Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây 4 sẽ sống và phát triển bình thường nhé!
– Cây 4 sẽ phát triển bình thường. Vì có nước, chất khoáng, ánh sáng và không khí để thực hiện các quá trình trao đổi khí.
Khi đã buộc chặt đồng hồ trong túi nilon rồi thả vào chậu nước ta vẫn nghe thấy tiếng chuông khi áp tai vào thành chậu là do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi nilon, qua nước, qua thành chậu và lan truyền tới tai ta.
+Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
1,Bề mặt của mặt trời rực sáng, nóng tới 6000 độ C. Giác mạc của chúng ta giống như một thấu kính hội tụ ánh sáng ở võng mạc. nếu nhìn thẳng vào mặt trời, ánh sáng mạnh này có thể làm cho võng mạc bị hỏng suốt đời.
2,Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn. Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
Vì Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.và ánh sáng mật trời có tia tử ngoại có thẻ làm hại cho mắt
+Do khí thải của nhà máy. +Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra. +Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông. +Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp và có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch… Ngoài ra, bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
Khí thải từ các phương tiện, chất trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp hay nhiên liệu đốt là những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng của không khí, gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc...
Tại sao nước biển lại mặn ?
Do chúng chứa lượng muối rất lớn. ... Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển.
Corona là virus hay vi khuẩn?
Corona là 1 loại virus bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Mây có từ đâu?
Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí như những giọt nhỏ. Các hạt nhỏ này là tương đối đặc và ánh sáng không thể đi sâu vào trong mây trước khi nó bị phản xạ ra ngoài, tạo cho mây có màu đặc trưng là màu trắng.
Tổ tiên chúng ta là ai?
Tổ tiên chúng ta là vượn người
@Phương Nghi / \\\'TMT\\\'
#nguyễn minh hiếu
Nhung cau hoi nay khong kho dau cac ban lam nhanh nhe !
- Âm thanh khi lam truyền ra xa sẽ yếu đi.
- Ví dụ: Hai người bạn đang nói chuyện với nhau. Từ từ tăng khoảng cách giữa hai người. Thì đến một khoảng cách nào đó hai người sẽ không nghe thấy người kia nói gì, hoặc họ phải nói to hơn.
Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.
Ví dụ:
+ Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi.
+ Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa.
+ Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi...
+ Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.
- Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu.
- GV nhận xét và ghi điểm.
3. Tiết mới
a) Giới thiệu Tiết
- GV hỏi:
+ Tại sao ta có thể nghe thấy được âm thanh?
- Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua Tiết học hôm nay.
Ø Hoạt động 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí.
- GV hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?
+ Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 84.
- Gọi HS phát biểu dự đoán của mình.
- Để kiểm tra xem các bạn dự đoán kết quả có đúng không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Lưu ý HS: giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống, cách miệng ống từ 5- 10 cm.
+ Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Vì sao tấm ni lông rung lên?
+ Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết?
+ Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động?
+ Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào?
- Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.
+ Nhờ đâu mà người ta có thể nghe được âm thanh?
+ Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì?
- GV giới thiệu: Để hiểu hơn về sự lan truyền của rung động chúng ta cùng làm thí nghiệm.
- GV nêu thí nghiệm: Có 1 chậu nước, dùng một ca nước đổ vào giữa chậu.
+ Theo em , hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên?
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.
- GV nêu: Sóng nước từ giữa chậu lan ra khắp chậu đó cũng là sự lan truyền rung động. Sự lan truyền rung động trong không khí cũng tương tự như vậy.
ØHoạt động 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
- GV nêu: Âm thanh lan truyền được qua không khí. Vậy âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng được không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV dùng chiếc ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì?
- GV hỏi HS:
+ Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi nilon.
+ Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?
+ Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.
- GV nêu kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí, mà truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy ta có thể đánh tan lũ giặc.
ØHoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.
- Hỏi: Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên?
- GV nêu: Muốn biết âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan tryền ra xa chúng ta cùng làm thí nhgiệm.
ØThí nghiệm 1:
- GV nêu: Cô sẽ vừa đánh trống vừa đi lại, cả lớp hãy lắng nghe xem tiếng trống sẽ to hay nhỏ đi nhé !
- GV cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi vào lớp.
+ Khi đi xa thì tiếng trống to hay nhỏ đi?
ØThí nghiệm 2:
- GV nêu: Sử dụng trống, ống bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như thế ở hoạt động 1. Sau đó bạn cầm ống bơ đưa ống ra xa dần.
+ Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Qua hai thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi và vì sao?
+ GV yêu cầu: hãy lấy các VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS lấy VD đúng, có hiểu biết về sự lan truyền âm thanh khi ra xa nguồn âm thì yếu đi.
3.Củng cố:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”
- GV nêu cách chơi:
+ Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.
+ HS lên nói chuyện: 1 HS áp tai vào lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại.
- GV yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi xem HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì.
- GV tổ chức cho nhiều lượt HS chơi, cứ 2 HS nói chuyện thì có 1 HS đứng cạnh HS nói giám sát xem bạn có nói nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy thì người chơi bị phạm luật và dừng cuộc nói chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã trò chuyện thành công.
+ Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?