Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Ở một đường phố trung tâm Hà Nội, có một cái thư viện đã được xây từ thế kĩ trước. Tôi vẫn hay đến đây cùng cô chủ nên quen thuộc chỗ này lắm! Nơi tôi nghỉ ngơi chờ cô chủ là bãi giữ xe của thư viện dưới gốc cây cổ thụ. À mà các bạn biết tôi là ai chưa nhỉ? Xin giới thiệu: Tôi là một chiếc Xe đạp! Một chiếc xe đạp Nhật hẳn hoi! Hôm nay tôi lại cùng cô chủ đến đây. Vì còn sớm nên bãi để Xe trống trơn. Trong bãi chỉ có một chiếc Ô tô bóng nhoáng đang đỗ bên một chiếc xe Máy cũng bóng nhoáng. Tôi chậm rãi tiến lại gần và dừng lại ngay cạnh họ.
Một lúc sau, Xe máy liếc nhìn tôi bằng nửa con mắt to đùng của mình, rồi nói với cái giọng nhè nhè:
- Chào anh bạn lỗi thời.
Tôi tròn mắt:
- Sao chú lại nói tôi lỗi thời.
- Còn gì n..ữ:..a nữa. - giọng Xe máy dài thêm - Anh lỗi thời quá đi chứ! Nhìn nè, cái kiểu xe gì mà có mỗi khung, trông rõ cũ kĩ, đi lại thì chậm chạp, làm sao phù hợp với thời đại văn minh, nếp sống công nghiệp bây giờ được chứ! Trời ơi! Ai dùng anh chắc là người hoài cổ?
Rồi Xe máy tiếp: “Thử so sánh tôi và anh xem sao? Nhìn tôi nè! Kiểu dáng thì đẹp, lớp vỏ ngoài bóng nhoáng, sành điệu làm sao! Chỉ cần mở khoá điện, gí phím đề, vào số là tôi đã thong dong trên đường phố. Bao con mắt nhìn tôi thèm muốn và khao khát. Tôi là hiện thân của phương tiện hiện đại mà lại rất phổ thông. Tôi có rất nhiều bạn, anh có muốn gặp không? Dream, Angel, Atilane, Dylan, toàn là hàng cao cấp! Anh chỉ cần ra phô' khẽ ngó cũng thấy trên đường phố toàn xe máy, chứng tỏ chúng tôi rất được mọi người ưa chuộng nhé! Từ người bình thường đến người giàu có đều chọn tôi để dùng. Tôi chở bình thường là hai người nhưng khi chủ nhân bốc lên, tôi có thể chở đến bốn người. Dáng tôi thon nhỏ, tốc độ lại nhanh, dễ luồn lách làm xiêu lòng các cô cậu nhỏ. Tôi thật đáng được tôn vinh sùng bái! Trên đời này không ai bằng.
Xe máy định nói tiếp thì bị Ô tô ngắt lời:
- Kiêu ngạo, quá kiêu ngạo! Thật đáng thương cho anh Xe đạp phải đứng nghe chê bai! - Ô tô nói với cái giọng miệt thị khinh khỉnh; rồi quay sang Xe máy: - Công nhận cậu nói về Xe đạp thì.. chẳng sai, nhưng không nên tôn vinh mình như thế. Xe máy, cậu tuy được ưa chuộng thật nhưng có nhiều tác hại thật. Các cậu có quá nhiều, là một trong những nguyên nhân gây nạn ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường, là tác giả của các vụ tai nạn do lạng lách, đèo nặng, vượt ẩu. Tôi mới là phương hiện hữu ích nhất và sang trọng nhất được dùng trong cuộc sống đặc biệt là những dịp đi xa, dã ngoại, cưới hỏi,... Người bình thường thì thuê xe, người sang, người giàu có thì mua xe. Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu. Chỗ ngồi thì êm ái, thoải mái. Có thể nghe đài, nghe nhạc hoặc xem phim và thậm chí ngủ trên xe. Thế mới gọi là sành điệu, sự lựa chọn của thế hệ mới!
Nãy giờ nghe họ tự đề cao về mình mà tôi tức nghẹn cổ. Nhẹ nhàng tôi nói:
- Đúng là các cậu sang trọng và hiện đại thật. Như các cậu thấy đấy, tôi có nhiều nhược điểm về tốc độ, giá trị vật chất hay văn minh hiện đại nhưng tôi cũng quan trọng với cuộc sống con người. Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ chúng tôi đã tải lương thực, tải đạn dược, quân giới... ra tiền tuyến. Thời bình, tôi là phương tiện của các em học sinh, là xe thồ của các anh phụ hồ. Không những thế, tôi còn gìn giữ sức khỏe cho mọi người. Các cụ già vẫn đạp xe để đi vòng quanh Hồ Tây vài vòng chẳng phải là đã tập thể dục rèn luyện thân thể. Trong các đại hội thể dục thể thao tôi cũng là một trong những môn thi thiết yếu của đại hội. Chậm mà an toàn nhất trong các phương tiện tham gia giao thông, không gây ô nhiễm môi trường, không tôn kém vì nguyên liệu, không gây ùn tắc giao thông, bê, cất và để rất thuận tiện và nhẹ nhàng. Mọi người ở mọi lứa tuổi có thể dễ dàng điều khiển.
- Tôi mỉm cười với bài văn chứng minh của mình.
Bỗng cây si già nãy giờ vẫn im lặng che chở cho cả ba chúng tôi cất tiếng nói ồm ồm. Dường như cây đã nghe hết lời chúng tôi nói.
- Tôi đã sống hơn trăm năm nay, biết nhiều điều, chứng kiến và giải thích được nhiều thứ khó hiểu, nhưng tôi không biết ai trong các cậu là phương tiện tốt nhất, hữu hiệu nhất trong các phương tiện tham gia giao thông. Nhưng có lẽ các cậu đều đáng quý như nhau, có công lớn trong cuộc sống con người. Các cậu giúp con người đi nhanh hơn, mang vác được nhiều hơn mà không mất sức. Các cậu đã tự giới thiệu về mình, nhưng không nên cãi nhau như thế, mà phải cùng nhau giúp ích cho con người. Mỗi phương tiện có một vai trò không thể thiếu được trong xã hội. Tôi có một lời khuyên cho các cậu: Dù là phương tiện nào đi nữa cũng phải chấp hành thật tốt Luật Giao thông và bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất! Rồi cây si im lặng.
Lời cây Si già làm ba chúng tôi thấm thìa. Chúng tôi bỗng dưng im bặt, không ai nói thêm một lời nào. Tôi thầm hứa với cây Si già sẽ cố gắng thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhở hai anh bạn Ô tô, Xe máy phải cùng thực hiện và có ý thức giữ gìn môi trường, không nhả khói bừa bãi trên đường. Kìa cô chủ của tôi đã ra, tôi phải về rồi, xin tạm biệt mọi người nhé.
\(\text{ BÀI LÀM}\)
Ở một đường phố trung tâm Hà Nội, có một cái thư viện đã được xây từ thế kĩ trước. Xôi vẫn hay đến đây cùng cô chủ nên quen thuộc chỗ này lắm! Nơi tôi nghỉ ngơi chờ cô chủ là bãi giữ xe của thư viện dưới gốc cây cổ thụ. À mà các bạn biết tôi là ai chưa nhỉ? Xin giới thiệu: Tôi là một chiếc Xe đạp! Một chiếc xe đạp Nhật hẳn hoi! Hôm nay tôi lại cùng cô chủ đến đây. Vì còn sớm nên bãi để Xe trống trơn. Trong bãi chì có một chiếc Ô tô bóng nhoáng đang đỗ bên một chiếc xe Máy cũng bóng nhoáng. Tôi chậm rãi tiến lại gần và dừng lại ngay cạnh họ.
Một lúc sau, Xe máy liếc nhìn tôi bằng nửa con mắt to đùng của mình, rồi nói với cái giọng nhè nhè:
- Chào anh bạn lỗi thời.
Tôi tròn mắt:
- Sao chú lại nói tôi lỗi thời.
- Còn gì n..ữ:..a nữa. - giọng Xe máy dài thêm - Anh lỗi thời quá đi chứ! Nhìn nè, cái kiểu xe gì mà có mỗi khung, trông rõ cũ kĩ, đi lại thì chậm chạp, làm sao phù hợp với thời đại văn minh, nếp sống công nghiệp bây giờ được chứ! Trời ơi! Ai dùng anh chắc là người hoài cổ?
Rồi Xe máy tiếp: “Thử so sánh tôi và anh xem sao? Nhìn tôi nè! Kiểu dáng thì đẹp, lớp vỏ ngoài bóng nhoáng, sành điệu làm sao! Chỉ cần mở khoá điện, gí phím đề, vào số là tôi đã thong dong trên đường phố. Bao con mắt nhìn tôi thèm muốn và khao khát. Tôi là hiện thân của phương tiện hiện đại mà lại rất phổ thông. Tôi có rất nhiều bạn, anh có muốn gặp không? Dream, Angel, Atilane, Dylan, toàn là hàng cao cấp! Anh chỉ cần ra phô' khẽ ngó cũng thấy trên đường phố toàn xe máy, chứng tỏ chúng tôi rất được mọi người ưa chuộng nhé! Từ người bình thường đến người giàu có đều chọn tôi để dùng. Tôi chở bình thường là hai người nhưng khi chủ nhân bốc lên, tôi có thể chở đến bốn người. Dáng tôi thon nhỏ, tốc độ lại nhanh, dễ luồn lách làm xiêu lòng các cô cậu nhỏ. Tôi thật đáng được tôn vinh sùng bái! Trên đời này không ai bằng.
Xe máy định nói tiếp thì bị Ô tô ngắt lời:
- Kiêu ngạo, quá kiêu ngạo! Thật đáng thương cho anh Xe đạp phải đứng nghe chê bai! - Ô tô nói với cái giọng miệt thị khinh khỉnh; rồi quay sang Xe máy: — Công nhận cậu nói về Xe đạp thìệ.. chẳng sai, nhưng không nên tôn vinh mình như thế. Xe máy, cậu tuy được ưa chuộng thật nhưng có nhiều tác hại thật. Các cậu có quá nhiều, là một trong những nguyên nhân gây nạn ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường, là tác giả của các vụ tai nạn do lạng lách, đèo nặng, vượt ẩu. Tôi mới là phương hiện hữu ích nhất và sang trọng nhất được dùng trong cuộc sống đặc biệt là những dịp đi xa, dã ngoại, cưới hỏi,... Người bình thường thì thuê xe, người sang, người giàu có thì mua xe. Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu. Chỗ ngồi thì êm ái, thoải mái. Có thể nghe đài, nghe nhạc hoặc xem phim và thậm chí ngủ trên xe. Thế mới gọi là sành điệu, sự lựa chọn của thế hệ mới!
Nãy giờ nghe họ tự đề cao về mình mà tôi tức nghẹn cổ. Nhẹ nhàng tôi nói:
- Đúng là các cậu sang trọng và hiện đại thật. Như các cậu thấy đấy, tôi có nhiều nhược điểm về tốc độ, giá trị vật chất hay văn minh hiện đại nhưng tôi cũng quan trọng với cuộc sống con người. Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ chúng tôi đã tải lương thực, tải đạn dược, quân giới... ra tiền tuyến. Thời bình, tôi là phương tiện của các em học sinh, là xe thồ của các anh phụ hồ. Không những thế, tôi còn gìn giữ sức khỏe cho mọi người. Các cụ già vẫn đạp xe để đi vòng quanh Hồ Tây vài vòng chẳng phải là đã tập thể dục rèn luyện thân thể. Trong các đại hội thể dục thể thao tôi cũng là một trong những môn thi thiết yếu của đại hội. Chậm mà an toàn nhất trong các phương tiện tham gia giao thông, không gây ô nhiễm môi trường, không tôn kém vì nguyên liệu, không gây ùn tắc giao thông, bê, cất và để rất thuận tiện và nhẹ nhàng. Mọi người ở mọi lứa tuổi có thể dễ dàng điều khiển.
- Tôi mỉm cười với bài văn chứng minh của mình.
Bỗng cây Si già nãy giờ vẫn im lặng che chở cho cả ba chúng tôi cất tiếng nói Ồm Ồm. Dường như cây đã nghe hết lời chúng tôi nói.
- Tôi đã sống hơn trăm năm nay, biết nhiều điều, chứng kiến và giải thích được nhiều thứ khó hiểu, nhưng tôi không biết ai trong các cậu là phương tiện tốt nhất, hữu hiệu nhất trong các phương tiện tham gia giao thông. Nhưng có lẽ các cậu đều đáng quý như nhau, có công lớn trong cuộc sống con người. Các cậu giúp con người đi nhanh hơn, mang vác được nhiều hơn mà không mất sức. Các cậu đã tự giới thiệu về mình, nhưng không nên cãi nhau như thế, mà phải cùng nhau giúp ích cho con người. Mỗi phương tiện có một vai trò không thể thiếu được trong xã hội. Tôi có một lời khuyên cho các cậu: Dù là phương tiện nào đi nữa cũng phải chấp hành thật tốt Luật Giao thông và bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất! Rồi cây si im lặng.
Lời cây Si già làm ba chúng tôi thấm thìa. Chúng tôi bỗng dưng im bặt, không ai nói thêm một lời nào. Tôi thầm hứa với cây Si già sẽ cố gắng thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhở hai anh bạn Ô tô, Xe máy phải cùng thực hiện và có ý thức giữ gìn môi trường, không nhả khói bừa bãi trên đường. Kìa cô chủ của tôi đã ra, tôi phải về rồi, xin tạm biệt mọi người nhé.
Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.
Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.
Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.
– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.
– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?
Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.
Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình
– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".
– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.
Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:
– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…
Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.
– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…
Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:
– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.
Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?
Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".
Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".
"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!
Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.
Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.
Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.
Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".
Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.
Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.
Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.
Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.
Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!
Bn tham khảo nha !!!!
bn à, bài này ko phải làm như thế đâu nhưng cảm ơn bn đã giúp đỡ
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi.
Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Cảnh vật 10 năm sau sẽ rất khác so với hiện tại
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm.
Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều.
Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này.
Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.
"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:
-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?
Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.
-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.
miêu tả ngoại hình dế mèn.
Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.
Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho. Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy, tượng trung cho Trời và Đất – để kính dâng lên các bậc Tiên Vương và mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, anh em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh hẳn người. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Chúng tôi uống no nước và rồi vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp bạn ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ xinh xinh. Có bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm. Đủ nước, đủ phân nên chị em chúng tôi lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã ra dáng những cây mạ trưởng thành.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài ba dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, lúc đầu chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo. Phải mất chừng hơn tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bên bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi khi gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái và được chăm sóc kĩ lưỡng hơn. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sây rầy phá hoại lúa nên sức khỏe của chúng tôi rất tốt. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm ngọt thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này, bà con ơi! Rồi những bàn tay vuốt ve trìu mến trên thân lúa. Chúng tôi thầm cảm ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
THAM KHẢO
"Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội.
Mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió..."
Hoa sữa có ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng dường như đẹp nhất là ở Hà Nội vào những tháng mùa thu...
Mùa thu Hà Nội nổi tiếng với cốm xanh, với mùi hoa sữa nồng nàn, đắm say. Ai đã đến với mảnh đất nghìn năm văn hiến này có lẽ khó mà quên được vẻ đẹp giản dị, thuần khiết của loài cây này. Thân cây cao, khá to, thẳng đứng. Nó khoác bên ngoài chiếc áo màu đen, hơi sần sùi như bị mốc, trên đó còn có những cái mấu nhỏ. Cây hoa sữa tầng tán lá nhìn từ xa như cây dù. Cành lá xum xuê là điểm hẹn của chim chóc đến làm tổ, líu lo thi ca hát và trò chuyện với nhau. Những chiếc lá dày, cứng cáp phát triển từng đốt, mỗi đốt thường xoè ra khoảng sáu bảy lá tròn như cái mâm con. Cây hoa sữa có nhiều nhánh nhỏ, khi bấm vào cành con thấy dòng sữa nhỏ chảy ra, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là cây sữa. Khoảnh khắc đẹp nhất chính là khi cây trổ hoa. Những bông hoa sữa thường nở vào cuối thu đầu đông, đây là lúc tiết trời mát mẻ và dễ chịu. Hoa sữa màu trắng pha kem, có nhiều cánh nhỏ mọc cụm lại với nhau trông tựa những quả cầu xinh xắn. Hương hoa sữa thơm nhưng không dìu dịu mà mạnh mẽ và hơi hắc. Mùi thơm quyến rũ, lan toả rộng trong không gian. Nhất là vào buổi đêm, gió nhè nhẹ thổi, hương hoa vừa như mơ như thực thật hấp dẫn.
dell bt
ko biết