Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?”. Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”
Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.
Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!
mẹ sẽ buồn nhưng có thể mẹ sẽ ko chửi ta mà mẹ có thể nhắc ta mà thôi.
mẹ sẽ khen chúng ta ngoan
hãy tk cho tui nha
“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.
Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
Đề 1 :
“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.
Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
Bài làm
Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.
Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: "Mời bác Quang ra kí nhận thư bảo đảm! ". Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vàotay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Khôngnén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:
- Thư của ai hả ba?
Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:
- Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật "xịn" của Nhật! Thích không?!
Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:
- Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!
Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:
- Bống của mẹ "cừ" thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có "hoạ sĩ" rồi! Nhưng mẹ bảo này, "hoạ sĩ Bống" chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!
Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.
Trong thư mời ghi rõ 9 giờ sáng mai, Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố sẽ tổ chức triển lãm tranh và lễ phát phần thưởng. Ba em bảo cả nhà cùng đi cho vui. Cu Tùng cứ tíu tít chạy tới chạy lui, năn nỉ: "Chị Bống cho Tùng đi theo với nhé! ". Mẹ em mở tủ, chọn cho em bộ váy áo đẹp nhất. Không khí trong nhà rộn ràng và vui như Tết.
Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình để mua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều để mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
a. Mở bài
- Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới nhân vật
- Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc bài thơ để dẫn tới nhân vật (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình hoặc "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra")
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
+ Tả bao quát tuổi, nghề nghiệp, dáng đi, cách ăn mặc
+ Tả chi tiết: mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui khác nhau như thế nào?)
- Tiếp đó bạn miêu tả tính nết, cử chỉ, hành động, đặc điểm, tính cách.
c. Kết bài
- Cảm xúc của mình đối với người thân yêu đó.
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
+ Lúc em ốm.
+ Khi em mắc lỗi.
+ Khi em làm được một việc tốt.
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
a. Mở bài
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).
c. Kết bài
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c. Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).
Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
a. Mở bài
- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,…).
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.
- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
c. Kết bài
- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, ...)
b. Thân bài
- Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, ...
- Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.
Tình Cha bao la như núi cao nhang trời
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông
Đối với mỗi con người , được cha mẹ yêu thương chính là niềm hạnh phúc vạn đời.Còn mẹ và cha, chỉ cần nhìn thấy con khôn lớn , bình an vô sự là đủ. Đơn giản cũng chỉ cần là một việc làm tốt cũng sẽ khiến mẹ cha vui vẻ.Hình ảnh đó vẫn luôn được khắc sâu mãi trong tâm trí của một người làm con như em.
Không lâu trước đây , trên con đường đi học hàng ngày , em đã vô tình nhặt được một chiếc ví đánh rơi bên vệ đường mà lúc đó , gần đấy lại không có 1 bóng người nào vì nhà em ở trong ngõ , vắng vẻ . Sắp đến giờ vào lớp nhưng em vẫn cứ do dự : ''nên đưa cho các chú cảnh sát hay là đạp xe đến trường luôn ?''.Em nhớ đến lời mẹ dặn là nhặt được của rơi phải trả cho người khác, không được tham lam nên đưa đến chỗ các chú công an.Vậy nên em liền chạy 1 mạch đến chỗ đồn cảnh sát gần nhất . Làm thủ tục và để lại họ tên xong, em vội vã đạp xe Làm thủ tục và để lại họ tên xong, em vội vã đạp xe đến trường cho kịp giờ.Nhưng mà khi em đến thì cũng là lúc trống vang lên , em đã bị muộn học.Nhưng tuy vậy , em cũng đã làm được 1 việc làm có ích và em cũng thanh thản hơn .
Tối đó về em bị mẹ mắng 1 trận vì đã đi học muộn .Mẹ mắng em được 1 lúc rồi bảo em tắm rồi đi ăn cơm.Mẹ hôm đó rất buồn.Đôi mắt lạnh nhạt .Đôi môi mẹ tái nhợt đi.Em là một học sinh gương mẫu , lúc nào cũng đi học đúng giờ chỉ có riêng hôm nay là đi học muộn nhưng mẹ vẫn rất buồn bã.Nhưng rồi một tiếng chuông điện thoại reo đến , chú công an gọi đến máy mẹ em và báo cho mẹ em .Ngay khi chú công an vừa dứt lời, em thấy đôi bàn tay đang gắp thức ăn của mẹ khựng lại. Trên khuôn mặt trái xoan thân thuộc như bừng sáng lên, ánh mắt mẹ nhìn em đầy trìu mến và tự hào, mẹ nở một nụ cười. Nụ cười ấy tươi tắn và chứa đựng cả niềm tự hào của mẹ. Bao nhiêu vất vả, lo toan cho cuộc sống bộn bề thường ngày giây phút đó dường như tan biến hết chỉ còn lại nụ cười và niềm vui tỏa sáng. Mẹ ân cần gắp cho em thêm thức ăn, giọng nói vui vẻ hơn hẳn: “Con của mẹ ngoan lắm''. Như vậy mới là đứa trẻ tốt. Bố mẹ của em vẫn luôn hi vọng con trưởng thành tốt đẹp như thế. Mẹ rất vui vì con đã làm như vậy”. Được mẹ khích lệ, động viên, em chợt thấy việc làm nhỏ bé của mình ý nghĩa hơn gấp nhiều lần. Cả bữa cơm hai mẹ con không ngớt lời qua lại. Mẹ tận tình giảng cho em nhiều bài học làm người hơn bằng tất cả tình yêu và những năm tháng đã qua của mẹ. Em chăm chú lắng nghe và ghi nhớ. Khung cảnh hài hòa đến nao lòng giữa cái oi bức. Gió lùa qua khe cửa mang theo cái mát rượi và hơi thở của hạnh phúc.
Tối hôm ấy , mẹ gọi điện cho bố và khoe với bố thành tích của em. Suốt cuộc điện thoại, nụ cười luôn nở trên đôi môi mẹ. Thì ra mình có thể đem đến niềm vui cho bố mẹ như vậy, dù cho chỉ là một hành động nhỏ bé trong cuộc sống này.
Sau này, em luôn khắc ghi hình ảnh mẹ lúc ấy để giữ động lực cho bản thân sống và rèn luyện tốt hơn. Hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi và hình ảnh mẹ khi em làm được việc tốt hài hòa trong tâm trí, nhắc nhở em phải sống tốt từng ngày. Sống cho mình và sống để xứng đáng với niềm tin của bố mẹ.
bài văn rất hay