K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

e chịu r ỤnỤ

5 tháng 1 2022

whyyyyyyyyyy :,(((((((((

ạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

Hòa Bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống xung túc và đủ đầy.

Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như 2 quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang và chết chóc.

Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tôi ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình.

Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

8 tháng 9 2016

a)MB: Giới thiệu chung về chiếc nón lá

b)TB:

-Nguồn gốc và lịch sử của nón

-Đặc điêmt cấu tạo

-Quy trình làm nón

-Công dụng của nón

-Giá trị của chiếc nón:

   +Khinh tế

   +Thẩm mĩ, văn hóa

c)KB: Cảm nghĩ chung về chiếc nón là trong đời ssoongs hiện tại

9 tháng 9 2016

BN THAM KHẢO DÀN Ý NÀY NHÉ PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐTSâu Lườihihi

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2 - Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.


- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông -Hà Tây
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ . Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
hoặc
I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?...
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB:Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá. 

28 tháng 8 2018

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lý Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

A.      MỞ BÀI

“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

(Nguyễn Đình Chiểu)

Sống giữa cái xã hội đảo điên, nhân tình thế thái đen bạc ở giữa thế kỷ XIX, nhà chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu dù gặp cuộc đời nghiệt ngã, vẫn suốt đời phấn đấu và thực hiện cho được lý tưởng nhân nghĩa mà ông hằng theo đuổi… Lý tưởng đó đã được tác giả gửi gắm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” - một tác phẩm mang tính chất tự thuật được nhân dân ta yêu thích. Qua hành động “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, ta phần nào hiểu được quan niệm sống nhân nghĩa cao đẹp ấy.

B.       THÂN BÀI

Sau khi từ giã thầy học của mình, Vân Tiên trở về quê thăm viếng cha mẹ để chuẩn bị lên kinh đô ứng thí, giữa đường gặp người dân chạy loạn do bọn cướp gây nên, chàng đã hỏi qua sự tình và nguyện “Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”…

Trong xã hội phong kiến việc thi cử là một việc hệ trọng đối với kẻ sĩ. Ở hoàn cảnh bất thường đó, người ta thường dễ né tránh mọi nguy hiểm để giữ toàn tính mạng… Thế nhưng Lục Vân Tiên đã không suy nghĩ theo kiểu thường tình như vậy, thấy người bị nạn, chàng đã tìm cách cứu giúp bằng cách “bẻ cây” làm vũ khí xông vào đánh bọn cướp:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”.

Đó là hành động giàu lòng nghĩa hiệp của một con người. Tính cách vì nghĩa không chỉ thể hiện ở hành động mà còn đọng lại trong lời kết tội bọn cướp:

“Kêu rằng: bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Nghĩa cử cao đẹp ấy xuất phát từ lòng yêu thương những người dân lương thiện vô tội và cũng vì họ mà chàng sẵn sàng cản ngăn những việc làm “hại dân” của lũ côn đồ hung bạo kia. Việc xảy ra giữa đường, những người dân chạy cướp kia đều không hề có liên quan đến chàng. Thế nhưng thấy việc nghĩa là phải ra tay, việc làm ấy sao giống nghĩa cử của Hớn Minh, ông Ngư…

Chuyển: Mặc dù chàng chỉ có một thân một mình, vũ khí chỉ là cây gậy còn bọn cướp thì đông đảo “Lâu la bốn phía bổ vây bịt bùng”, có gươm giáo và thật hung hãn thế nhưng chàng vẫn không sờn lòng. Người tráng sĩ ấy đả “tả đột hữu xông”, “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”. Chàng đích thực là một người có tài thao lược và tinh thần dũng cảm. Sự dũng cảm ấy làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp đẽ và khiến cho mọi người thêm phục… Được sự cổ vũ của lý tưởng nhân nghĩa, do tài năng võ nghệ và sự dũng cảm phi thường, Vân Tiên đã làm cho bọn lâu la phải “quăng gươm giáo”, còn tên tướng cướp Phong Lai phải bỏ mạng, chàng thư sinh họ Lục hoàn toàn làm chủ trên chiến trường.

Chuyển: Tính cách của Lục Vân Tiên còn được bộc lộ qua việc giao tiếp với những nạn nhân vừa được chàng cứu sống… Chàng đã ân cần, thăm hỏi những người bị nạn và thật xúc động khi nghe Kiều Nguyệt Nga trần tình. Đó chính là biểu hiện cho tấm lòng nhân hậu của một con người:

“Vân Tiên nghe nói động lòng

Đáp rằng: ta đã trừ dòng lâu la”…

Không chỉ thực hiện được hai chữ “nghĩa”, “nhân” mà Lục Vân Tiên còn biết giữ cho mình chữ “lễ” theo đúng quan niệm Nho gia xưa kia. Đó là sự giao tiếp đứng đắn của một người có đọc sách thánh hiền với một người phụ nữ hoàn toàn xa lạ với mình;

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai”.

Nhưng có lẽ điều mà khiến cho mọi người càng thêm cảm phục chàng đó chính làtính cách “trọng nghĩa khinh tài” cao thượng. Khi nghe Nguyệt Nga mời mọc chàng ghé lại nhà và ngỏ ý “báo đức thù công”, Vân Tiên đã khước từ mọi chuyện ân huệ:

“Vân Tiên nghe nói liền cười

Làm ơn há dễ trông người trả ơn”

Trước tấm chân tình ơn đền nghĩa trả của nạn nhân vừa được cứu giúp, Vân Tiên chỉ đánh đổi bằng một cái cười hồn nhiên của một con người hào hiệp, quen sống vô tư, làm việc nghĩa theo bản tính của mình. Một nụ cười tốt bụng, đôn hậu, rất đặc trưng cho người trai Nam bộ. Nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Cái cười đáng yêu, đáng kính sao ! Một là cái cười của anh hùng quân tử, hai là cái cười của anh con trai, ba là cái cười của quần chúng rộng lượng, đều ở trên môi Vân Tiên”. Hơn nữa, thấy việc nghĩa là phải ra tay đó là nghĩa vụ của kẻ làm trai, là thước đo phẩm chất của một người anh hùng theo quan nệm của Vân Tiên mà cũng là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân ta nói chung:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Trong lời nói hào hiệp đó, ta nghe âm vang tiếng nói của Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn được nhiều người yêu mến và ca tụng:

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”

Với một chiếc gậy bên đường mà một mình dám xông vào một lũ lâu la quen nghề gươm giáo, việc làm ấy thật nguy hiểm mà vẫn thản nhiên như không đồng thời chỉ đánh đổi bằng một nụ cười nhẹ nhàng, đáng yêu. Hành động, tâm tư tình cảm của Vân Tiên là bóng dáng cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu… Đó còn là suy nghĩ và hành động vì nghĩa của cả tập thề những con người biết sống đẹp mà tác giả đã tái hiện trong tác phẩm: một ông Ngư “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”, một Hớn Minh nghĩa hiệp… Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “Cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” (Hoài Thanh). Hành động nghĩa hiệp ấy thật đẹp. Lý tưởng sống của cụ Đồ Chiểu rất gần với lý tưởng anh hùng của thời đại chúng ta…

C.      KẾT BÀI

Qua việc vận dụng nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật theo thủ pháp quen thuộc của truyện cổ dân gian: để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ bản chất, tính cách bằng hành động cụ thể, đoạn trích đã làm ngời lên nhân vật trung tâm của truyện: một con người có bản tính nhân nghĩa hào hiệp, giàu lòng thương người, một hiện thân của cái thiện chống cái ác…

Hình ảnh Lục Vân Tiên như nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống phải có trách nhiệm với mọi người, luôn luôn có ý thức mình là con cháu Nguyễn Đình Chiểu, một người mang dòng máu anh hùng, vô tư hào hiệp của nhân dân Nam bộ, của dân tộc Việt Nam.

21 tháng 10 2021

PC về lượng

17 tháng 8 2016

Trong cuộc sống của chúng ta , ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi. Một dụng cụ học tập quen thuộc, gắn bó với thời học sinh và cũng như là lúc trưởng thành

       Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời. Từ rất lâu rồi, cha ông ta chỉ sử dụng bút lông để viết hoặc vẽ. Búi lông ấy có thể làm từ lông chim, lông gà,......nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.

Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.

– Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.

Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. 

-Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

Bút bi có rất nhiều loại mực nhưng chủ yếu là màu xanh, màu đỏ và màu đen. Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.

Bạn có thể tham khảo bài này. Chúc bạn học tốt!

 

17 tháng 8 2016

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.

Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.

Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.