Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ
- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn
b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp.
Tham khảo:
a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó.
Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên. Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.
Tham khảo :
a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.
b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó.
Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên. Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.CHÚC BẠN HỌC TỐT
a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.
b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu
So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng
- Khác nhau: Đề nghị thể hiện nguyện vọng của một cá nhân
Tình huống b thể hiện nguyện vọng của một tập thể
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Em tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
1. Mở bài:
Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu qua về tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)
- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
2. Thân bài:
Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:
- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.
- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.
- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.
- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.
3. Kết bài:
- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.
- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.
BN tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gò Vấp, ngày 17 tháng 11 năm 2019
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A
Trường tiểu học Ngô Gia Tự
Em tên là: Hoàng Kiều Loan
Học sinh lớp: 3A
Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ buổi học: thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2019
Lí do nghỉ học: Em phải nhập viện do bị ốm.
Em xin hứa: Sau khi khỏi bệnh em sẽ chép bài và học bài đầy đủ.
Ý kiến của gia đình học sinh
Gia đình cho cháu nhập viện từ ngày 17/11/2019,
mong cô cho phép cháu nghỉ buổi học này.
Tôi chân thành cảm ơn cô.
Học sinh
Loan
Hoàng Kiều Loan
Tham khảo :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Gò Vấp ngày 17 tháng 1 năm 2014
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A trường tiểu học Ngô Gia Tự.
Em tên là: Hoàng Kiều Loan
Học sinh lớp: 3A, Trường tiểu học Ngô Gia Tự
Em làm đơn này xin phép cô nghỉ buổi học ngày thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2014.
Lí do nghỉ học: Bị bệnh đường ruột.
Sau khi khỏi bệnh, em xin hứa sẽ chép bài, học bài và học bài đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn !
Ý kiến của gia đình học sinh
Học sinh (Kí tên)
Hoàng Kiều Loan
HT