K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

Tra gg ik bn nhanh hơn đoỡ phải hỏi

21 tháng 11 2021

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.

10 tháng 1 2018
Có lẽ,trong mỗi chúng ta ,những người con sinh ra trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu,đã từng trải qua không khí đón tết cổ truyền dân tộc.Và tôi cũng vậy,ngày tết cổ truyền luôn là ngày tôi chờ đợi ,háo hức nhất trong một năm.Dù ai đi xa,học tập,hay công tác ở khắp mọi miền của Tổ Quốc,đều mang trong một nỗi nhớ quê hương:”Quê hương nếu ai không nhớ,sẽ không lớn nổi thành người”.Tết cổ truyền là dịp tốt nhất để anh em,bạn bè,gia đình..đoàn tụ,quây quần sau những tháng ngày xa cách. Ấn tượng về ngày tết cổ truyền xuất hiện trong tâm trí tôi từ những lúc còn bé.Những lần đi chợ tết cùng bố mẹ,bạn bè thật khó quên,không khí đón tết thật sôi nổi,nhộn nhịp,mọi người đua chen nhau để vào chợ tết.Một năm lao động vất vả ,mệt nhọc,một năm học tập căng thẳng,áp lực rồi cũng qua đi ,để hướng tới một sự khởi đầu mới.Tết trong tôi là những đêm cùng mẹ nấu bánh chưng.Phong tục nấu bánh chưng ngày tết là một truyền thống tốt đẹp có từ thời vua Hùng.Dân tộc nào cũng có những món ăn truyền thống riêng.Bánh chưng,bánh dầy chính là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam,là những món ăn ý nghĩa nhất dâng lên thờ cúng tổ tiên.Đồng thời,bánh chưng,bánh dầy còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguốn,nhớ công ơn sinh thành,nuôi dưỡng của cha mẹ.Những lần cùng bạn bè vào chùa hái lộc,thắp hương,để cầu mong một năm mới may mắn,an lành sẽ đến với chúng ta.Cùng anh chị,bố mẹ chờ đợi từng phút,từng giây đón khoảnh khắc giao thừa,chuyển giao sang năm mới.Những tiếng pháo nổ inh ỏi,vang vọng là một nét đẹp quen thuộc trong đêm giao thừa.Bữa cơm năm mới cùng gia đình thật ấm áp, nó như xua đi cái rét giá lạnh của tiết trời mùa đông.Mọi người cùng quây quần,sum họp vui vẻ nói chuyện cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.Ai cũng vậy,đều thích được nhận những bao lì xì xinh xắn,dễ thương trong ngày tết.Mặc dù,số tiền lì xì nhận được từ mọi người là không nhiều nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn.Cầu chúc cho mọi người gặp được nhiều may mắn,có sức khỏe dồi dào,học tập tốt...Có lẽ ,ngày tết là ngày mà mọi người khoác trong mình những bộ cánh đẹp nhất trong một năm…Tết cổ truyền là một niềm vui,một sự khởi đầu,ba chữ”Tết Nguyên Đán “ đã nói lên điều đó.”Nguyên” có nghĩa là bắt đầu,”Đán “ là buổi ban mai,là sự khởi đầu của một năm mới.Năm mới đến,cũng là lúc chúng ta thêm một tuổi mới ,bố mẹ chúng ta cũng già thêm một tuổi.Những sợi tóc bạc, những nếp nhăn của bố mẹ cứ in hằn trong tâm trí tôi.Tôi chỉ muốn thời gian dừng lại,không trôi qua nữa mà không thể được.Thời gian như một mụ phù thủy xấu xa cướp đi tuổi xuân,những kỉ niệm của mỗi chúng ta.Nhưng thời gian thì không chờ đợi ai cả,vì vậy chúng ta phải sống thật tốt với mọi người xung quanh để không phải nuối tiếc quá nhiều.Tôi tự hứa với lòng mình ,sẽ trân trọng những giây phút quý giá bên bố mẹ.Đón tết với một niềm vui ,hạnh phúc là một niềm may mắn với cá nhân tôi.Trên dải đất hình chữ S của chúng ta,còn rất nhiều những gia đình khó khăn rất cần sự quan tâm của mọi người.Hy vọng,những tấm lòng vàng quyên góp từ thiện của mọi người sẽ phần nào xoa dịu được nỗi buồn trong họ. Rồi những chiến sĩ nơi biên giới,hải đảo xa xôi còn đang chiến đấu,bảo vệ hòa bình,độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.Cảm ơn các anh rất nhiều,những anh hùng trong thời đại mới.
10 tháng 1 2018

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên đượ

3 tháng 1 2021

                                           Dàn ý làm bài

Mở bài:+ Cảm xúc khi Tết đến, xuân về trên quê hương.Thân bài:+ Không khí, cảnh sắc của cảnh vật, thiên nhiên khi Tết đến, xuân về: tất cả bừng lên sức sống mạnh mẽ.+ Không khí, cảnh sắc trong cuộc sông con người khi Tết đến, xuân về: rộn rã đón chào một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng ở tương lai.Kết bài:+ Khẳng định cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương khi xuân về.

                                                     Bài làm

  Vậy là giá rét cũng sắp qua, những ngày ấm áp cũng sắp đến. Một vài cánh én bay liệng trên bầu trời khiến lòng người ai nấy đều xốn xang. Thế là xuân sắp sang rồi ư. Nhanh quá, xuân đã về đến đầu ngõ quê tôi rồi...  Làng quê mỗi dịp Tết đến, xuân về bao giờ cũng nhiều sự thay đổi. Tiết trời không còn lạnh lẽo, buốt giá nữa. Nàng Xuân về mang theo bao hơi ấm. Gió thổi dìu dịu, bầu trời được đẩy lên cao hơn, trong lành, dễ chịu. Cây cối bỗng tươi tắn trở lại. Sau những ngày dài được nàng Đông ấp ủ giờ đây chồi non đang nhú lên mạnh mẽ. Hoa lá, chim muông cũng bắt đầu khoe hương, khoe sắc ngạt ngào, khoe giọng hót trong trẻo, thanh ca. Đến những cây cỏ bé xíu cũng khoe màu xanh non mượt mà. Những luống mạ đã lên xanh trên đồng sau những ngày dài dầm mình trong làn nước lạnh buốt. Các bà, các mẹ cũng đã trút được nỗi âu lo khi nhìn mạ xanh trên đồng. Đi ra khỏi nhà, chợt thấy con đường ướt mưa xuân, thấy hơi hụt hẫng và bất ngờ khi mùa Đông trôi qua nhanh thế, dường như nó vừa biến mất một cách kì lạ nhường chỗ cho Xuân. Mưa xuân chẳng làm ướt ai, mưa nhẹ đặt mình lên áo, lên tóc người đi đường để rồi mang về nhà không khí của mùa xuân. Đi dạo khắp các con đường, đâu đâu cũng rực rỡ sắc xuân, những bông hoa e thẹn chờ ngày Tết đến để đơm hoa nở rộ chào đón Xuân về. Những cành mai gầy guộc, những cành đào rét run vì lạnh đã vượt qua được cả một mùa đông khắc nghiệt sẽ tiếp tục đơm bông, sáng lên như ánh sao trong các ngôi nhà và đặc biệt mang lại cả một mùa xuân ấm áp đến cho mọi người. Mùa xuân đến rất gần, nó đã chạm nhẹ vào các cửa nhà rồi.

  Bỏ lại sau lưng những nỗi lo âu muôn thủa, nỗi buồn vất vả của một năm đã qua, mọi người tất bật sắm những bộ quần áo mới, hái lá dong, đong gạo nếp, đỗ xanh và tấp nập trang hoàng nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên. Nhà nào cũng có những câu đối đỏ cùng những bức tranh xuân đẹp mắt. Bọn trẻ con chạy tung tăng khoe quần áo mới nơi từng con ngõ, mấy chú cún con, mèo con bỗng thân nhau lạ, đùa vui cùng nhau dưới nắng ấm, đôi khi mắt tròn xoe trước cảnh bao người rộn ràng đi lại. Mùa xuân cũng là mùa mọi nhà đoàn tụ. Những người con xa quê dù ở đâu cũng đáp chuyến tàu về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhà nào cũng rộn tiếng cười nói. Không chỉ có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ mùa xuân còn có hương vị ngọt ngào. Những ngày giáp Tết, nhà nhà còn chuẩn bị bếp lửa than liu riu làm mứt gừng, mứt dừa. Cả ngày ba mươi, cả nhà bận rộn với mấy mâm lá chuối, lá dong, thau nếp, rổ nhân đậu xanh gói bánh chưng, bánh tét, rồi đêm ấy còn hồi hộp ngồi canh nồi bánh chưng. Những chiếc bánh to, vuông vức, xanh rền được kéo ra nằm yên trên chiếc nia khiến ai cũng nức lòng. Tối ấy, cả nhà còn quây quần bên nhau đợi đến phút giao thừa. Cái khoảnh khắc chuyển mùa thiêng liêng ấy, tiếng pháo được cất lên, để cảm giác hồi hộp chờ pháo nổ kéo dài, để rồi háo hức, bất ngờ đến giật mình khi nghe tiếng nổ giòn giả báo hiệu một năm đầy ắp niềm vui.  Tết đến, xuân đã về, mọi người đều được mặc áo mới đi chúc Tết nhau. Trẻ con được theo chân bố mẹ về quê mừng tuổi ông bà, thăm bà con hàng xóm. Chúng vui mừng nhất là khi được nhận những phong bao lì xì màu đỏ. Xuân về cũng khiến cho con người mang một sức sống mới. Sức sống ấy mạnh mẽ, căng tràn ra ngoài như con thú ngủ đông, sau những ngày tránh rét chui ra ngoài đón ánh sáng. Xuân thật đáng yêu.  Đi giữa nắng vàng ấm của mùa xuân, chợt nghe đâu đây tiếng nhạc xuân vang lên rộn ràng khiến lòng dậy lên những cảm giác giao mùa. Ai cũng công nhận, xuân là mùa của hạnh phúc, mùa của tình yêu, nên dù xuân có khoác lên mình chiếc áo màu nào đi nữa thì nó vẫn mang đến cho con người, cảnh vật không khí, màu sắc đẹp nhất. Hãy yêu xuân hết mình nhé !

3 tháng 1 2021

Tham khảo nhé

17 tháng 3 2021

''... Hãy sống như đồi núi

Vươn tới những tầm cao...''

Đó là những ca từ sâu lắng ,ý nghĩa của bài hát '' Khát vọng '' của Phạm Minh Tuấn .Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp .Hãy sống thật với lòng mình! Lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích, sống có ước mơ, hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác.Tuổi trẻ sức trẻ ,chúng ta nên cống hiến cho tương lai của non sông đất nước .Hãy làm những việc mà bản thân có thể làm đc cho cộng đồng , lối sống thờ ơ vô trách nhiệm là hành vi cần phải loại bỏ ngay từ bây giờ . Bởi lẽ ,con người phải biết yêu thương dồng loại . Chúng ta hãy sống bằng tất cả tấm chân tình để yêu hơn cuộc sống này : hãy hóa thân vào những gì đẹp đẽ nhất của thế gian:Là gió, là mây, là phù sa, là bài ca, là mặt trời,là đồi núi…Hãy biết ước vọng và sống sao cho mạnh mẽ: hãy là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông…Chúng ta hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng của tuổi trẻ ,muốn hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời... cho hiện tại và tương lai!

17 tháng 3 2021

Anh tham khảo ạ:

Lời bái hát đã đem đến cho em những cảm xúc sâu xa về việc lựa chọn cách sống. Đó là sống phải biết ơn với nguồn cội, bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Đó còn là định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.Đồng thời cũng đem đến cho em niềm cảm phục về tình yêu tha thiết với cuộc sống của tác giả.Khát vọng của tác giả chính chính là hóa thân để được cống hiến cho đời.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi là đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất. Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.

Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu hiện bằng hành động. Có rất nhiều người thành đạt xa quê đã có những đóng góp về tiền bạc và sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đây đều là những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển hơn. Yêu quê hương còn là trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.

14 tháng 11 2021

undefined

Tham khảo :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

7 tháng 5 2016

1.   Mở bài: Giới thiệu một ngày mới bắt đầu  định tả (ở đâu? – Dấu hiệu báo hiệu ngày mới ….Vì sao em tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả trời chưa sáng hẳn:

-     màn đêm, âm thanh báo hiệu ngày mới ( Tiếng gà gáy, tiếng chim hót….)

-  Phía đằng đông…..Xóm thức dậy… báo hiệu….Nhà ai dậy sơm ..Ánh đèn

- Khí trời….Gió…. Vườn cây…. Sương mai…..

- Ngoài đường : đi chợ sớm…. Tiếng xe máy…tiếng xe đạp … Tiếng đàn vạc ăn đêm về tổ.. Trên đê… trê sông..trên cánh đồng….trên sông

b.   Mặt trời đã lên

-     Tả bầu trời  phía đằng đông… Ánh nắng yếu ớt…. Gió…Mây bay

- Nắng chiếu xuống khu vườn em

- Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Vườn cây: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.-

- Cả nhà ai cũng chuẩn bị cho một ngày mới.. Bố…. Mẹ làm… chị em… em…

- Ngoài đường …xe cộ tấp nập… Ai cũng hối hả….cho kịp

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo.

c.   Mặt trời đã lên cao

-     Tả  ông mặt trời… Ánh nắng   chạy trên đồng …. Gió…Mây bay

- Nắng  theo chân em vào lớp

- Nắng theo chân mẹ ra đồng

-  Xóm em chỉ còn… yên lặng

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước về buổi sáng em vừa tả .

7 tháng 5 2016

Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em.

Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc. Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của ban mai.


Khi những tia nắng đầu tiên vừa đến mặt đất, cả một không gian trong trẻo, sáng sủa đã mở ra trước mắt ta . Mặt trời lúc này đã tươi cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa. Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan toả khắp không gian đánh thức khứu giác của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm thêm cho cảnh đẹp quê hương.


Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ. Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn mặt ánh lên niềm vui con trẻ.


Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hoà với tiếng ve râm ran trong vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn. Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông.


Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo xanh hoà với màu nắng sớm đang chan hoà khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới.
Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.

28 tháng 12 2021

Bao năm rồi ta xa, mãi nhớ
Về con sông ngày nhỏ ở quê
Ước ao một sớm quay về
Đưa ta trở lại sông quê ngày nào…

Cứ mỗi lần lời thơ ấy vang lên là trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh dòng sông quê hương đẹp đẽ và thân thuộc biết bao.

Dòng sông quê tôi không rộng lớn, kì vĩ như sông Đà, sông Hồng mà đó là một dòng sông nhỏ gắn bó thân thiết với cuộc sống và con người nơi đây. Sông uốn lượn mềm mại quanh những biền bãi và xóm làng trông xa như dải lụa đào. Buổi sáng mùa thu, nước sông trong veo như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời bát ngát. Nắng lên nhè nhẹ, mặt sông lại lấp lánh sắc vàng với những gợn sóng lăn tăn mới đẹp làm sao. Vậy mà mùa lũ, phù sa từ đâu về khiến dòng sông đỏ ngầu như khuôn mặt một người bầm đi vì rượu bữa. Dòng sông cứ chảy hiền hòa qua năm tháng như một người mẹ phù sa của một vùng quê vốn thanh bình, yên ả.

Trên sông lúc nào cũng tấp nập thuyền bè đi lại. Những chiếc thuyền chài lanh canh gõ mái chèo đuổi cá, với câu hát như mời gọi cá đến lưới. Thuyền thoi đi lại như mắc cửi, chở đá, chở cát... Những âm thanh thật nhộn nhịp và náo nhiệt.

Cảnh sắc hai bên bờ sông rất đẹp, rất Việt Nam. Hai hàng tre tỏa bóng xuống lòng sông như những nàng thiếu nữ yêu kiểu xõa mái tóc mà làm duyên. Cơn gió ghé thăm, từng bụi tre lại lao xao rì rào, thế rồi vài chiếc lá lìa cành chao nghiêng rồi đáp nhẹ nhàng xuống mặt sông. Dòng sông còn mang phù sa màu mỡ về bồi đắp hai bên. Những gò bãi được phủ kín bởi màu xanh của những nương ngô, nương dâu. Nhìn từ xa, cảnh sắc ấy chẳng khác gì một bức tranh thủy mặc làm mê lòng biết bao người.

Dòng sông quê hương em không chỉ đẹp mà nó còn cung cấp nguồn hải sản phong phú như người mẹ hiền từ, bao dung với dân làng. Với mỗi người dân nơi đây, dòng sông quê đã trở thành một nỗi nhớ niềm thương gửi vào tim.

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .