Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phương trình minh hoạ:
SO2 + H2O ⇌ H2SO3
SO2 + BaO → BaSO3
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.
2. Trong hợp chất sulfur dioxide (SO2), nguyên tố sulfur có số oxi hoá +4, là số oxi hoá trung gian giữa các số oxi hoá -2 và +6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hoá – khử, SO2 có thể bị khử hoặc oxi hoá.
Sulfur dioxide thể hiện đầy đủ các tính chất của acidic oxide như phản ứng với nước tạo môi trường acid, phản ứng với basic oxide hoặc base tạo thành muối.
Vậy sulfur dioxide có phản ứng được với calcium hydroxide, calcium oxide. Phương trình hoá học minh hoạ:
SO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaSO3 + H2O;
SO2 + CaO → CaSO3.
- Tính chất cơ bản của sulfur:
+ Tính chất vật lí: sulfur là chất rắn, không tan trong nước, ít tan trong alcohol, tan nhiều trong carbon disulfide. Sulfur nóng chảy ở 113 oC và sôi ở 445 oC.
+ Tính chất hoá học: khi tham gia phản ứng hoá học, sulfur có thể thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử. Trong thực tế, hầu hết các phản ứng của sulfur chỉ xảy ra khi đun nóng.
- Tính chất cơ bản của sulfur dioxide:
+ Tính chất vật lí: Ở điều kiện thường, sulfur dioxide là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
+ Tính chất hoá học: khi tham gia phản ứng hoá học, sulfur dioxide thể hiện tính chất của acidic oxide. Ngoài ra, sulfur dioxide còn thể thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
- Một số biện pháp giảm thiểu tác hại của sulfur dioxide với môi trường: xử lí khí thải của nhà máy trước khi thải khí ra môi trường; chuyển hoá sulfur dioxide thành các chất ít gây ô nhiễm môi trường hơn…
a) Sulfur dioxide là chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid.
Do có khả năng tẩy trắng và diệt khuẩn, sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống nấm mốc cho sản phẩm mây, tre đan,…
Trong nghiên cứu, sulfur dioxide lỏng là một dung môi phân cực, được sử dụng để thực hiện nhiều phản ứng.
b) Một số nguồn phát thải khí sulfur dioxide vào khí quyển:
- Nguồn tự nhiên: Khí thải núi lửa, trên toàn thế giới, nguồn sulfur dioxide tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng ở các khu vực đô thị và công nghiệp, nguồn nhân tạo chiếm ưu thế.
- Nguồn nhân tạo: Chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide (galen, blend) trong luyện kim, đốt sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid, …
Dựa trên các nguồn phát sinh sulfur dioxide do hoạt động của con người, các biện pháp để cắt giảm sự phát thải khí này được đề xuất như sau:
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.
a) Các phương trình hoá học minh hoạ:
SO2(g) + CaO(s) → CaSO3(s);
SO2(g) + Ca(OH)2(aq) → CaSO3(s) + H2O(l).
b) Trong các phản ứng trên, vai trò của sulfur dioxide là acidic oxide.
Cả hai phản ứng trên, số oxi hóa của nito đều không đổi ( đều là phản ứng oxit hóa nội phân tử)
Trong hai phản ứng :
$NH_4^+$ đều là chất khử ( số hóa oxi hóa của N tăng từ -3 lên 0)
$NO_3^- , NO_3^-$ đều là chất oxi hóa ( số oxi hóa của N lần lượt giảm từ +3 xuống 0 và giảm từ +5 xuống +1)
NH4NO2 N2 + 2H2O; NH4NO3 N2O + 2H2O
N có số oxi hóa +3 và +5 trong NO2- và NO3- : đóng vai trò chất oxi hóa.
N có số oxi hóa -3 trong NH4+: đóng vai trò chất khử.