Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé!
Sau khi đọc xong văn bản “Vọng Nguyệt” của tác giả Hồ Chí Minh, người đọc không khỏi khâm phục tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Từ đây ta càng nhận thấy ý nghĩa lớn lao của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực, hướng về những điều tốt đẹp, luôn tìm thấy những tia hi vọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn nhất. Thái độ sống mà mỗi người cần có, tự trao dồi, phát huy trong cuộc sống. Ta luôn phải suy nghĩ tích cực, bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm giải pháp khi gặp khó khăn. Ta luôn phải vui cười, yêu đời, tìm được nguồn vui sống dù trong nghịch cảnh. Ta luôn lan tỏa những suy nghĩ tích cực tới mọi người, là điểm tựa tinh thần và không ngừng động viên tinh thần của người xung quanh.
Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh để tìm ra ánh sáng hi vọng, vượt qua khó khăn; tránh đi nỗi buồn sầu, lo lắng trong cuộc sống để suy nghĩ tiêu cực hơn, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Sống lạc quan mang tới cho chúng ta nhiều cơ hội để tự tin khẳng định chính bản thân mình, giúp chúng ta sống một cách ý nghĩa hơn, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người yêu quý, thán phục, ngưỡng mộ và ca ngợi. Chẳng hạn như Hồ Chủ tịch - trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.
Họ là những tấm gương lan tỏa tinh thần sống tích cực, hướng tới những điều tươi sáng, tươi đẹp trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng xã hội. Tinh thần lạc quan còn là sức mạnh tinh thần lớn lao không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả cộng đồng. Ta cần phân biệt tinh thần lạc quan với sự chủ quan. Chủ quan là thái độ bằng quan trước mọi sự việc, ỷ lại vào bản thân, vào người khác mà xem thường dù đã được biết trước, cảnh báo trước. Chủ quan sẽ đưa tới những hậu quả khôn lường, thất bại trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh những người sống có tinh thần lạc quan thì không ít người lại mang tinh thần bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cách sống như vậy khiến họ đánh mất cơ hội khẳng định bản thân và không tận hưởng được niềm vui sống. Chúng ta cần khích lệ họ thay đổi cách sống.
Quả thực, tinh thần lạc quan là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Có tinh thần lạc quan sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn để chúng ta đạt được những thành công. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào dù khó khăn, gian khổ.
refer
Sau khi đọc xong văn bản “Vọng Nguyệt” của tác giả Hồ Chí Minh, người đọc không khỏi khâm phục tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Từ đây ta càng nhận thấy ý nghĩa lớn lao của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực, hướng về những điều tốt đẹp, luôn tìm thấy những tia hi vọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn nhất. Thái độ sống mà mỗi người cần có, tự trao dồi, phát huy trong cuộc sống. Ta luôn phải suy nghĩ tích cực, bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm giải pháp khi gặp khó khăn. Ta luôn phải vui cười, yêu đời, tìm được nguồn vui sống dù trong nghịch cảnh. Ta luôn lan tỏa những suy nghĩ tích cực tới mọi người, là điểm tựa tinh thần và không ngừng động viên tinh thần của người xung quanh.
Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh để tìm ra ánh sáng hi vọng, vượt qua khó khăn; tránh đi nỗi buồn sầu, lo lắng trong cuộc sống để suy nghĩ tiêu cực hơn, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Sống lạc quan mang tới cho chúng ta nhiều cơ hội để tự tin khẳng định chính bản thân mình, giúp chúng ta sống một cách ý nghĩa hơn, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người yêu quý, thán phục, ngưỡng mộ và ca ngợi. Chẳng hạn như Hồ Chủ tịch - trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.
Họ là những tấm gương lan tỏa tinh thần sống tích cực, hướng tới những điều tươi sáng, tươi đẹp trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng xã hội. Tinh thần lạc quan còn là sức mạnh tinh thần lớn lao không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả cộng đồng. Ta cần phân biệt tinh thần lạc quan với sự chủ quan. Chủ quan là thái độ bằng quan trước mọi sự việc, ỷ lại vào bản thân, vào người khác mà xem thường dù đã được biết trước, cảnh báo trước. Chủ quan sẽ đưa tới những hậu quả khôn lường, thất bại trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh những người sống có tinh thần lạc quan thì không ít người lại mang tinh thần bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cách sống như vậy khiến họ đánh mất cơ hội khẳng định bản thân và không tận hưởng được niềm vui sống. Chúng ta cần khích lệ họ thay đổi cách sống.
Quả thực, tinh thần lạc quan là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Có tinh thần lạc quan sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn để chúng ta đạt được những thành công. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào dù khó khăn, gian khổ.
Em tham khảo nhé:
Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.
Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.
Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
em tham khảo nha:
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.