K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
 Hình 3.5 và 3.6 cho thấy, trong quá trình đô hộ Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây chú trọng đến các hoạt động: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cây công nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ví dụ: ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm:

Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm.

+ Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ: ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm:

Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm.

+ Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Vùng châu thổ sông Hồng:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng.

+ Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.

- Chế độ nước sông:

+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Quá trình khai khẩn, chế ngự:

+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

* Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.

Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.

+ Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.

- Chế độ nước sông:

+ Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

- Quá trình khai khẩn, thích ứng:

+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.

+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

15 tháng 8 2023

 Tham khảo: Du lịch Phan Xi Păng (Fansipan)

- Phan Xi Păng nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Lào Cai. Chiều cao của nó lên tới 3143m, khiến nó có thể được coi là đỉnh núi không chỉ cao nhất cả nước mà còn được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương.

- Trước đây, người ta chỉ có thể chinh phục ngọn núi bằng cách đi bộ, nhưng vào năm 2016, một tuyến cáp treo đã được đưa vào hoạt động. Điều này giúp cho chuyến đi của du khách dễ dàng hơn rất nhiều. Cáp treo ngay lập tức được ghi vào sách kỷ lục Guinness là dài nhất thế giới - 6282m.

- Trong khi di chuyển (bằng cáp treo), bạn tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng đẹp thơ mộng của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Hoặc cảnh đẹp dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn là những cánh đồng lúa chín vàng ươm tại bản Cát Cát. Nó như tô điểm thêm màu sắc tươi đẹp cho SaPa. Đặc biệt, càng lên gần đỉnh Phan Xi Păng, bạn sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh đất trời sapa. Bạn còn có cảm nhận như mình đang được đi bồng bềnh trên mây rất thú vị.

- Chinh phục đỉnh Fansipan luôn đem lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. 

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm môi trường biển của nước ta:

+ Môi trường biển không thể chia cắt.

+ Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.

- Tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa:

+ Tài nguyên sinh vật.

+ Tài nguyên khoáng sản, muối.

+ Tài nguyên du lịch.

+ Tài nguyên năng lượng biển.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

15 tháng 8 2023

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.

+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...

+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…

- Hậu quả:

+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.

+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…

+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….

2 tháng 11 2023

Tác động của con người đến địa hình nước ta là?

A. Biến đổi các dạng địa hình tự nhiên

B. Tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo

C. Tác động qua quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,…

D. Cả ba đáp án trên đều đúng