Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ hỗ trợ cùng loài.
-Hiện tượng số lượng cá thể của một quần xã bị số lượng cá thể của quần xã khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
Hiện tượng khống chế sinh học thường xảy ra giữa các loài trong quần xã. Ví dụ, khi thời tiết, thức ăn thuận lợi chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ giảm đi nhanh, cây cối có điều kiện duy trì, phát triển.
- Mối quan hệ giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học
Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. Nhờ khống chế sinh học mà đảm bảo cho kích thước của mỗi quần thể trong quần xã, trong chuỗi và lưới thức ăn giữ được mức tương quan chung, đảm bảo sự cân bằng về sinh thái.
Hạt trần | Hạt kín |
Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón | Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả |
Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở | Hạt nằm trong quả(Trước đó là noãn nằm trong bầu) |
Cơ quan sinh dưỡng: ít đa dạng | Cơ quan sinh dương phát triển đa dạng |
Mạch dẫn phát triển chưa hoàn thiện | Mạch dẫn phát triển hoàn thiện |
=> Ít tiến hoa hơn | => Tiến hóa hơn |
* Trong các đặc điểm phân biệt trên, đặc điểm có hoa của thực vật hạt kín là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất
Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là:
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
Đáp án B
(1) Sai. Đây là mối quan hệ hỗ trợ.
(2) Đúng. Nguồn sống ngày càng khan hiếm, để sinh tồn chúng phải đối kháng nhau, kẻ mạnh hơn sẽ được quyền sống.
(3) Sai. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một ví dụ về cạnh tranh cùng loài.
(4) Đúng.
Câu 8
- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 1
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.
Cây Rêu có đặc điểm đơn giản hơn cây dương xỉ..
Xét về từng bộ phận nhé.
*Rễ: -Cây rêu: Sợi có khả năng hút
-Cây Dương Xỉ: Rễ thật
*Thân: -Cây Rêu: Nhỏ,không phân cành
-Dương xỉ: hình trụ,nằm ngang
*Lá: -Rêu: nhỏ,1 đường gân
-Dương xỉ: Lá già có phiến lá xẻ thùy...Lá non đầu cuộn tròn, có lông trắng
*Mạch dẫ cơ quan sinh dưỡng: -Rêu: chưa có
-Dương xỉ: đã có chính thức
Chọn A
Quan hệ hỗ trợ cùng loài trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
Xét các hiện tượng của đề bài:
1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài khác nhau chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.
2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau: Đây là quan hệ hỗ trợ cùng loài, nhờ hiện tượng này mà nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mứi sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng : Đây là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng kiếm mồi của các cá thể sói cùng loài.
Vậy có 2 mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài
* Đây là một câu hỏi khó và nâng cao!!!
---- Quang hợp và hô hấp trái ngược nhau ở chỗ:
+ Hô hấp hấp thụ khí O2 và thải ra khí Co2
Còn quang hợp hấp thụ khí Co2 và thải khí O2
+ Quang hợp chế tạo chất hữu cơ
Còn hô hấp phân giải chất hữu cơ
---- Tuy trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ ở chỗ:
+ Hai hiện tượng này đều dựa vào nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia.
+ Mỗi cơ thể thực vật sống đều tồn tại song song 2 hiện tượng trên. Nếu thiếu 1 trong 2 hiện tượng thì sự sống sẽ ngừng lại.
Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau vì :
- Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ , tích lũy năng lượng từ \(CO_2\) và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng
- Hô hấp là quá trình sử dụng \(ô-xi\) phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể , đồng thời thải ra khí \(CO_2\) và hơi nước
Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau : Hô hấp sẽ không thực hiện được nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được nếu không có năng lượng do quá trình hô hấp giải phóng ra
Đáp án A
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ hỗ trợ cùng loài
→ giúp cây thông có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường, dễ dàng lấy thức ăn hơn.