Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bứt khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại một bức xạ điện từ bó bước sóng thích hợp.

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là các bước sóng chiếu vào phải nhỏ hơn hoặc bằng λ0 mới xảy ra hiện tượng quang điện => λ0 là bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

Động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra từ mặt quả cầu:
\(\frac{mv^2_{max}}{2}=\frac{hc}{\lambda}-A=2,7.10^{-19}J\)
Gọi Q là điện tích của quả cầu, điện tích này phải là điện tích dương để giữ electron; điện tích Q phân bố đều trên mặt quả cầu, do đó điện thế trên mặt quả cầu là:
\(V=9.10^9.\frac{Q}{R}\). Trên quả cầu hình thành điện trường với các đường sức vuông góc với mặt cầu và hướng ra ngoài ( vì Q>0), điện trường này ngăn cản electron thoát ra khỏi quả cầu, công của điện trường cản là: \(W=eV=9.10^9.\frac{Qe}{R}\)
Muốn cho electron không thoát ra , công đó phải bằng động năng ban đầu cực đại của electron nghĩa là: \(9.10^9.\frac{Qe}{R}=\frac{mv^2_{max}}{2}\)
Thay số ta rút ra : \(Q=1,9.10^{-11}C\)
Chọn đáp án: D