Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta đã từng bắt gặp rất nhiều cuộc chia li thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu như "Cuộc chia li màu đỏ" (Nguyễn Mĩ), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tống biệt hành" (Thâm Tâm),...và tất cả những cuộc chia li ấy đều ẩn chứa nỗi buồn. Cuộc chia tay của Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài) cũng là một cuộc chia li như vậy.
Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ. Là một người anh trai, Thành biết nhường nhịn và yêu thương em gái. Sự quan tâm của Thành được thể hiện qua hành động chiều nào Thành cũng đi đón em. Khi biết bố mẹ li dị, Thành rất đau lòng. Thành thương đứa em gái bé nhỏ phải theo mẹ về quê ngoại. Nghe tiếng khóc nức nở của Thủy mà Thành "cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo". Hai anh em cùng lớn lên bên nhau bây giờ chia cách mỗi người một nơi có ai không đau lòng?. Tuy trong lòng đang chất chứa nỗi buồn nhưng Thành vẫn an ủi, vỗ về em bằng cách "kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc". Phải là một người anh hết mực yêu thương em thì mới có những hành động như vậy. Thành nhớ lại kỉ niệm một lần đi đá bóng bị rách áo, vì sợ mẹ mắng nên không dám về nhà. Chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho anh. Cũng bởi hành động đó mà Thành ân hận nhận ra bao lâu nay mình mải chơi với bè bạn mà không quan tâm đến em. Thành là người anh trai biết suy nghĩ và biết hối lỗi về sự vô tâm của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhường cho Thủy hết đồ chơi mà không chịu chia ra theo lời của mẹ. Anh muốn dành tất cả những thứ đó cho đứa em gái đáng thương. Thành muốn Thủy giữ hai con búp bê vì đó có thể là niềm an ủi cuối cùng mà anh dành cho cô.
Thủy là cô em gái ngoan ngoãn, thông minh khi biết vá áo lại cho anh để Thành không bị mẹ mắng. Bàn tay Thủy đưa những mũi kim thoăn thoắt chứng tỏ Thủy là một người khéo léo. Biết rằng sắp phải xa bố và anh, Thủy rất buồn, "hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều". Cũng giống như Thành, cô nhường hết đồ chơi cho anh: "Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh". Ở Thủy không có sự tranh giành với anh như những đứa trẻ khác. Cô biết nhường cho anh và yêu thương anh. Thủy vô cùng chu đáo khi đã bắt con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ vì có thời kì Thành ngủ mê thấy ma. Thủy lấy con dao díp buộc vào con búp bê đặt ở đầu giường để nó canh cho anh ngủ. Cả Thành và Thủy đều rất yêu quý hai con búp bê đó. Họ gọi chúng bằng cái tên thân mật là Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Hai con búp bê ấy không bao giờ cách xa nhau cũng như tình cảm anh em khăng khít của Thành và Thủy. Vậy mà khi Thành chia tách chúng ra thì Thủy "không chịu đựng nổi". Thủy giận dữ khi Thành đặt con Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía: "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế"! Trước giây phút chia xa, Thủy còn "ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: "Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé"! Đó là những lời nói hồn nhiên của một đứa trẻ nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao sự đau lòng khi phải cách xa người anh trai ruột thịt mà không biết khi nào mới có thể gặp lại. Ngỡ tưởng Thủy sẽ giữ con Em Nhỏ bên mình nhưng cô đã quay lại đặt nó quàng tay vào con Vệ Sĩ và nói với anh: "Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi". Không chỉ chu đáo, Thủy còn là một cô bé hiếu thảo khi muốn gặp và chào bố trước khi đi nhưng bố vẫn biệt tăm mấy ngày hôm nay.
Rồi mai đây, tương lai của Thủy sẽ ra sao khi theo mẹ về quê ngoại cô sẽ không được đi học nữa. Mẹ Thủy bảo rằng sẽ sắm cho Thủy thúng hoa quả để bán ngoài chợ. Cả Thành, cô giáo và các bạn học sinh đều xót xa trước những chia sẻ ấy. Cuộc chia tay kết thúc bằng hình ảnh Thành mếu máo, "đứng như chôn chân xuống đất" và "nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu" của em gái trèo lên xe. Có lẽ phải rất lâu sau họ mới có cuộc tái ngộ.
Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.
bn tham khảo những ý hay trong bài văn nhé
mà tại sao lại ko chép mạng :v
Gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người, chắc chắn là vậy rồi. Ngoài những trẻ mồ côi ra thì đối với cuộc đời mỗi người, ai ai cũng sẽ có một gia đình. Những ít ai có thể hiểu được tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và quyền trẻ em là yếu tố quan trọng ra sao. Thật vậy ! Cha mẹ là người có công sinh thành nuôi dưỡng ta. Qua từng câu chữ, từng nội dung mà mỗi câu thơ sau: '' Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ - Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha '' đã nói lên một thông điệp vô cùng ý nghĩa đến cho mọi người. Tình yêu thương mà cha mẹ dành cho ta chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, đấng sinh thành là một tạo hóa cao cả của nhân loại. Mẹ - một con người giàu tình thương. Mẹ là người luôn sẵn sàng hy sinh, che chở cho con lúc con gặp nguy hiểm. Luôn bên cạnh chia sẻ, giúp đỡ lúc con gặp khó khăn. Luôn an ủi, động viên lúc con gặp chuyện buồn. Mẹ là người mang đến lời ru, mang đến sự ngọt ngào cho những đứa con thơ. Mẹ là người luôn dành mọi cử chỉ yêu thương cho giọt máu của mình mặc dù chúng có thể đã trưởng thành. Lời mẹ ru là lời hát thiết tha, ấm áp nhất mà chúng ta cần phải trân trọng. Cha là người gánh vác bao công việc, chịu nhiều gian khổ để kiếm tiền nuôi con lớn. Cha phải rong ruổi khắp vùng, dải nắng dầm sương để tìm việc trang trải cuộc sống, cha là người luôn mang lại những lời dạy dỗ yêu thương, ý nghĩa đến con thơ của mình. Thế mà cha mẹ lại không một lời thở than. Họ cũng chẳng đòi hỏi ta phải trả ơn họ bằng tiền tài, vật chất. Mà nếu có đi chăng nữa thì ta cũng chẳng thể hết nợ, công ơn sinh thành và dương dục của cha mẹ là vô biên như nước sông không bao giờ cạn, như bầu trời rộng rãi bao la. Vì thế, hãy luôn bày tỏ sự biết ơn bằng cách sống hiếu thảo với cha mẹ, để đền đáp lại công ơn họ đã ban cho ta cuộc sống may mắn này. Nói tóm lại, gia đình vẫn luôn là nơi ấm áp nhất mà con người cần được có.
Trong cuộc chia tay của những con búp bê,nhân vật tôi thương nhất chính là Thủy. Thủy là một cô bé thương anh. Không những thế,thủy còn hi sinh món đồ chơi búp bê yêu thích của mình để lại cho anh. Khi để lại búp bê để 2 con búp bê ở cạnh nhau,điều đó thể hiện thủy liôn muốn 1 mái ấm gia đình hạnh phúc,luôn sum vầy. Nhưng thủy không được may mắn như thế. Đối với tôi,thủy thật đáng thương. Khi chia tay lớp,thủy đã nói rằng mình không được đi học nữa,phải đi bán hoa quả. Đối với một đứa trẻ chỉ mới học lớp 4,chưa hết cấp 1 mà đã phải nghỉ học,phải đi bán quả,điều đó thật đáng buồn. Thủy đã mất đi gia đình,đó là mất đi quyền sống còn,và bây giờ,Thủy còn mất đi quyền phát triển,đó là quyền học tập. Chỉ vì sự vô tâm,vô trách nhiệm của những người lớn đã khiến những đứa trẻ phải chịu nhiều gánh nặng,những sự thiệt thòi không đáng có. Những đứa trẻ ấy,chúng ta cần phải biết cảm thông, thương cho mảnh đời bất hạnh ấy. Qua bài văn này, tôi nghĩ rằng gia đình là thứ quý giá nhất,chúng ta cần phải biết vun vén từng ngày để gia đình luôn hạnh phúc
Lời cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta đâu có gì là xa lạ,ấy vậy mà có nhiều người trong xã hội dù chỉ là những hành động nhỏ như vậy nhưng vẫn chưa có ý thức thực hiện.Lời cảm ơn đối với chúng ta là cách bày tỏ sự biết ơn,tôn trọng những người đã giúp đỡ mình,ngoài ra cũng có một số người coi nhẹ ý nghĩa của lời cảm ơn mà thờ ơ với những người đã giúp đỡ mình.Xã hội bây giờ đã phát triển rất nhiều mọi người dần thờ ơ với những người xung quanh mình và không để ý tới người khác,nhiều người còn cho rằng cảm ơn chỉ là một chuyện nhỏ và gạt đi.Mong sao trong cuộc sống của chúng ta lời cảm ơn sẽ mãi được giữ gìn và nhân rộng có như vậy xã hội chúng ta mới thêm văn minh quan hệ giữa người với người mới thêm thắm thiết,bền lâu được.
chúc bn học tốt!!!
Em xem gợi ý!
---
2) - Mở đoạn: Trong cuộc sống của chúng ta, không thể thiếu nổi những lời cảm ơn, đó là những lời cảm tạ và biết ơn với mọi người, một vật đã giúp đỡ bản thân mình.
- Thân đoạn: Lời cảm ơn đi cùng chúng ta suốt cả cuộc đời và nó có rất nhiều ý nghĩa:
+ Lời cảm ơn giúp cho ta luôn cảm thấy biết ơn những người, vật luôn giúp đỡ mình. Không được quên nhưng ân nhân của mình.
+ Lời cảm ơn còn là cầu nối giữa những con người lại với nhau, biết cảm ơn sẽ tạo thiện cảm đối với người khác, giúp ta có thể xây dựng và tạo lập được nhiều mối quan hệ.
+ Người biết cảm ơn là người sống có trước có sau, có tình nghĩa, có giáo dục.
+ Cảm ơn là cho bản thân chúng ta cảm nhận được sự ấm của việc nhận lại từ đó luôn tích cực hơn.
Cho 1 dẫn chứng về ý nghĩa của lời cảm ơn.
Phê phán những người bội bạc, không biết nói lời cảm ơn.
Kết đoạn: Tóm lại, lời cảm ơn là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta, nó là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa trong cuộc sống.
Tham khảo
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. "Truyện cổ nước mình" đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.