Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích: Giúp con người kiểm soát sự phát triển của thực vật; sử dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu,… của con người.
Tham khảo!
• Vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương:
- Vòng đời của cây thông trải qua các giai đoạn: cây non, cây trưởng thành, nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử, phôi trong hạt.
- Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành.
• Để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa,…), tránh ứ đọng nước lâu ngày vì muỗi đẻ trứng xuống môi trường nước, do đó cần thực hiện các biện pháp trên để hạn chế muỗi đẻ trứng và gia tăng số lượng; tiêu diệt ấu trùng → Đây là giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của muỗi.
- Sử dụng chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau: củ tỏi không nảy mầm nhờ hormone ức chế
- Con người loại bỏ vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào và tiêu diệt ấu trùng.
Tham khảo!
Các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn như:
- Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi: Vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp, nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất,…
- Lĩnh vực y học: Nghiên cứu chu kì sống của các sinh vật gây hại để tìm biện pháp phòng bệnh, hạn chế tác hại của chúng.
- Lĩnh vực sinh thái và môi trường: Hiểu biết về vòng đời của sinh vật là cơ sở để đánh giá tác động của chúng tới môi trường; thiết lập các biện pháp quản lí môi trường hoặc phục vụ công tác bảo tồn,…
Tham khảo!
- Trong tự nhiên, các loài động vật thể hiện rất nhiều hành vi khác nhau. Chúng thể hiện những hành vi đó để nhận biết những con cùng loài với chúng để thuận lợi cho quá trình giao phối, kiếm ăn, tụ tập thành bầy đàn để phòng tránh kẻ thù hay chống lại các điều kiện ko thuận lợi của môi trường, ...
Vi khuẩn: Phân giải xenlulozo, hemixenluloza, tinh bột, đường, protein thành các chất mà động vật có thể hấp thụ được
Vi khuẩn sống cộng sinh tiến hành quá trình lên men phân giải thức ăn, động vật ăn thực vật dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đáp án C
- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng cỏ trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.
Tham khảo:
Ứng dụng | Cơ sở ứng dụng | Lợi ích |
Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,…), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc để vươn lên |
Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,… | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc và hướng về ánh sáng |
Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,… để kéo dài thời gian ngủ của hạt | Hiện tượng ngủ nghỉ của hạt | Bảo quản hạt tốt hơn |
Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng | Tính hướng sáng | Tiết kiệm diện tích trồng cây |
Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,… Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,… | ứng động sinh trưởng | Giúp tăng năng suất cây trồng |
Tham khảo:
Hiểu biết về vòng đời của cây để đưa ra các biệp pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh, ... nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về lá, hoa, củ, quả, hạt. Ví dụ: tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm, cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá.
Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về thịt, trứng, sữa, các sản phẩm động vật (nhung hươu, tơ tằm, ...). Ví dụ: cho ăn cùng một lượng thức ăn nhưng gà ở giai đoạn từ gà con đến trưởng thành sẽ cho khối lượng thịt nhiều hơn gà ở giai đoạn đã trưởng thành.
Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra các biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: Sử dụng thuốc diệt sâu bướm phá hoại cây xanh; tiêu diệt muỗi ở giai đoạn bọ gây bằng cách cho hóa chất vào nước hoặc loại bỏ các vũng nước đọng nơi muỗi có thể đẻ trứng, ...