Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xa đến nay là đức hi sinh
Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác
Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy kho khăn, nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người
Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.
Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay " một người vì mọi người, mọi người vì một người".
Hội Luật gia Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tập hợp vào Hội những người đã và đang công tác pháp luật theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ này; xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghề nghiệp;
2. Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật;
3. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân;
4. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia một số hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của các cơ quan nhà nước;
6. Phối hợp hoạt động và làm nghĩa vụ thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội;
7. Tham gia các hoạt động chính trị, pháp lý phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
8. Phản ánh tâm tư nguyện vọng của giới luật gia Việt Nam với Đảng, Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; động viên tinh thần và quan tâm đến lợi ích của hội viên, làm cho hội viên gắn bó với Hội;
9. Xuất bản và phát hành sách, tạp chí, báo pháp luật đáp ứng yêu cầu hoạt động đối nội và đối ngoại của Hội, theo quy định của pháp luật;
10. Tham gia các hoạt động quốc tế phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật;
11. Vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước;
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội;
13. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
#Châu's ngốc
Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN. Tham gia hợp tác trong ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hoá của Đảng ta.
Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN vì ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Lãnh đạo Cấp cao của Việt Nam cũng đã chỉ đạo phương châm tham gia ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ là “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”. Theo đó, để nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN trong tình hình mới, Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ nâng cao nhận thức và xác định phương hướng, biện pháp hợp tác đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức bộ máy và tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN, tạo nên một nỗ lực chung của quốc gia thông qua Chương trình hành động của Chính phủ về việc Việt Nam tham gia ASEAN đến năm 2015. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế làm việc và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN sau khi có Hiến chương, nhẳm nâng cao chất luợng và hiệu quả công tác phối hợp trong bộ máy các cơ quan tham gia ASEAN của Việt Nam.
Theo quy định của Hiến chương, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ tháng 1-12/2010. Để đảm nhiệm cương vị quan trọng này, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị từ sớm, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lập UBQG về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành và nhiều địa phương. Công tác chuẩn bị đang được khẩn trương tiến hành trên các mặt cả về nội dung, lễ tân-hậu cần, an ninh, tuyên truyền… Trong quý I năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì tổ chức và điều hành thành công nhiều hoạt động quan trọng của ASEAN, trong đó đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Hà Nội, 8-9/4/2010) và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Đà Nẵng, 29/2-1/3/2010). Những kinh nghiệm, bài học quí báu rút ra từ quá trình tham gia ASEAN sẽ là tiền đề thuận lợi để Việt Nam có thể đảm đương tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, tiếp tục khẳng định vai trò
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Đặt vấn đề:
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
Giải thích các khái niệm:
+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
Bình luận về tự học:
Vai trò của tự học :
+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Tự học như thế nà cho có hiệu quả:
+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
–> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Trong cuộc sống, đôi khi những trò đùa độc ác, vô ý có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Nhất là khi trò đùa ấy lại nhắm vào một đứa trẻ không có bố. Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ đến với Xi-Mông nếu không gặp được bác thợ rèn Phi-líp, trong đoạn trích;" Bố của Xi - mông", truyện ngắn đặc sắc của nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng thế kỉ XIX G.Mô-pa-xăng ? Cuộc gặp tình cờ ấy đã thay đổi số phận của cậu bé, đem đến cho em một người bố thực thụ. Nhưng chính Phi-líp đã bị chinh phục bởi chú bé đáng yêu và người mẹ của em. Diến biến tâm trạng nhân vật Phi-líp trong đoạn trích sẽ giúp mọi người cảm nhận rõ ý nghĩa nhân văn của tác phầm này.
Xi-mông là con trai của chị Blang-sốt, người phụ nữ xinh đẹp trót bị lừa dối nên phải đơn độc nuôi con. Xi-mông đi học, bị bạn bè giễu cợt , đánh đập vì không có bố. Chú bé dại dột định tìm đến cái chết. Bác thợ rèn đã dẫn em về nhà và gặp mẹ em. Thông cảm với hoàn cảnh của Xi-mông và chị Blang-sốt, bác đã đồng ý làm bố của Xi-mông. Cuộc gặp gỡ giữa hai người thợ rèn tốt bụng và chú bé diễn ra thật tình cờ bên bờ sông. Lúc ấy em đã tuyệt vọng vì bị đối xử một cách tàn tệ. Đâu phải lỗi của nó! em cô đơn biết bao, khi những lời chế nhạo ấy như cao dao đâm thẳng vào trái tim của em. Bởi vậy. em đã nghĩ đến cái chết một cách dại dột. May thay, hôm ấy khôg phải là một ngày u ám để những ý nghĩ đen tối thành hình. Thiên nhiên đã nhân hậu biết bao trước chú bé đáng thương. Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm, nước lấp lành như gương, đã xóa đi phần nào nỗi buồn trong lòng em, để em được trở lại với bản tính hồn nhiên trẻ con của mình. Dẫu bất hạnh vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha, nhưng em vẫn là một đứa trẻ ngoan hiểu động. Hình ảnh em chơi đùa trên bãi cỏ, đuổi theo chú nhái con màu xanh lục và vồ hụt ba lần. Nhưng ngay lập tức, những cảm giác tủi nhục lại ùa đến ngay chính vào lúc em bắt đk con nhái và chứng kiến cảnh con vật cố giãy giụa thoát thân.Hình ảnh ấy khiến Xi-mông liên tưởng ngay đến bản thân mình, em có khác gì con nhái đáng thương kia đâu, hẫng hụt chới với bởi sự vô tâm trong trò đùa độc ác của đám bạn. Em vô cùng nhạy cảm nên ngay lúc ấy "em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và cảm thấy buồn bà vô cùng em lại khóc". Tiếng khóc ấy khiến bất cứ ai biết quan tâm đến những đứa trẻ cũng dễ mủi lòng. Trong lúc ấy, Xi-mông đã gặp được bác thợ rèn Phi-líp, một con người tốt bụng. Bác được giới thiệu là "một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu". Dáng vể ấy có lẽ đã tạo được niềm tin và chỗ dựa tin cậy để em thổ lộ lòng mình. Em đã không ngần ngại trước người đàn ông lạ này, để tiếp tục những dòng lệ tủi cực cùng giọng nói đầy nước mắt. Câu trả lời thật thà của Xi-mông "cháu không có bố" được khẳng định hai lần khiến bác đã đoán định được nguyên nhân sau tiềng nấc buồn tủi của em. Bởi thế, cái mỉm cười ban đầu đã được thay thế bằng thái độ nghiêm trang vì bác hiểu đây kô phải chuyện trẻ con mà là vấn đề hệ trọng gây thương tổn cho tâm hồn của chú bé ngây thơ đáng yêu này. Bản thẩn bác đã biết mong manh về mẹ em, vì vậy bác đã quyết định đưa em về. Khi giáp mặt với mẹ Xi-mông , chính thái độ của mẹ em đã phải khiến bác thay đổi hẳn thái độ: bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị kẻ khác lừa dôi. Điều đó chứng tỏ bác là một con người đứng đắn và từng trải để có thể nhận ra bản chất người khác chỉ sau một cái nhìn. Được chứng kiến nỗi đau khổ của người mẹ trước đứa con không có bố, bác đã thể hiên sự trân trọng trước nhân cách một người mẹ và một đứa con đang được bao bọc. Chính vì vậy em đã nhận ra phẩm chất của một người bố tuyệt vời - một chỗ dựa đáng tin cậy cho cậu bé thiếu tình thương này. Chú bé đã không ngần ngại đề nghị bất ngờ nhận bác làm bố. Trước khao khát ấy đã khiến bác không thể từ chối. Không những thế, bác còn bộc lộ sự xúc động trước tâm hồn trong trắng của em: "Người thợ nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh." Niềm vui có bố đã giúp em khẳng định đầy kiều hãnh trước đám bạn. Bản chất tốt đẹp của một người lao động chân chính đã giúp bác có niềm thông cảm sâu sắc trước những số phận bất hạnh.
Đoạn trích còn nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng sử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.
Bạn tham khảo
Bài làm
Em rất yêu thương bố mẹ của em. Công ơn sinh này và nuôi dưỡng của cha mẹ bằng sông bằng biển, bổn phận con cái dù có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể báo đáp hết. Như bố mẹ lại thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý đến hành vi, cư xử của bản thân. Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con. Bố mẹ đã có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi bảo "bây giờ cha/ mẹ bận lắm. Chúng ta hãy nói về việc này sau nhé". Đây vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù thời gian "sau này" đã qua không biết bao lần. Em mong rằng bố mẹ hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng. Cách bố mẹ giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của con trẻ. Mong bố mẹ hãy kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn. Chúng con đang ngày càng trưởng thành và lớn lên, đã nhận thức được rất nhiều điều, vậy nên đó là những điều mà con mong bố mẹ có thể thay đổi.
Bài mình tự làm, không chép mạng có gì sai sót mong các bạn bỏ qua nha.
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Nững câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép. Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác. Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi. Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
#THAM KHẢO
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?
Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
ko ai giúp tui à