Bên trời góc bể: Chỉ sự long đong nay đây mai đó, khi bên trời, khi góc biển xa xôi, phiêu bạt.
+ Quạt nồng ấm lạnh: Mùa hè thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông thì nằm trước để ủ ấm chỗ cho cha mẹ trước.
1) Hai câu thơ có sử dụng thành ngữ "bên trời góc bể" và "quạt nông ấp lạnh"
-" Bên trời góc bể bơ vơ" và "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
2) Ý nghĩa của 2 thành ngữ
-"bên trời góc bể" diễn tả nỗi nhớ người yêu không nguôi của Kiều và nỗi đau đớn của nàng khi mối tình đầu vì cảnh ngộ mà phải chia lìa tan tác
- "Quạt nồng ấp lạnh" diễn tả sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha ,mẹ
Phép lặp các từ:ba, giống, già.
Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).
(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.
Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.
(2) Phép nối: Thế là.
Tham khảo
Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.
Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:
"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.
Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
"Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.
Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.
Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".
Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.
Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc về nghĩa cử cho đi và nhận lại vô cùng thấm thía.
Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.
Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.
Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Không nên thay từ lướt bằng từ đi hoặc trôi. Bởi vì từ lướt thể hiện được con thuyền lướt trên biển một cách nhẹ nhàng và nó còn làm hình ảnh thơ trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn (Cái này mik nói khái quát thôi, tại mình cũng không chắc chắn lắm, bạn có thể dựa vào câu của mình)