">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

hoi khoai

8 tháng 1 2019

Tôi đang đi dạo trong khu rừng thật yên tĩn , tâm hồn tôi như hòa vào trong bầu không khí yên tĩnh thanh bình . Ôi!Cái gì thế kia .Tôi đang nhìn cái bóng lờ mờ . Tôi sợ sệt tiến lại gần.Ồ ! thì ra là bác gấu đen ,nhưng sao trông bác lại buồn thiu thế kia,tôi tự hỏi.Tôi tiến về phía bác Gấu .

Cháu chào bác Gấu !Tôi chào bác

Bác ơi sao hôm nay nhìn bác buồn vậy .Bộ có chuyện gì chăng ?

Bác Gấu buồn thiu,thở dài

Bác buồn quá cháu ạ ! Bây giờ , bác như một nhười vô gia cư , ko nhà ko cửa . Gia đình bác đã ra đi trong cuộc lũ lụt vùa qua.......

9 tháng 2 2019

gấu ở đây có 2 nghĩa,bạn muốn viết nghĩa bóng hay đen vaiị

9 tháng 2 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.

 ngay-gau-vn

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.

Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

4 tháng 3 2019

may mo moi co nha con

8 tháng 3 2019

Tham khảo ạ

Chào anh! Tôi tên là Mousi - chú gấu đầu tiên được đưa về trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. Tôi được các chú kiểm lâm phát hiện trên một chuyến xe khách. Ôi thật may mắn đối với tôi! Nếu như tôi không được cứu kịp thời thì chuyện gì sẽ xảy ra đối với tôi? Có lẽ bây giờ chắc tôi cũng giống như mẹ của tôi, bị nhốt trong những nông trại nuôi gấu hay đã bị giết để nấu cao rồi chăng?

Dù tôi được phát hiện trong một tình trạng sức khỏe không được tốt cho lắm nhưng sau khi được sống trong trung tâm cứu hộ, được chăm sóc tận tình. Bây giờ tôi đã có thể leo trèo, lăn lộn và tìm được bản năng vốn có của loài gấu.

Hôm nay, được sự khuyến khích của các anh chị bên turng tâm cứu hộ, tôi mạnh dạn viết thư, nhờ các anh chị chuyển đến anh – một người đã và đang làm công việc mà chúng tôi cho rằng đó là phi lí đối với chúng tôi và không thuận tự nhiên – nuôi gấu lấy mật.

Anh biết không?

Thời gian quan, trung tâm cứu hộ gấu cũng đã giải cứu thêm được một số bạn gấu khác nữa. Nhưng anh không thể tưởng tượng được các bạn ấy như thế nào đâu. Có bạn thì cụt tay, có bạn thì thọt chân. Hay nghiêm trọng hơn là có bạn khó có thể sống sót vì tình trạng sức khỏe của các bạn ấy vô cùng tồi tệ.

Sau khi các bạn ấy đến trung tâm, tôi đã hỏi thăm các bạn ấy vì sao lại thành ra như vậy. Thật đau lòng khi nghe câu chuyện của các bạn ấy. Họ chính là những chú gấu bị nuôi, nhốt trong những nông trại nuôi gấu lấy mật của các anh. Cứ đến kì, họ phải chịu đau đớn bởi những chiệc kim dài, đâm sâu vào trong lồng ngực để lấy ra những dòng mật xanhcủa mình. Tôi không biết nó có tác dụng gì cho cuộc sống vốn đầy đủ của các anh. Nhưng với chúng tôi, mỗi lần như thế, các bạn ấy chỉ có thể đau đớn la hét, rên rỉ nhưng không thể co mình lại được. Bởi vì các bạn ấy bị nhốt trong những chiệc lồng chật hẹp và lúc đó các bạn đã khóc. Các bạn gấu khóc một phần vì đau đớn,giam cầm, một phần vì thương nhớ tự nhiên, khu rừng xanh yên bình ngày nào chúng tôi tự tại. Tuy phải chịu đau đớn là thế, các bạn ấy còn bị nhốt trong một tình trạng vô cùng nghèo nàn. Những chiếc chuồng không được vệ sinh sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn của các anh. Ngay cả việc tiếp cận với nguồn nước dường như là không có. Đó là lí do tại saosau khi các bạn ấy được đưa về trung tâm, tất cả đều ở trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ. Các khớp, cơ của các bạn bị teo lại, làm cho các bạn không thể leo trèo như bản năng vốn có của mình. Có bạn còn bị những chủ nông trại nuôi gấu nhổ răng nanh đi tránh sự tấn công từ chúng tôi (nhưng có phải là thế???), việc này khiến cho các bạn ấy trở nên khó ăn, uống và làm cho những vi rút, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trở thàn mầm bệnh khiến chúng tôi sớm trở nên gục ngã.

Thật buồn, khi biết bao bạn gấu ngoài kia hằng ngày phải chịu đau đớncả thể xác và tinh thần và vẫn âm thầm một mình chịu đựng.

Chúng tôi buồn vì không tương đồng ngôn ngữ để có thể lý giải mọi điều đến các anh như đồng loại; càng không thể tự cho mình quyền tấn công các anh khi tự ý thức việc sức lực của mình không thể chống lại xiềng xích, chuồng trại và cả những súng điện, roi điện hay các biện pháp kĩ thuật của súng gây mê....

Anh biết không? Bây giờ với sự tiến bộ của y khoa, đồng loại của các anh đã phát hiện trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có thể thay thế mật gấu của chúng tôi. Và cùng với sự phát triển của truyền thông, nhiều người đã nhận thức được rằng: “Nuôi gấu lấy mật và sử dụng mật gấu chính là một TỘI ÁC”. Chính vì thế mong anh “Hãy cho gấu một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Cho chúng tôi trở về với tự nhiên khi có thể. Ngoài kia có thể sẽ còn nhiều nguy hiểm. Và dẫu chúng tôi phải đối đầu với một cuộc sống khó khăn hơn, nhưng với chúng tôi rừng mới là nhà, mới là nơi chúng tôi mong mỏi. Chúng tôi muốn sống tự do, muốn leo lên gốc cây cao lấy mật ong; muốn tự tay đào lấy những ụ kiến; muốn uống nước suối đại ngàn; muốn ngủ vùi trong những hốc cây của rừng già; và hơn thế, muốn gặp người bạn đời của mình mùa sinh sôi để cho ra những thế hệ con cháu, đầy yêu thương nối dài mạch sống của chủng loài trên trái đất này.

Chúng ta đã có những khoảng thời gian dài cùng nhau chung sống và đi qua những thời khắc khó khăn của quá trình chọn lọc giống loài. Chúng ta tồn tại cùng nhau vì có lý do riêng của nó để đạt đến sự cân bằng sinh thái. Các anh vì thông minh và trí tuệ hơn mọi loài mà đã trở nên mạnh mẽ. Nhưng mạnh mẽ không có nghĩa là thống trị ác độc và tìm cách hủy hoại môi trường sống của chính mình cũng như của người khác. Tôi cũng nghĩ, phải chi chúng ta hiểu nhau nhiều hơn nữa và yêu thương hơn nữa để mỗi loài trên trái đất có cơ hội hòa hợp cùng nhau.

Thưa anh, tôi viết thư này trong tình trạng đối tay còn chút đau buốt, lồng ngực thi thoảng còn rỉ những vết thương. Mật từ tôi cũng gần như đã cạn, nhưng trái tim thì còn nguyên vẹn tình yêu dành cho loài người, trong đó có anh.

Hôm nay, có nhiều bạn tôi tại trung tâm có một vài người hồi phục, nhưng có vài bạn không thể cứu vãn nên đã bắt đầu kiệt sức, có khi vài ngày nữa bỏ chúng tôi mà đi. Tôi không biết họ có ý nguyện nào, nhưng có lẽ lời trong thư tôi cũng là lời tôi cùng các bạn muốn đồng gửi đến anh.

Thật mong sao, sau khi anh đọc những dòng như này, anh có thể cảm nhận được nỗi đau của loài gấu nói riêng và Mẹ Thiên Nhiên nói chung. Anh có thể làm cho tự nhiên thêm tươi đẹp hơn bằng việc đưa các bạn gấu đến trung tâm cứu hộ gấu – nơi tôi may mắn đang được điều trị. Để các bạn gấu được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe tốt hơn và đem các bạn họ trở về tự nhiên. Để hành tinh của chúng ta sẽ là nơi mà con người và loài gấu, thiên nhiên cùng tồn tại với nhau thật hạnh phúc.

Thân ái! Chào anh.

Mousi

9 tháng 3 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.
Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

11 tháng 3 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.
Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

Kính thưa các chú!
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền tự do. Với loài vật cũng vậy, chúng cũng cần được sống tự do, được sống yên bình, không bị áp bức. Vậy mà, đau đớn thay, ngày ngày cháu vẫn đọc những tin tức về sự tàn nhẫn của các chủ trại nuôi  gấu. Nhức nhối thay, khi cháu vô tình xem những hình ảnh vô cùng tàn nhẫn khi ngày ngày từng chú gấu phải đau đớn chịu đựng từng mũi chích lấy mật. Dạ thưa các chú, việc nuôi nhốt gấu lấy mật làm kinh doanh là một hành vi bị pháp luật cấm. Đó là việc làm trái pháp luật, gây ảnh hưởng, đe doạ đến nguy cơ tuyệt chủng của loài gấu nói riêng và sự đa dạng của muôn loài nói chung. Chúng ta có rất nhiều cách để phát triển kinh tế đúng không ạ? Chúng ta cũng không thể là một công dân tốt nếu sống và làm việc trái pháp luật đúng không ạ? Chúng ta cũng không thể vui vẻ và thanh thản nếu hành động trái với lương tâm đúng không các chú? Chúng ta sẽ hạnh phúc và tốt đẹp hơn nếu mang những điều tốt đẹp đến muôn vật, muôn loài đúng không ạ? Vì vậy, ngay lúc này, khi viết những dòng này, cháu khẩn thiết kính mong các chú hãy tình nguyện trao những chú gấu nhốt trong những chiếc chuồng chật hẹp kia tới những trung tâm phúc lợi cho gấu. Để chúng được trở về với thiên nhiên, trở về với những điều tốt đẹp mà chúng xứng đáng được hưởng, rời xa những đau đớn ngày ngày bủa vây và hành hạ. Cháu tin rằng các chú sẽ hiểu và hãy hành động. Đó thực sự là một việc làm đầy ý nghĩa và rất nhân văn mà các chú đã đóng góp cho cộng đồng, cho đất nước.
Cuối thư, cháu gửi đên các chú lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
Cháu xin chân thành cảm ơn

14 tháng 2 2020

Đừng lấy bài trên mạng nha 

bị trừ điểm đó

24 tháng 2 2019

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

24 tháng 2 2019

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

6 tháng 12 2018

viết chưa????

Thế mới hỏi