Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Virus nCoV là gì?
Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày.
rồi đây
bài làm
trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người .
cóp được thì good luck nha
Tôi có đồng ý với thông điệp này. Dịch corona không chỉ cướp đi hàng nghìn sinh mạng của con người, có thể nói đây là một dịch bệnh rất nguy hiểm. Chúng ta nên đề phòng, đừng chủ quan và cũng đừng hoang mang. Chỉ cần quan tâm phòng trống dịch thì mọi người sẽ ổn. "Căng mình chống dịch nhưng đừng hoang mang". Đây là một câu nói đúng về việc phòng trống dịch covid 19."Căng mình chống dịch" để biết được tình hình của dịch bệnh chuyển biến phức tạp ra sao, để chúng ta có thể phòng trống dịch một cách tốt nhất: Rửa tay, đeo khấu trang khi ra ngoài, không đi ra những chỗ đông người,....Đó là những việc làm rất nhỏ để bảo vệ bản thân của mình khỏi vi-rút corona. "Đừng hoang mang". Dịch corona là một dịch bệnh rất lớn, mọi người đều rất hoang mang nhưng chúng ta chỉ cần làm theo những điều để báo vệ bản thân mình tốt nhất. Chúng ta không nên hoang mang, hãy sống vui vẻ để cho tâm trạng của bạn được tốt nhất. Khi đó, bạn sẽ có thể phòng trống dịch một cách dễ dàng. Nếu có hoang mang, hãy bình tĩnh lại. Thông điệp này rất có ít, tôi mong mọi người sẽ biết đến thông điệp này nhiều hơn để chúng ta có thể phòng trống dịch một cách bình tĩnh:
C- Cắt bớt chi tiêu
O- Ổn định cuộc sống
V- Vệ sinh sạch sẽ
I- Ít tụ tập, ăn chơi
D- Đầu tư sức khỏe & chí tuệ
1- 1 điều nhịn
9- 9 điều lành
FIGHTING
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.
Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.
Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.
Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.
Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.
Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Những chiến thuật riêng có của Việt Nam
Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.
Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.
Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.
Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.
Việt Nam - 1 đất nước nhỏ bé , ko phát triển hùng hậu như các đế chế Châu Âu nhưng chính cái đất nước nhỏ bé này đã luôn được cả thế giới ca ngợi trong mùa đại dịch hoành hành . Trong mắt người nước ngoài thì họ luôn nghĩ đây là cơn đại dịch và họ nghĩ rằng mình cuối cùng sẽ chết trong cơn đại dịch này nhưng người dân VN ko nghĩ vậy! Họ luôn tin tưởng chính sách nhà nước đưa ra và họ tin là sẽ có kì tích xảy ra . Mng trên thế giới luôn tự hỏi rằng : "Sao VN có thể chiến thắng được dịch bệnh này" . Và câu trả lời chính là nhờ sự dũng cảm , đoàn kết , tin tưởng và nhân đạo mà chúng tôi tạo ra kì tích. Bức tranh trên đây chính là điều chứng minh. Người dân VN chúng tôi luôn đồng lòng và chia sẻ để vượt qua cơn bệnh này . Chính nó là món vũ khí quan trọng nhất để chúng tôi đẩy lùi dịch bệnh. Là 1 công dân bé nhỏ của nước VN tôi luôn tự hào vì mình sinh ra tại đây - 1 đất nước nhỏ bé nhưng luôn kiên cường, dũng cảm và chứa đựng đầy sự nhân hậu .
Trước tình hình lây lan của Covid-19, rất nhiều người dân mang tâm lý hoang mang, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn,... để phòng ngừa dịch bệnh. Lợi dụng tình trạng này, đã có không ít tiểu thương tự ý tăng giá lên gấp 4 – 5 lần so với ngày thường. Tình trạng lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh nâng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần nhằm trục lợi là một thứ virus gây nguy hại cho môi trường kinh doanh cần phải xử lý nghiêm. Hành vi như trên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh. Nếu không xử lý nghiêm, kịp thời có thể sẽ lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh”. Sau khi triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiện tượng thu gom khẩu trang y tế và các sản phẩm sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo tới người dân, tự nâng cao cảnh giác, nên chọn mua, bán sản phẩm y tế tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Là người dân chúng ta cần tin tưởng cơ quan nhà nước, luôn cập nhật thông tin chính thống để có cho mình những hiểu biết loại bỏ những hành vi xấu khỏi xã hội.
TL :
Tham khảo ạ :
Virus gây bệnh COVID-19 lây nhiễm từ người sang người phổ biến nhất bằng đường nào?
Bằng chứng hiện nay cho thấy bệnh COVID-19 lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
Để tránh tiếp xúc với giọt bắn, quan trọng là cần giữ khoảng cách và cách xa những người xung quanh ít nhất 1 mét, thường xuyên rửa tay và che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho khạc. Khi không thể giữ khoảng cách tiếp xúc (đứng cách xa nhau ít nhất 1 mét), cần đeo khẩu trang vải để bảo vệ những người xung quanh. Cần rửa tay thường xuyên để phòng tránh mắc bệnh.
Virus COVID-19 còn có thể lây nhiễm qua những đường nào khác?
Những người có virus trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.
Chúng ta biết gì về sự lây nhiễm qua khí dung?
Một số thủ thuật y tế có thể sinh ra các giọt bắn rất nhỏ (gọi là giọt bắn li ti hoặc khí dung) lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. Khi thực hiện các thủ thuật y tế này trên người nhiễm bệnh COVID-19 tại các cơ sở y tế, khí dung có thể chứa virus COVID-19. Những người khác có thể hít phải khí dung mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Do đó, tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp. Khách thăm không được phép vào các khu vực đang thực hiện các thủ thuật y khoa đó.
Theo báo cáo, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát ở một số khu vực có môi trường kín như nhà hàng, CLB đêm, khu vực thờ cúng, cầu nguyện hoặc tại các khu vực nơi người dân có thể đang la hét, nói chuyện hoặc hát hò. Tại các khu vực bùng phát dịch này, cũng không loại trừ khả năng bệnh lây nhiễm qua hạt khí dung, đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không gian tập trung đông người và không khí không đủ thông thoáng nơi người nhiễm bệnh có thời gian dài tiếp xúc với những người khác. Cần khẩn trương nghiên cứu thêm để điều tra những trường hợp như vậy đồng thời đánh giá sự lây nhiễm COVID-19 trong môi trường này.
Khi nào người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus?
Dựa trên những gì mà chúng ta biết tới thời điểm hiện tại, COVID-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng, và cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng, khi họ tiếp xúc gần với những người khác trong thời gian dài. Những trường hợp không có triệu chứng có thể lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm, và cần có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.
Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, rửa tay kĩ, thường xuyên đồng thời đeo khẩu trang khi không thể đảm bảo khoảng cách tiếp xúc ít nhất 1 mét giúp ngăn chặn đường lây nhiễm.
Người không có triệu chứng có thể lây truyền virus không?
Có. Người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cả khi họ có triệu chứng và khi họ không có triệu chứng. Do đó, cần xác định những người nhiễm bệnh bằng xét nghiệm, cách ly, và chăm sóc y tế, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Thậm chí người đã được xác định mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng cũng cần được cách ly để hạn chế tiếp xúc với những người khác. Các biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Luôn giữ khoảng cách tiếp xúc ít nhất 1 mét với những người xung quanh, cần che miệng bằng mặt trong của khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên và hãy ở nhà nếu bạn thấy người không khỏe hoặc khi được yêu cầu ở nhà. Tại các khu vực dịch bệnh lây lan rộng, người dân cần đeo khẩu trang vải khi không thể áp dụng các biện pháp giãn cách vật lý và các biện pháp kiểm soát khác.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về việc sử dụng khẩu trang ở đây.
Sự khác biệt giữa những người không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng là gì? Điều này không có nghĩa là họ đều không có triệu chứng hay sao?
Đúng vậy, cả hai thuật ngữ đều có nghĩa là những người không có triệu chứng. Sự khác biệt là ở chỗ không triệu chứng là nói đến những người đã nhiễm mầm bệnh nhưng không có triệu chứng trong giai đoạn bị nhiễm bệnh, trong khi đó tiền triệu chứng là nói đến những người bị nhiễm bệnh nhưng chưa xuất hiện triệu chứng và các triệu chứng sẽ xuất hiện sau đó.
Việc phân biệt này rất quan trọng trong chiến lược y tế công cộng nhằm kiểm soát lây nhiễm. Ví dụ, số liệu xét nghiệm cho thấy những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất tại thời điểm xuất hiện triệu chứng hoặc xung quanh khoảng thời gian đó. Do đó, trong hướng dẫn điều tra ca bệnh và truy tìm nguồn tiếp xúc của WHO, theo khuyến cáo này thì những người được coi là ‘người tiếp xúc’ nếu họ đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh từ 2 ngày trước thời điểm người nhiễm bệnh này xuất hiện triệu chứng.
Có cần thêm thông tin để hiểu rõ hơn về cơ chế lây truyền của COVID-19 không?
Có. COVID-19 là một bệnh mới. Trong lúc thông tin ngày càng sẵn có và cập nhật hàng ngày, vẫn còn nhiều câu hỏi về cơ chế lây truyền của bệnh. Nhiều nhóm và mạng lưới nghiên cứu trên toàn thế giới đang triển khai để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này.
WHO và các đối tác của WHO đang phối hợp để hiểu rõ hơn về:
WHO khuyến cáo gì để ngăn chặn hoặc phòng tránh COVID-19?
WHO khuyến cáo thực hiện nhóm các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 từ người sang người như sau:
Tôi có thể tự bảo vệ mình trước COVID-19 như thế nào?
Xem thêm thông tin về các biện pháp bảo vệ cho chính bạn tại đây.
Mục đích của báo cáo khoa học tóm tắt về lây nhiễm bệnh là gì?
WHO thường xuyên công bố các báo cáo khoa học tóm tắt nhằm giải thích sâu về các đề tài chuyên môn cho đối tượng là những người làm khoa học. Báo cáo khoa học ngắn gọn về cơ chế lây nhiễm của COVID-19 tóm tắt những kiến thức chúng ta biết về cơ chế lây nhiễm của virus từ người sang người như thế nào, ai là người lây truyền virus và khi nào người này có thể lây nhiễm sang người khác, và ý nghĩa của các biện pháp phòng ngừa. Báo cáo cũng chỉ ra một số lĩnh vực chính cần nghiên cứu thêm và các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp thông tin cho các khuyến cáo và hướng dẫn.
Thông tin này rất quan trọng nhằm hiểu rõ biện pháp phòng tránh lây nhiễm và hạn chế sự lây lan của virus ở người.
Các báo cáo khoa học tóm tắt của WHO là những tài liệu sống, nghĩa là các báo cáo này được cập nhật mỗi khi có các nghiên cứu mới. COVID-19 là bệnh mới và chúng ta vẫn đang học hỏi hàng ngày về bệnh này.
WHO tổng hợp thông tin như thế nào?
WHO tiếp tục đánh giá lại thông tin từ các nghiên cứu đã được công bố, trong đó có các nghiên cứu ở giai đoạn “tiền in ấn” (bản thảo chưa được bình duyệt nhưng đã được đăng tải lên hệ thống máy chủ trước khi in). WHO cũng xác định những câu hỏi quan trọng cần được trả lời để hiểu rõ thêm và nâng cao khả năng đáp ứng trước dịch bệnh COVID-19 và hướng dẫn định hướng nghiên cứu về các vấn đề này. WHO tổ chức họp trực tuyến thường xuyên với mạng lưới các chuyên gia toàn cầu ở các chuyên ngành khoa học khác nhau nhằm đánh giá tất cả nghiên cứu hiện có, đồng thời xác định các bằng chứng hiện tại, các thực hành tốt nhất và kinh nghiệm của nhân viên tuyến đầu để có thể xây dựng thành các hướng dẫn và khuyến cáo.
_HT_