Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bộ phim yêu thích của tôi từ trước đến giờ là Titanic. Đó là câu chuyện tình yêu hay nhất mà tôi từng xem. Tôi đã xem bộ phim này nhiều lần nhưng tôi không bao giờ cảm thấy chán. Bất cứ khi nào tôi xem nó, tôi luôn khóc. Những lý do khiến tôi rất thích nó là bối cảnh hoành tráng và nội dung lãng mạn. Bộ phim nói về câu chuyện tình yêu của Rose Dewitt Bukater và Jack Dawson. Jack là một thanh niên nghèo và tự do tinh thần, nhưng anh ta có vé lên một con tàu sang trọng, Titanic. Rose đến từ tầng lớp thượng lưu Mỹ và đã đính hôn với một người đàn ông. Cô miễn cưỡng kết hôn với hắn. Cô đã gặp Jack trên tàu Titanic và họ rơi vào lưới tình cho dù có một khoảng cách rất lớn giữa họ. Titanic đang trên đường đến Mỹ từ Anh. Tuy nhiên, con tàu đã đâm vào một tảng băng trôi trên đường. Mặt bên của nó bị phá và con tàu bị nước tràn vào. Không phải ai cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Có nhiều người chết bao gồm cả Jack. Rose đã sống sót vì Jack đã giúp cô leo lên trên một chiếc thuyền. Jack đã hy sinh bản thân mình cho Rose. Mặc dù nó chỉ là một chuyện tình buồn mang tính kinh điển, nhưng nó bao gồm một phạm vi rộng lớn của những cảm xúc, tiếng cười, giận dữ, sợ hãi và cảm giác của một tình yêu sâu đậm. Tôi đã xúc động và đặc biệt đề cao tình cảm giữa họ. Cả hai đều cố gắng để cứu người kia. Nó cho thấy sức mạnh tình yêu có thể làm mọi chuyện. Tôi đã rất xúc động bởi sự can đảm tình yêu của mình cho cô ấy để làm cho một cuộc sống mới cho bản thân một mình, ngay cả sau khi ông chết. Tôi nghĩ rằng bộ phim có nội dung xuất sắc được dựa trên một câu chuyện có thật. Hai diễn viên chính Kate và Leonardo đã có một màn trình diễn xuất sắc. Bên cạnh đó, các bối cảnh và dàn dựng hiện trường thực sự làm tôi ngạc nhiên. Từ con tàu lớn đến những chiếc đệm nhỏ ở phòng của Rose, tất cả đều tinh tế. Cuối cùng nhưng không thể không nhắc, bài hát chủ đề tuyệt vời “My heart will go on” của Celine Dion ở cuối câu chuyện. Ngay cả Jack đã rời bỏ Rose mãi mãi, trái tim của cô sẽ tiếp tục yêu.
Chắc vậy á, xin lỗi vì tui cope mạng có thể ko vừa lòng bạn.
Thần Trụ Trời là một trong những thần thoại đặc sắc của văn hóa Việt Nam, mang trong mình những nét đặc trưng và nghệ thuật độc đáo. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá chủ đề cũng như những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời".
"Thần Trụ Trời" là một câu chuyện thần thoại kể về cuộc chiến giữa hai thần, Thần Trụ và Thần Trời, trong việc bảo vệ trật tự và sự cân bằng của thế giới. Chủ đề chính của câu chuyện là sự đấu tranh giữa sự tà ác và trật tự, giữa cái xấu và cái tốt. Đây là một chủ đề mang tính nhân văn sâu sắc, cho thấy sự đấu tranh không chỉ tồn tại trong thế giới thần thoại mà còn trong cuộc sống thường ngày của con người.
Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời" là việc sử dụng hình tượng và biểu tượng để tường thuật câu chuyện. Thần Trụ và Thần Trời được tưởng tượng thành những nhân vật có sức mạnh phi thường, thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố siêu nhiên như sấm sét, mây trắng, vàng rực... Những hình ảnh này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động mà còn tạo nên sự kỳ diệu và huyền bí cho thần thoại.
Ngoài ra, ngôn ngữ và cách diễn đạt cũng là một nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời". Ngôn ngữ trong câu chuyện là một sự kết hợp giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ tường thuật, tạo nên một cảm giác mê hoặc và lôi cuốn cho người đọc. Những câu chuyện dựa trên ngôn ngữ miêu tả tinh tế và phong phú, sử dụng các từ ngữ và biểu đạt mạnh mẽ, tạo nên sự hấp dẫn và sức cuốn hút cho câu chuyện.
Trong tổng thể, thần thoại "Thần Trụ Trời" không chỉ là một câu chuyện thần thoại đơn thuần mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc và thông điệp nhân văn. Nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện, từ việc sử dụng hình tượng và biểu tượng cho đến ngôn ngữ và cách diễn đạt, đã tạo nên một tác phẩm văn học độc đáo và đáng để khám phá và tìm hiểu. Thần Trụ Trời là một tác phẩm thần thoại đặc biệt, mang trong mình những giá trị văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
* Mở bài
- Giới thiệu về truyện Thần Trụ Trời
* Thân bài
- Thần Trụ Trời giải thích quá trình tạo lập trái đất bằng những yếu tố kì ảo
- Truyện Thần Trụ Trời thể hiện được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của người Việt cổ
- Sử dụng nghệ thuật, thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp bằng cách dùng các chi tiết hư cấu tạo
- Tạo nên câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
* Kết bài
- Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Thần Trụ Trời
...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-danh-gia-chu-de-va-nhung-net-dac-sac-ve-hinh-thuc-nghe-thuat-cua-truyen-than-tru-troi
Tham khảo ạ:
Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội.
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật. Tôi thương bà lắm! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khiễng của bà. Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi. Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác. Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội. Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà.
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn. Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủ để tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào!
Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà sẵn sàng rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó. Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kỳ ai!
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa. Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo: “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giúp tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình. Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi. Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi, giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trời lại bất công với bà đến thế ạ!
Mỗi lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cười nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cười đó là nỗi đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi. Bà vẫn lạc quan và yêu đời quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn. Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời. Bà ơi! Mỗi khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quại cháu chỉ còn biết chạy lại mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba. Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mới to lớn làm sao khi cháu phải cách xa một người mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà?
Bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lại thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quý giá: Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.
Cre: gg
~HT~
@Bonnie
tk
Tuổi thơ là gì nhỉ? Mà khiến ai cũng khắc khoải nhớ nhung. Nó là những ngày tháng của vô ưu và điềm mật. Những đứa trẻ bước qua khung trời màu hồng ấy trước khi đến với thế giới trưởng thành. Và em thật may mắn khi được tận hưởng trọn vẹn những ngày tháng tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp đẽ.
Tuổi thơ của em đúng nghĩa nhất chính là những năm tháng còn sống ở quê với bà. Khi đó, không có nỗi lo về bài vở, về tương lai, chỉ có những buổi rong chơi tưởng như dài bất tận. Những ngày tháng ấy trong em giống như một cuốn phim cũ, mờ mờ ảo ảo, niềm vui thì rõ mà hình ảnh thì mịt mờ. Duy chỉ có những kỉ niệm cùng bà ra vườn là rõ nét vô cùng. Nhà bà em phía sau có một khu vườn nhỏ, ở đó bà trồng đủ các loại rau xanh mướt, mà em ấn tượng nhất là giàn mồng tơi. Khi quả mồng tơi chín, nó sẽ chuyển thành màu tím. Những khi theo bà ra vườn, bà thì cần mẫn hái rau bó thành từng bó nhỏ đem ra chợ bán. Còn em thì ngồi hái từng hạt mồng tơi, bóp nát, hứng nước vào một gáo dừa khô. Từng giọt, từng giọt, tích thành một vũng nước nhỏ màu tím. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm em vui sướng lắm rồi. Em dùng nó làm nước màu để vẽ lên sân, lên tàu lá chuối, lên cả bức tường lổ đổ phía trước nhà. Chỉ một lát sau, nước khô đi, em lại vẽ thêm lớp mới. Đến khi bà xong việc, lại hiền từ dẫn em ra cạnh giếng rửa sạch tay rồi lại vào nhà. Chỉ mỗi trò chơi ấy thôi, mà em chơi suốt cả tuổi thơ không thấy chán.
Giờ đây bà đã đi xa rồi, em cũng đã khôn lớn. Đôi lúc về quê giỗ bà, em lại ra vườn, tìm gốc mồng tơi cũ để chơi lại trò chơi ấy. Nhưng chẳng hiểu sao em không thể nào cười vui được như khi xưa nữa. Có lẽ vì cảnh vẫn còn nguyên nhưng con người thì đã thay đổi. Chính điều đó khiến kí ức tuổi thơ trở nên trân quý vô cùng. Bởi nó là thứ chỉ có thể hồi tưởng lại chứ không thể trải qua một lần nữa.
Tham khảo:
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên. Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng. Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê. Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này. Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?
Cảm nghĩ của em khi đọc tình huống trên là em cảm thấy rất thương bạn nhỏ.Chắc là do nhà bạn ấy khó khăn quá nên bạn mới theo mẹ đi kiếm chỗ ở thì được 1 người dân thương tình cho ở tạm.Em cũng băn khoăn không biết bố và người thân của bạn đâu mà để cho mẹ với con như vậy.Nhưng dù sao bạn ấy cũng đã có 1 căn nhà để ở qua ngày rồi.Em mong bạn và mẹ của bạn ấy có thể tìm một 1 nhà mói mẻ để xây dựng lại cuộc sống.
LÀM :
Trong cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau . Người thì có nhà ở, có gia đình,có đc hạnh phúc và giàu sang nhưng cũng có những người ko có một ngôi nhà để ở hay ko có một gia đình đầm ấm ,ko đc giàu sang như những người khác. Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng......ko bt ns j nữa
Làm thế này thôi chứ bt sai ben bét r ==
Ý KIẾN ĐỀ BẠN RA :
ns thật tình huống bn đưa ra nó có vấn đề hay sao ấy >< như cái này :
- " Dạ... Thưa cô.... Em.... Gia đình em không có nhà để sống. Gia đình em là ở đợ cho người ta. Gia đình em cũng chỉ có hai mẹ con em, người chủ thương nên đã cho mẹ con em làm ở đợ và cho sống tại nhà của người ta. "
câu này : làm ở đợ và cho sống thấy nó hơi thừa bạn ạ >< cả câu gạch đen đó nữa ><
mk thừa nhận mk ko làm đc bài bn làm ra ... nhưng cũng muốn góp chút ý kiến vào đề bn ... nếu bn thấy khó chịu hay j j đó thì xl trước :(
*Ryeo*
tham khảo
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
bài văn:
Em ế !!
em chịu, em mới lớp 5