Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp(C)/ đang chìm nổi(V) ở ngoài kia (Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ).
Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!
Em tham khảo:
Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao, quan với dân khác nhau một trời một vực. Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảnh ruộng bé tí tẹo, mùa gặt không đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau trong Sống chết mặc bay, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.
Câu ghép: In đậm nghiêng
Vỡ đê. Tác giả đã vẽ nên bức tranh tương phản giữa sự ăn chơi hưởng lạc của những kẻ cầm quyền với nỗi cơ cực, thê thảm của dân chúng. Thông qua đó lên án gay gắt giai cấp thống trị thối nát, bất tài và vô trách nhiệm trước tài sản, tính mạng của dân nghèo, đồng thời bày tỏ mối cảm thương sâu sắc của mình trước những đau thương, hoạn nạn của đồng bào.
Hàng loạt hình ảnh tương phản được tác giả sử dụng rất tài tình trong đoạn văn trên: Tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê tương phản với thái độ điềm nhiên hưởng lạc của tên quan phủ. Lời nói khe khẽ sợ sệt của người hầu: Bẩm, có khi đê vỡ tương phản với lời gắt của quan cùng cái cau mặt: Mặc kệ ! Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp, áo quần ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra hơi báo tin đê vỡ tương phản với hình ảnh quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi… thời ông cách cổ chúng mày.
dùng mấy ý này mak làm///@
Tham khảo:
Quan phụ mẫu là một kẻ vô trách nhiệm, đúng như vậy. "Phụ" là cha, "mẫu" là mẹ, quan phụ mẫu tức quan cha mẹ, ấy vậy mà không giống cha mẹ mà lại giống bọn ăn hại, chỉ biết nhăm nhăm ăn chơi tiền của của nhân dân, công sức của nhân dân. Trách nhiệm của ông ta là điều phải làm cho dân, phải gánh vác cho dân, có việc gì cũng phải nâng đỡ cho dân, lúc làm thì phải đúng đắn, chứ không kiểu như là sai người khác hộ đê cho mình, đáng trách, đáng trách biết bao.Trong lúc con dân đang chân lấm tay bùn, hộ đê không ngưng nghỉ từ chiều đến quá nửa đêm ngoài trời mưa gió (trạng ngữ), quan phụ mẫu thì lại ở trong đình nghiêm trang nhàn nhã đánh bài tổ tôm, tư thế ung dung chễm chện ngồi như một con cóc cỡ lớn, dùng bát yến, rau đậu, rễ tía đặt hẳn hoi trong tráp đồi mồi đầy các vật sang trọng, sống không quan tâm khi mấy lính tráng gọi ông về cái đê vỡ, khi người dân thổi ốc từ chiều đến khuya, khi người dân đánh trống đến hoảng loạn. Ông ta, xa hoa, vô trách nhiệm, ngu dốt! Đê vỡ rồi ông ta cũng chẳng còn gì mà trị nữa, ông ta sẽ về sống lại như một tên hèn, sống như một nhân dân - ông ta không có quyền thế gì nữa cả, phải tự cung tự cấp cho chính bản thân. Ôi! Cuộc sống nhân dân ông ta không màng, cuộc sống của ông ông cũng không màng nữa, trách nhiệm của ông đã vứt đi đâu? Nếu người dân được ông nâng đỡ thì có phải cuộc sống của ông cũng đã được ông cứu? (bị động).
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-tinh-canh-nguoi-dan-trong-song-chet-mac-bay
chưa nêu đc cảm nghĩ của mk, sai nội dung