Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động
Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đây tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác. Bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bóng và không bám bụi đất nữa. Với tôi, mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả.
Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghĩ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về. Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì. Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là: “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thất vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.
Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi , để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng: “Đối với mẹ, niềm hạnh phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình cảm thiêng liêng, sâu lặng, là ngọn nguồn tình cảm ấm áp, tiếp cho chúng ta thêm những nguồn sức mạnh để vượt qua những giông tố của cuộc sống, đó chính là tình cảm gia đình. Đối với em, người mà em yêu mến và kính trọng nhất chính là mẹ của em, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời, và đối với em thì mẹ là người mẹ vĩ đại trong những người mẹ.
Được sinh ra trên đời là một niềm may mắn, bởi ta có cơ hội trải nghiệm những điều lý thú, được trải qua những phút giây hạnh phúc mặc dù cũng có những gian nan, thử thách. Và người cho ta cơ hội, đốt lên ngọn lửa yêu thương trong mỗi chúng ta, không ai khác đó chính là những người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta thành người, nếu như nói làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người mẹ thì chúng ta, những người con chính là những đứa trẻ may mắn nhất được sinh ra trong vòng tay che chở yêu thương của những người mẹ ấy.
Mẹ của em là một người mẹ dành cả cuộc đời hi sinh vì những đứa con thơ của mình, mẹ bỏ cả tuổi xuân để làm lụng, nuôi dưỡng các con thành người, nếu chỉ dùng lời thì cũng khó có thể nói lên hết được tình cảm bao la, sâu lặng của mẹ. Em nghe bà ngoại kể lại, khi xưa mẹ đã rất vất vả để sinh ra em, trong quá trình mang thai mẹ bị ốm nghén rất dữ, khuôn mặt lúc nào cũng xanh xao, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, nhưng mẹ lại rất vui mừng vì sự hiện diện của em trong cuộc sống của mẹ, mẹ đã chấp nhận tất cả những đớn đau, những trận thai nghén để sinh em ra.
Rồi khi chín tháng mười ngày, mẹ trở dạ nhưng lại bị khó sinh, nằm trong bệnh viện hai ngày, bị nỗi đau đớn dày vò nhưng mẹ đã không hề kêu than hay có lấy một chút hối hận, đau đớn nhưng mẹ cũng chưa rơi một giọt nước mắt và giọt nước mắt của mẹ chỉ rơi khi em đã ra đời an toàn, mạnh khỏe. Em đã nghe ai đó nói rằng, ngày duy nhất mà bạn khóc mà mẹ cười, đó là ngày chúng ta sinh ra đời, vì vậy mà em luôn trân trọng sự sống mà mẹ đã ban cho em này.
Để nuôi dưỡng chúng em thành người thì đó còn là một quá trình gian nao hơn gấp bội, hồi còn nhỏ em rất hay ốm đau, bệnh tật, mẹ là người ngày đêm bên cạnh chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chẳng ngại gian lao. Tình yêu vô bờ bến của mẹ làm em xúc động khi nhớ đến lời bài hát “Mẹ yêu”: “Sinh con ra trong bao khó nhọc, mẹ yêu thương con tha thiết, mong cho con nên người, giấc no say…”. Tình yêu của mẹ có lẽ chẳng có một thước đo nào có thể đo lường hết, cũng không một thứ văn chương nào dù cao thượng thuần túy nhất cũng chẳng thể diễn đạt thành lời.
Cuộc sống của gia đình em đã từng trải qua một giai đoạn rất khó khăn, đó là năm thiên tai xảy ra liên miên, mất mùa đói kém, bố em đi công tác xa ở miền trong, ở nhà chỉ có một mình mẹ vừa cáng đáng việc nhà cửa, ruộng vườn lại chăm lo đến cuộc sống của con cái. Mẹ em là một người mẹ có nghị lực vô cùng phi thường, nhìn bóng dáng mảnh mai của mẹ, khó ai có thể nghĩ mẹ lại mạnh mẽ, kiên cường như vậy. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, áp lực, chúng là cho mẹ mệt mỏi, lo âu nhưng trước mặt những đứa con thì mẹ luôn luôn mỉm cười mà ẩn giấu nỗi đau ấy vào sâu thẳm tâm hồn mình.
Dẫu có những khó khăn nhưng mẹ chưa bao giờ bỏ cuộc, mẹ luôn mạnh mẽ vươn lên và chiến thắng những thử thách đầy khó khăn ấy của cuộc sống. Với em mẹ là một người mẹ tuyệt vời nhất, cũng là một người mà em ngưỡng mộ, kính yêu nhất. Mẹ cũng là người mà em tin tưởng nhất, là động lực sống để em vượt qua những biến cố của cuộc sống. Trong học tập cũng như các quan hệ xã hội, đôi khi em cảm thấy mệt mỏi, bế tắc, nhiều khi tưởng chừng như không thể nào vượt qua, nhưng những lời động viên của mẹ, những lời khuyên đầy hữu ích của mẹ lại khiến cho em mạnh mẽ đối mặt, mạnh mẽ để giải quyết.
Mẹ là một người thân yêu mà em trân trọng và yêu quý nhất, mẹ cho em sự sống, tần tảo hi sinh cả cuộc đời để em có thể trưởng thành, mẹ cũng là nơi an toàn vỗ về mỗi khi em gặp những khó khăn trong cuộc sống. Công lao trời bể của mẹ dù có dùng cả cuộc đời cũng không thể báo đáp hết, bởi vậy mà em tự hứa với mình phải học tập thật tốt để trở thành một người con ngoan, một đứa con đáng tự hào của mẹ.
Tham khảo nhé bạn!
nhân vật Bum:
Đến với văn bản “Con muốn làm một cái cây”, tác giả Võ Thu Hương đã khắc nhân vật chính là cậu bé Bum. Cậu được sống trong tình yêu thương bao la của ông nội và cha mẹ. Khi cậu vẫn còn nằm trong bụng mẹ, ông nội đã lên kế hoạch trồng cây ổi để sau này cậu có chỗ leo trèo, vui chơi. Cậu đã kể cho tụi bạn nghe cả trăm lần với giọng điệu tự hào và đầy biết ơn. Sau này, khi ông nội mất, gia đình chuyển đi, Bum vẫn luôn nhớ về cây ổi. Cậu đã viết trong bài tập làm văn của mình mong ước được hóa thân làm cây ổi để có lại những kỉ niệm vui vẻ cùng bạn và thấy ông nội cười thật hiền. Nếu ông nội hiền lành như ông Bụt và thương yêu cháu hết mực thì Bum là một cậu bé ngoan, biết trân trọng và yêu quý tất cả những tình cảm thiêng liêng ấy. Hạnh phúc lần nữa ngập tràn trong lồng ngực Bum khi bố mẹ quyết trồng cây ổi để đáp ứng tâm tư nguyện vọng của cậu bé. Con người ta có nhiều biểu hiện để thể hiện niềm hạnh phúc, hân hoan và cậu bé đã vừa cười vừa khóc trong niềm vui, trong tình yêu thương vô bờ mà gia đình dành cho cậu.
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^
~STYDY GOOD~
Tham khảo: chúng ta bắt gặp một cụm từ quen thuộc - “à ơi”, thường thấy trong lời ru. Việc sử dụng cụm từ này giúp cho bài thơ mang âm hưởng như của một lời ru đấy ngọt ngào và da diết. Và trong lời ru đó, mẹ gọi con là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh giúp chúng ta cảm nhận được vai trò của đứa con với người mẹ. Con chính là nguồn sống, là niềm tin của mẹ và dù thời gian có thay đổi đến đâu, mẹ vẫn dành cho con tình yêu thương vô bờ.
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.
Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.
Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.
Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.
Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.
Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.
Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.
Tham khảo
Umm, viết khoảng 3 câu là được rồi bn ơi, kiểu tóm tắt thôi, ko cần viết dài vậy đâu!))
* Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài:
- Nêu khái niệm lòng ghen tị: là sự ghen ghét, đố kị với người khác khi thấy họ hơn mình, họ có cái mà mình muốn. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ ở trong lòng. Nó có thể giày vò con người với những giận dữ, thù ghét
- Nêu biểu hiện người có lòng ghen tị
+ Ghen ghét với tất cả những ai hơn mình (về ngoại hình: trí tuệ, tài năng, sự may mắn…) nên họ luôn khổ sở, dằn vặt vì chung quanh luôn có vô số người hơn họ ở các phương diện
+ Luôn muốn hơn người khác bằng cách kéo họ xuống cho thấp hơn mình nên sẽ nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, ý đồ đen tối, tìm cách ngăn cản hoặc hãm hại người khác.
- Tác hại của lòng ghen tị: Như tác giả Ét – môn - đô đơ A đô a – mi – xi đã nói “Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
+ Tự hành hạ làm khổ mình, làm khổ những người xung quanh tự dằn vặt mình, trách móc số phận, hiền khích người khác, không thể sống hạnh phúc thanh thản nên không thể có niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.
+ Làm tâm hồn con người trở lên tối tăm, từ đó không làm chủ được thái độ, hành vi cảm xúc của mình….dễ bị mọi người cô lập, ghét bỏ
- Làm thế nào để hạn chế lòng ghen tị?
+ Hãy tự ý thức được giá trị của mình, nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng, khách quan
+ Luôn bằng lòng, hạnh phúc với những gì mình có. Hãy tôn trọng người khác để người khác tôn trọng chính mình
+ Tự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên bằng thực lực của mình, luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
Tham khảo nhé: Câu hỏi của Phan Ngọc Anh - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến