Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trùng roi khác thực vật :
Trùng roi : + Có khả năng di chuyển
+ Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng
+ Thuộc lớp động vật
Thực vật : + Không có khả năng di chuyển
+ Sống theo kiểu dị dưỡng
+ Thuộc lớp thực vật
Trùng roi xanh (Euglena viridis) sống ở nước, chúng tạo nên các mảng váng xanh trên bề mặt ao, hồ. Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ (≈ 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp. Ở nơi có ánh sáng, nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước (dị dưỡng). Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. Sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể: nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia, cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Trùng roi có tính hướng sáng, cảm nhận ánh sáng nhờ điểm mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi.
Trùng roi sinh sản vào khoảng cuối xuân, đầu mùa hạ, thường là sinh sản vô tính rất nhanh. Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia. Cuối cùng, cá thể phân đôi theo chiếu dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
TRÙNG GIÀY :
Cấu tạo
Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm : nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chồ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miện? có lỗ miệng và hầu
Sinh sán
Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. trùng giày còn có hình thức sinh sàn hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.
I.Trùng roi xanh:
1)Dinh dưỡng:-Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.-Hô hấp qua màng cơ thể.-Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. 2)Sinh sản:-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.-Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.II.Tập đoàn trùng roi:-Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.I.Trùng biến hình (amip):1/Cấu tạo ngoài và di chuyển:a)Cấu tạo:-Gồm một tế bào có: +Chất nguyên sinh lỏng, nhân. +Không bào tiêu hóa, không bào co bóp.b)Di chuyển:-Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía). 2/Dinh dưỡng:-Tiêu hóa nội bào: +Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...) +Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi +Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh+Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa-Bài tiết: chất thừa dần đến không bào co bóp -> thải ra ngoài ở mọi vị trí trên cơ thể-Trao đổi qua màng không khí3/Sinh sản:-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thểII.Trùng giày: 1/Dinh dưỡng:-Thức ăn->miệng->hầu->tiêu hóa ở không bào tiêu hóa(biến đổi nhờ enzim tiêu hóa)-Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể 2/Sinh sản:-Vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang-Hữu tính: bằng cách tiếp hợpI.Trùng kiết lị:-Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.-Trùng kiết lị có chân giả rất ngắnII.Trùng sốt rét:1/Cấu tạo và dinh dưỡng:-Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào-Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen 2/Vòng đời:-Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu-Trùng roi:
+ Gây bệnh, truyền bệnh cho con ng
+ Gây bệnh cho động vật
-Trùng giày (k có)
-Trùng biến hình: (k có)
Tham khảo
STT | Đặc điểm | Trùng kết lị | Trùng roi | Trùng giày | Trùng sốt rét | Trùng biến hình | |
1 | cấu tạo | Cơ thể giống với trùng biến hình nhưng chân giả ngắn. | Là một tế bào có màng,chất nguyên sinh, nhân, không bào co bóp, hạt diệp lục, có roi và điểm mắt. | Cơ thể là một tế bào,lông bơi,miệng, 2 nhân, 2 không bào co bóp, lỗ thải. | Cơ thể có kích thước hiển vi, cơ quan di chuyển và các không bào di chuyển bị tiêu giảm. | Cơ thể hình dạng không ổn định, không có chất diệp lục. | |
2 | Nơi sống | Sống kí sinh trong ruột non của người và động vật. | Giọt nước ván xanh ngoài ao, hồ hay giọt nước nuôi cấy động vật nguyên sinh. | Sống ở mặt nước, ao, hồ nơi có váng. | Sống kí sinh trong thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi anôphen và trong máu người bệnh. | Sống trong mặt hồ tù hay hồ nước lặng, đôi khi chúng nổi vào các mảnh váng trôi trên mặt nước. | |
3 | Đặc điểm | Chân giả ngắn | Có roi, mắt, chất diệp lục. | 2 nhân, 2 không bào co bóp và có lỗ thải. | Cơ quan di chuyển và các không bào tiêu giảm. | Cơ thể không có hình dạng nhất định. | |
4 | Sinh sản | Phân nhiều | Phân đôi | Tiếp hợp | Phân nhiều | Phân đôi |
Câu 5: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?
A. trùng biến hình và trùng roi xanh.
B. trùng roi xanh và trùng giày.
C. trùng giày và trùng kiết lị.
D. trùng biến hình và trùng kiết lị.
Câu 6: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?
A. Ốc. B. Muỗi. C. Cá. D. Ruồi, nhặng.
Câu 7: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt bọ gậy.
C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
D. Ăn uống hợp vệ sinh.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?
A. Kích thước hiển vi.
B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.
C. Sinh sản hữu tính.
D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
*Trùng biến hình:Sinh sản vô tính kiểu phân đôi
*Trùng giày;
+Sinh sản vô tính:Phân đôi
+Sinh sản hữu tính:Tiết hợp
*Trùng roi xanh:
Bước 1: Tế bào tích luỹ cho các chất để chuẩn bị cho quá trình sinh đôi.
Bước 2: Nhân phân đôi , Roi phân đôi
Bước 3: Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi (điểm mắt, không bào co bóp, hạt diệp lục)
Bước 4: Tế bào bắt đầu tách đôi
Bước 5: Tế bào tiếp tục tách đôi
Bước 6: Hai tế bào con được hình thành
:v lên mạng mà lấy ảnh ấy bạn, vẽ nó kinh lắm ó