Mấy bn giỏi Văn đâu hết rồi??...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô yêu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nỗi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong ước 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bỡ ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc.

Cuộc đời người học sinh chẳng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nỗi niềm thầm kín. Đời học sinh là phải thế, là phải được tận hưởng là phải được vui chơi nhưng phải được đừng lại ở những phút giây nào đó để hòa cùng lời giảng của thầy cô lời ân cần quan tâm mà ko cần đền đáp chỉ mong mỗi 1 mơ ước đưa lũ “trò” của mình đến được những bến bờ tương lai tươi đẹp

1 tháng 11 2017

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi không để ý tới những gì xung quanh nó. Thầy cô là người cảm nhận rõ nhất. Thời gian trôi đi là những ngày thầy vất vả dạy dỗ đàn em thơ, nâng niu từng nét chữ, khuyên răn trò từng lời…

Những canh thâu không ngủ, thức trắng đêm bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bục giảng để rồi mai kia chứng kiến lớp lớp học trò trưởng thành là hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Và lúc đó, theo bước chuyển nhịp của cuộc sống bất chợt, chúng ta nhớ đến thầy cô mài trường, nhớ đến cái nôi đã đào tạo chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Công ơn đó to lớn biết bao, cao cả biết nhường nào.

14 tháng 2 2017

du canh lu lut da di qua nhung tac hai cua no van con in dau chan trong ki uc cua em

15 tháng 2 2017

dụa vào bài văn mà bạn viết thì mình mới viết ra cái kết bài được

29 tháng 10 2017

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc.

29 tháng 10 2017

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc

21 tháng 5 2017

Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.

Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .

" Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ "

.................

" Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm "

Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm

Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy

" Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng "

Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ

Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .

" Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng "

Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .

Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ

" Thổn thức cả nỗi lòng

Thầm thì anh hỏi nhỏ

Bác hơi Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không "

Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần

" Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc "

Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần

" Lần thứ ba thức dậy

Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc "

Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .

Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác

" Bác thương đoàn dân công

.............................

Mong trời sáng mau mau "

Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác

Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .

21 tháng 5 2017

cũng có tính chép mạng nhỉ!!!

12 tháng 2 2017

Ôi, cơn bão đi qua, đã tàn quét cả ngôi làng ấy, chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát! Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra. Tôi còn nhớ rõ có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Chúng sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống... Tất cả mọi thứ đều như in sâu vào tâm trí tôi. Tôi cx chẳng có thể ngờ đc 1 vùng quê thanh bình, tươi đẹp như thế này lại phải gánh chịu 1 số phậm thật hẩm hiu.Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình thành những cơn gió xoáy. Những cơn mừa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác lại kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngày đêm. Thế rồi, nước ở sông bắt đầu dâng cao, màu nước đỏ ngầu. Nước tràn qua đê vào thôn xóm, làng mạc, thành phố. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to kèm theo mưa lớn, chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rãnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục, chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra rất dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lương vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của người ta thêm mệt mỏi. Tuy vậy, họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông họ đều di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi cơn lũ đếnNhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó.

12 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

14 tháng 4 2017

Bài làm

Em chưa từng được đi núi Cốc nên cũng chẳng biết phải thu hoạch ra sao!hehe

4 tháng 4 2017

Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.

7 tháng 2 2017

https://hoc24.vn/vip/ngothinguyetthcstv

8 tháng 2 2017

Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai – loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.
Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.

12 tháng 11 2017

Theo bài ra , ta có :

n = 8a + 7 = 31b + 28

=> \(\dfrac{\left(n-7\right)}{8}\)= a

b = \(\dfrac{\left(n-28\right)}{31}\)

a - 4b = (-n +679)/248 = (-n +183)/248 + 2

vì a ,4b nguyên nên a-4b nguyên => (-n +183)/248 nguyên
=> -n + 183 = 248d => n = 183 - 248d (vì n >0 => d<=0 và d nguyên )
=> n = 183 - 248d (với d là số nguyên <=0)
vì n có 3 chữ số lớn nhất => n<=999 => d>= -3 => d = -3
=> n = 927

12 tháng 11 2017

Cảm ơn bn rất nhiều.

17 tháng 3 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”

“Quê hương”, hai tiếng gọi ấy đã trở nên quen thuộc với tôi không biết tự bao giờ. Hình ảnh quê hương bao giờ cũng gắn với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi, với những mảnh vườn bé xinh và với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay…Nhưng có lẽ cảnh khu vườn trước nhà vào buổi sáng đẹp trời luôn in sâu trong kí ức tôi. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn của tuổi thơ trong tôi lại dâng lên một niềm xúc động.

Buổi chiều, tôi thường theo mẹ vào vườn hái rau, cắt hoa. Tôi thấy rất dễ chịu bởi bẩu không khì quang đãng và đầy tiếng những chú chim vể đây biểu diễn.Còn buổi sáng, tôi thường theo chân ba vào vườn tưới cây, tỉa lá, bắt sâu hay nhổ cỏ. Lúc ấy với tôi , khu vườn bỗng trở nên vô cùng mới lạ.

Sáng. Đó là khoảng thời gian mọi hoạt động diễn ra sôi nổi, náo nhiệt nhất. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, ông mặt trời từ từ hé đôi mắt nhìn xuông nhân gian. Dần dần ông lên cao, đền đầu ngọn tre thì đứng lại. Ông bắt đầu tỏa những cánh tay màu vàng nhạt ra khắp xung quanh, xuyên qua khẽ lá, lọt xuống mặt đất. Những đám mây trên trời bay nhanh hơn. Chị gió cũng bắt đầu làm việc, len lỏi vào trong vườn, đánh thức cây và mầm xanh.

Khu vườn buổi sáng sôi động hẳn lên. Nó trở thành một khu vui chơi của muôn loài. Ở đây hội tụ biết bao điều thú vị.

Người khách quen thuộc của khu vườn là cô ca sĩ họa mi lại cất vang tiếng hát.Không chỉ có họa mi mà còn nhiều cô ca sĩ khác cũng về đây trang điểm, chuẩn bị cho bữa tiệc âm nhạc với nhiều giọng ca mềm mại và trong trẻo…Dưới đám cỏ, các anh kiến thợ vẫn hăng hái làm việc.Những nàng ong, nàng bướm bay về nhiều hơn, rập rởn trên những cánh hoa như muốn cùng khoe sắc. Mẹ con chị gà ra vườn tìm mồi. Mỗi khi kiếm được thức ăn, đàn gà con tranh nhau chí chóe. Mấy chú chó, chú mèo được vào vườn chơi nên rất ngoan. Một chú mèo mướp rượt theo một nàng bướm suýt chạy vào luồng rau của mẹ, vội dừng chân quay lại

Sáng sáng, ba tôi thường hay bắt sâu, tỉa lá cho cây. Ba cặm cụi, tỉ mỉ làm từng cây từng cây một. Những con sâu thầy vậy vội vàng lủi vào trong. Cây cối được ba tôi chăm sóc thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhau, với mây, với trời, với gió,…Những bác cây ăn quả vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay dài, vươn ra.Đây là cây khế mà tuổi tôi cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông ngoại trồng từ khi tôi chào đời. Ngắm nhìn cây lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cảm líu rít mà tôi thấy nhớ ông ngoại quá.. Tận góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều mà tôi thích nhất. Đến mùa vải chín, cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều, chắc mùa vải đã đến. Tu hú báo mùa vải quả không sai một chút nào.Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.

Phía bên kia khu vườn, anh tía tô, chị kinh giới nói chuyện gì cười rôm rả. Phía trên, ba tôi bắc một cái giàn trồng bầu, trông nó như bà mẹ giang tay che chở cho đàn con bên dưới khỏi những cơn thịnh nộ của trời. Giàn bầu với những chiếc lá to bản, những quả bầu to dài lòng thòng xuống, treo lủng lẳng như có ai đó dùng dây buộc vào. Vào buổi sáng, sương đọng trên lá cây mà ai đó đã thấy nó đẹp như những hạt ngọt của trời. Trên nền xanh của những chiếc lá bầu có xen lẫn màu trắng của hoa bầu lấp lánh như những đốm sáng trong làn nắng. Cả giàn bầu trông giống như một tấm vải nhung xanh mượt điểm xuyết những chấm bi màu trăng, huyền ảo dưới ánh nắng vàng.Đi về phía kia khu vườn, chị em nhà hoa đang đua nhau khoe dáng với những cánh hoa rực rỡ mà đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở nụ cười.

Cả khu vườn tràn ngập màu sắc, âm thanh và hương vị. Khu vườn trở thành sân khấu của buổi hòa nhạc, có người biểu diễn, có người thưởng thức mà ba và tôi là những người thưởng thức say mê nhất, thưởng thức mọi vẻ đẹp của khu vườn. Ba vừa tỉa lá, vừa kể chuyện. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được sống trong một không gian thiên nhiên tươi mới như vậy…

Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu và ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi.

18 tháng 3 2017

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.


​chúc p hk tốt