K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2022

          CMTS

CMTS Hà Lan

CMTS Bắc Mĩ

CMTS Anh

CMTS Pháp

Thời gian

Thế kỉ XVI

1775-1783

Thế kỉ XVII

Cuối thế kỉ XVII

Hình thức

- Cách mạng giải phóng dân tộc

- Cách mạng giải phóng dân tộc

- Nội chiến

- Nội chiến,chống ngoại xâm

Ý nghĩa

- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tưu bản ở Hà Lan phát triển

- Được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

- Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân,làm cho nền kinh tế tư bản của Bắc Mĩ phát triển

- Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XX

- Đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới

- Là bước quá độ từ phong kiến sang nền TBCN

- Là thắng lợi của chế độ xã hội mới ,thắng lợi của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến

- Lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền,xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản

Hạn chế

- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi  của nhân dân…

- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân,quyền dân chủ bị hạn chế.Chỉ những người da trắng mới được đi bầu cử,…

- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến…

- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân,không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ bóc lột phong kiến,không giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân …

25 tháng 12 2016

-Tháng 10/1929 Mĩ bước vào khủng hoảng ,làm kinh tế,tài chính Mĩ bị chấn động

-Ru-đơ-ven đề ra chính sách kinh tế mới với những đạo luật nhằm phục hưng công nông nghiệp,phục hồi tài chính

-Chính sách mới đưa Mĩ đi vào ổn định

19 tháng 9 2021

Đẩy nhanh quá trình dệt ( rất ngắn gọn) :))

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

   - Việc chế tạo thành công máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Étmơn Cácrai đã đưa năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay. Tuy nhiên do máy móc chạy bằng sức nước nên có sự bất lợi, các nhà máy phải xây dựng gần các khúc sông chảy xiết và không thể hoạt động vào mùa đông

20 tháng 10 2019

*Hoàn cảnh :

-Nghèo tài nguyên , có thiên tai động đất, núi lửa.

-Trong nước, chế độ phong kiến mục nát

-Các nước đế quốc đang xâm lược Châu Á.

*Nội dung:

-Kính tế:

+Thống nhất tiên tệ.

+Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+Xây dựng cơ sở hạ tần, đường xá, cầu cổng phục vụ giao thông.

-Chính trị, xã hội:

+Bãi bỏ chế độ nông nô.

+giáo dục: Chú trọng nội dung KH-KT trong giảng dạy,cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.

-Quân sự:

+Quân đội được tổ chức, huấn luyện kiểu phương tây.

+Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+Công nghiệp: đóng tàu, sản xuất vú khí được chú trọng.

*Kết quả:

+Đưa nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

+Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

*Tính chất:

-Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

20 tháng 10 2019

Nêu hoàn cảnh, nội dung, kết quả cuộc Duy tân Minh Trị?
- Cuối năm 1867, đầu năm 1868 chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách;
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
* Ý nghĩa:
+ Tạo nên những chuyển biến XH sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa nước Nhật trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á

27 tháng 12 2017

Do các nước như Mĩ,Pháp,Anh có nhiều thuộc địa nên trút gánh nặng vào thuộc địa
Đức, Ý, Nhật ít thuộc địa, trong nước lại nội chiến nên con đường phát xít hóa sẽ xóa đc nội chiến (theo cách tiêu cực), sau đó gây chiến tranh giành thuộc địa để thoát khủng hoảng

19 tháng 10 2018

Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrick Engels.

Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

19 tháng 10 2018

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916)..

Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông Aleksandr Ilyich Ulyanov bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến.

Năm 24 tuổi, Lenin vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lenin trở thành người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lenin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lenin lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga thành công.Ông còn là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Năm 1919, Lenin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lenin: “Lenin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Marx - Engels. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.

V. I. Lenin được vinh danh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

23 tháng 3 2021

Thời gian

Quá trình xâm lược của TDP

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1-9-1858

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta

-Quân dân ta anh dũng chống trả, quân Pháp bước đầu bị thất bại.

1859

Tấn công Gia Định

-Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi.

-Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm cỏ đông.

 

1867

Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kỳ

-Nhân dân Nam Kỳ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

-Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc...

1873

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất

-Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên... Trận Cầu Giấy 21-12-1873 giết chết Gác-ni-ê

-Tại các tỉnh, nhân dân lập căn cứ kháng chiến...

1882

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

Nhân dân phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến... Đặc biệt trận Cầu Giấy 19-5-1883 giết chết Ri-vi-e.

1883

Đánh chiếm Thuận An, buộc triều đình ký hiệp ước Hác Măng

Phong trào kháng chiến càng được đẩy mạnh, nhiều

văn thân sĩ phu phản đối lệnh bãi binh...

24 tháng 3 2021

cảm mơn bạn nhìu nhavui

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

* Ở Pháp:

- Sản lượng gang, sắt tăng 3 lần, độ dài đường sắt tăng 100 lần.

- Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870, có khoảng 27000 chiếc.

⟹ Nước Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Anh).

* Ở Đức:

- Trong công nghiêp:

+ Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng từ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần.

+ Công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.

- Trong nông nghiệp:

+ Máy móc cũng được sử dụng trong nông nghiệp: máy cày, máy bừa, máy gặt đập,...

+ Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi, làm tăng năng suất cây trồng.



 

29 tháng 12 2021

giúp với