K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

Em trách anh hay cho tiền em gái

Cuối tháng này lại đến đứa em trai

Cứ bảo anh làm như thế là sai

Chồng người ta đâu có ai làm vậy
 

Này Em ơi! Nhà mỗi anh nhờ cậy

Cha mẹ già còn được mấy đồng lương

Tình anh em anh không thể xem thường

Mà làm ngơ lại không thương chúng nó
 

Nhớ không em, ngày anh quen em đó

Sinh viên nghèo nhờ tụi nhỏ mà thôi

Chăm mẹ cha hết đứng rồi lại ngồi

Việc học hành nào đến nơi đến chốn
 

Trong gia đình anh là anh trai lớn

Kinh tế mình giờ cũng khá hơn xưa

Giúp bọn trẻ anh nghĩ cũng chằng thừa

Tình máu mủ khó phân bua giải thích
 

Vợ chồng ta cũng 3 con ruột thịt

Lớn lên rồi chúng cũng biết yêu thương

Em đừng thế con trẻ sẽ xem thường

Làm phai mờ tình yêu thương huynh đệ
 

Em yêu ơi! Em ghánh vai làm mẹ

Dạy con khờ em cũng thế mà thôi

Tình anh em sâu đậm cả một đời

Chứ không phải cưới xong rồi là bỏ
 

Trời sinh ra có bóng cây ngọn cỏ

Có vui buồn và có cả đỏ đen

Có cao sang cũng có cả thấp hèn

Có yêu thương và cả ghen tuông nữa
 

Thế nên em đừng bắt anh chọn lựa

Em và con hay mấy đứa em em khờ

Đó chỉ là sự ích kỉ vẩn vơ

Em em ơi đừng bao giờ như thế
 

Viết dòng thơ nhưng anh tuôn dòng lệ

Xin em đừng việc bé xé ra to

Em của anh, anh không thể không lo

Đã yêu anh chắc rồi em sẽ hiểu
 

Trên thế gian tình anh em không thiếu

Nghĩa vợ chồng xin hãy hiểu cho nhau

Rộng yêu thương hạnh phúc mãi về sau

Đừng ích kỷ mà khổ đau vợ nhé..!

29 tháng 11 2017

hoặc là điền tiếp cho tớ:

        Anh em như thể tay chân

   Cùng cha, cùng mẹ, cùng là người thân

..................................................................

8 câu nữa nhé (4 câu lục, 4 câu bát)

LÀM ƠN!!!!!!!

22 tháng 12 2018

MB: Thử hỏi ai sinh ra mà không có quê hương,lớn lên trên mảnh đất đấy và được sống với cuộc sống chứa chan tình cảm của gia đình? quê hương không biết từ khi nào đã hằn sâu vào máu ta,vào huyết cảm của mỗi người. cũng chính quê hương là nỗi nhớ da diết của những người con xa quê. nỗi nhớ ấy, nó đau lắm, nó đau âm ỉ trong lòng,nỗi nhớ ấy mang tên "quê hương". đến với bài thơ" cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của tiên thơ Lí Bạch và bài thơ nổi tiếng của vị quan thanh liêm Hạ Chi Chương " hồi hương nẫu thư" ta sẽ hiểu hơn quê hương có vai trò quan trọng đến nhường nào.

TB:

* tình yêu quê hương được  thể hiên ở mọi phương diện khác nhau. nhưng nó có điiểm chung là nói là lòng yêu quê mẹ đậm sâu của những người con bé bỏng.

* ở trong một phòng trọ ở nơi đất khách quê người, trời khuya rồi, mọi vật đã say nồng giấc ngủ, li khác ấy vẫn cứ thao thức. không biết nhân vật trữ tình có phiềm muộn chăng? ai cũng biết, trăng- hình ảnh giản dị mà mộc mạc, nó thân thuộc đến nhường nào. ánh trăng soi len lỏi, dát vàng dát bạc ấy đã làm cho tác giả phải xúc động đến nhường nào. nhìn thấy trăng, những kí ức của quê hương chợt ùa về, những đêm ông lên núi Nga Mi múa kiếm dưới ánh trăng, ngắm trăng,... kỉ niệm ấy như những thước phim đang dần dần quay chậm lại, không thiếu sót chi tiết nào.dù là người thích ngao du thiên hạ nhưng ông vẫn luôn dành một góc trái tim của mình cho quê hương, nơi mà người mẹ già ngày đêm nhớ mong,nơi có những người ta yêu thương như anh em,... nỗi nhớ quê hương vẫn luôn canh cánh trong lòng ông, dường như có thể trào trực bất cứ lúc nào." vọng nguyệt hoài hương"(trông trăng nhớ quê) với câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng dung hợp thiên nhiên tươi đẹp cùng hòa vào nỗi nhớ quê hương.

* có lẽ Hạ Tri Chương còn may mắn hơn người bạn vong niên- Lí Bạch của mình. sau 50 năm rời xa quê, sống và làm việc ở kinh thành Trường An ông vẫn được về với quê mẹ, được hưởng thụ tuổi già trên mảnh đất đã chôn rốn rau của mình. được vua yêu mến, quần thần vị nể, ai ai cũng kính trọng, có công danh rực rỡ như vậy, được ăn mâm son,gấm vàng để mặc, cuộc đời an nhà,nhưng...ông vẫn luôn nhớ quê, ông khoog thích nơi chốn quan trường này, giọng quê trong ông vẫn chưa hề đổi.thời gian đã làm tóc ông bạc, thậm trí cò rụng rồi, đâu còn tóc xanh với lòng nhiệt huyết trào dâng đi lập công danh ở thoief trẻ nữa, sức giờ đã yếu rồi.thời gian cứ thế trôi, niềm vui xúc động khi đc trở về quê, muốn đc gặp lại bạn cũ, nhưng đã hơn nửa thập kỉ rồi ai đã còn ai đã mất? thế hệ của ông đã không còn, tiếp nối đó là nhi đồng với nụ cười tươi tắn đang nở trên môi. quê hương oong đâng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. có lẽ ông rất vui. bị coi là khách ngay trên quê mình, sững sờ, bất ngờ quá, sâu bất ngờ đó là sự xót xa. trái tim ông dường như rỉ máu. sự thật sao tàn nhẫn quá vậy....

kb: tình yêu quê hương nồng nàn như vậy đấy, như yêu cái cây trướng nhà, yêu cách đồng lúa, yêu những thứ thân thuộc với ta.

Tôi vẫn chưa rõ đề bài của bạn lắm, tôi lập ý rõ ràng rồi đó, bạn tham khảo nhé. nếu chỉ so sánh thì bạn lấy ý trong đó ra nhé. đây là tôi tự nghĩ,có gì sai sót mong bỏ qua

học tốt

#mọt

#Trịnh hằng

11 tháng 10 2019

Tham khảo:

Tuổi thơ của mỗi con người thường rất đẹp, nhất là khi mỗi chúng ta có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Nơi đó có tình cảm anh chị em trong sáng và rất mực gấn gũi. Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em đẹp đẽ đó trong truyên ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một truyện ngắn đã từng được giải thưởng Văn học quốc tế viết về "Quyền trẻ em".

Khi lần giở những trang của truyện ngắn trên, người đọc được nhà văn dẫn dắt vào tấn bi kịch của hai anh em Thành và Thủy. Hoàn cảnh của họ thật đáng thương: gia đình vốn khá giả, nhưng đột nhiên cha mẹ li hôn, Thành và Thủy không còn được sống bên nhau trong mái gia đình; hai anh em phải chia đồ chơi, Thủy phải từ giã lớp học để theo mẹ về quê. Và chi tiết là cho người đọc đau thắt lòng vì thương cảm, đó là có thể Thủy sẽ không được đi học nữa, vì mẹ của em đã chuẩn bị cho em một "thúng hoa quả" ra chợ bán. Trong bối cảnh bi đát này, tình anh em của Thành và Thủy càng tỏa sáng, như một lời kêu gọi thống thiết rằng đừng bao giờ chia lìa trẻ thơ dù với bất cứ lí do nào.

Với lối viết mộc mạc, bình dị, nhà văn Khánh Hoài đã để cho Thành và Thủy hồi tưởng lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi ấu thơ mà hai anh em được gắn bó bên nhau. Đó là kỷ niệm một lần Thành đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Cô em gái nhỏ dịu dàng ấy thương anh trai làm sao! Thành còn được em chăm sóc giấc ngủ bằng cách buộc nhíp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ, đặt nó cạnh đầu giường để canh gác cho anh trai ngon giấc. Một em bé ngây thơ đã có tấm lòng yêu quý anh như vậy, đủ để ta thấy Thủy là cô bé nhạy cảm, hiền hòa, bao dung xiết bao. Cô bé ấy xứng đáng được có tuổi thơ hạnh phúc bên anh trai mình. Đổi lại, Thành cũng rất thương em gái của mình. Dù đôi lúc, vì ham chơi, Thành có khi ít để ý đến em, nhưng lại cũng biết chăm sóc em rất chu đáo. Chiều nào, Thành cũng đón em đi học về, rồi vừa đi, vừa thủ thỉ nói chuyện với em. Thành chăm sóc em như thế, thật là một người anh tốt của bé Thủy. Chúng ta thấy yêu quý và trân trọng tình anh em của hai bạn nhỏ này vô cùng!

Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều ghềnh thác, trẻ thơ bị tổn thương bởi những bi kịch của người lớn. Cảnh tượng xót xa nhất trong câu chuyện, khiến ta thêm thương cảm đó là cảnh hai anh em chia đồ chơi. Vì quá thương em, Thành nhường hết mọi đồ chơi cho em. Còn Thủy, cô bé hiền dịu bỗng nhiên "tru tréo" lên vì thấy anh định chia rẽ hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Có lẽ đối với Thủy, hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cô bé không bao giờ muốn chúng phải chia tay. Trong giây phút đó, cái vị tha, cao cả bỗng tỏa sáng trong tâm hồn ngây thơ của Thủy. Thương anh vì rồi đây sẽ phải đơn độc, trong giấc ngủ sẽ chẳng bình yên, nên Thủy đã để cả hai con búp bê ở lại, để chúng âu yếm quàng vai nhau, như hình ảnh hai anh em chẳng bao giờ phải xa nhau nữa. Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau. Nỗi đau chia ly của trẻ nhỏ phải chăng khiến người lớn cũng phải nghĩ suy về hậu quả của những gia đình tan vỡ.

Tình anh em của hai đứa trẻ đáng thương còn thể hiện trong cảnh Thủy chia tay lớp học. Đó là lúc Thành ân cần lấy khăn lau nước mắt rồi dẫn em đến trường, cử chỉ nhỏ mà chan chứa yêu thương đó, càng khiến người đọc thêm mến yêu hai nhân vật nhỏ tuổi này. Với lòng thương em vô bờ bến, Thành đã chứng kiến cảnh Thủy chia tay bạn bè, cô giáo. Cậu đã nhìn thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt mọi người, thấy cô tặng cho Thủy chiếc bút và cuốn vở nhưng em nghẹn ngào thổ lộ rằng có thể mình sẽ chẳng còn được đi học nữa... Để rồi ra khỏi lớp học, Thành ngạc nhiên khi nhìn thấy nắng vẫn rực rỡ, chim vẫn hót trên cành cây, mà cả thế giới như đổ sụp xung quanh hai đứa trẻ. Lời văn như nghẹn ngào chua xót, bởi tâm hồn những đứa trẻ quá trong sáng mà cuộc sống thì thật là nghiệt ngã. Ở đoạn này, nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. Và lay động lòng người đọc hơn cả là một tiếng nói thôi thúc mỗi con người hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.
Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Khánh Hoài nhận được giải thưởng quốc tế khi viết một tác phẩm về thiếu nhi. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế những tình cảm trong sáng của tuổi thơ và nỗi đau của hai đứa trẻ. Tình cảm anh em vô cùng thân thiết, gắn bó đã khiến nội dung truyện ngắn thêm cảm động. Từ câu chuyện về Thành và Thủy, phải chăng nhà văn muốn nói lên rằng: đừng bắt những con búp bê phải chia tay nhau, cũng như hãy để anh em Thành và Thủy được ở bên nhau, có một tuổi thơ trong trẻo dưới mái nhà đầy đủ cha và mẹ. Chỉ có như thế, những đứa bé như hai anh em mới có được hạnh phúc thật sự.

~Std well~

#Twice

Mik nghĩ là bạn nên nói chuyện cụ thể mọi việc với các bạn và cô giáo đi, xem mọi người sẽ thế nào.

Nếu đc thì tk mik nha

~~~Học tốt~~~

#songngukute#

16 tháng 10 2018

Bạn giải thích luôn với cô giáo 

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê- Đề cập vấn đề gì?- Có những cuộc chia tay nào?- Viết về ai? Về điều gì?2/ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh- Thể thơ? Phép đối?- Viết về đề tài gì?- Quê tác giả có gì nổi bật?3/ Những câu hát về tình cảm gia đình- Vì sao ca dao so sánh công cha nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn- Tìm hai bài ca dao nói về cha mẹ4/ Sông núi nước Nam- Vì sao bài thơ...
Đọc tiếp

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê

- Đề cập vấn đề gì?

- Có những cuộc chia tay nào?

- Viết về ai? Về điều gì?

2/ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Thể thơ? Phép đối?

- Viết về đề tài gì?

- Quê tác giả có gì nổi bật?

3/ Những câu hát về tình cảm gia đình

- Vì sao ca dao so sánh công cha nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn

- Tìm hai bài ca dao nói về cha mẹ

4/ Sông núi nước Nam

- Vì sao bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập?

- Có người cho rằng bài thơ Sông núi nước Nam không có cảm xúc, em sẽ nói như thế nào?

5/ Bạn đến chơi nhà

- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến em hãy rút ra ý nghĩa về tình bạn của bản thân em?

- Viết đoạn văn về tình bạn của tác giả?

- "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả thể hiện quan niệm gì về tình bạn?

- Viết đoạn văn về chủ đề tình bạn của bản thân em?

Các bạn giúp mk nha ngày mai là kiểm tra rồi

1
9 tháng 11 2016

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Đề cập tới vấn đề hạnh phúc gia đình.

- Gồm có 3 cuộc chia tay: chia tay búp bê, chia tay trường học, chia tay anh trai.

- Đây là văn bản viết về Thành và Thuỷ, về hạnh phúc anh em, gai đình bị tan vỡ chỉ vì bố mẹ chia tay.

2/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

- Thể thơ là thất ngôn tứ tuyệt. Phép đối: chữ cuối của dòng thứ 2-4 'sương-hương'.

- Viết về chủ đề ' trông trăng nhớ quê '.

- Những dòng thơ tuy chưa thực sự là tả, chưa thực sự là kể nhưng đã nổi bật cho người đọc về tình yêu, nỗi nhớ quê hương thắm thiết, sâu sa của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.

3/ Những câu hát về tình cảm gia đình:

- Câu ca dao so sánh công cha, nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn nhằm nổi bật sự to lớn của công cha và nghĩa mẹ đối với con cái.Đồng thời làm biểu lộ lòng biết ơn sâu lắng của con cái, đây là cách so sánh ví von dễ hiểu.

- ( tự tìm trên ,mạng bạn nhé )

4/ Sông núi nước Nam:

- Vì:

+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

+ Bài thơ tuyên bố rõ ràng chủ quyền lãnh thổ của vua Nam là nước Nam, điều đó đã được khẳng định ở 'thiên thư'( sách trời ).

+ Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại của quân giặc nếu chúng sang xâm phạm.

5/ Bn đện chơi nhà:

- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến, tình bạn đối với em rất thắm thiết, thuần tuý và trong sáng. Nó không thể mau lại bằng vật chất, cũng không dễ dàng thuộc vào những người bội bạc.

- Dòng thơ thứ 7 thì về tình bạn, tác giả đã quan niệm rằng: không nhất thiết là bạn thân đến chơi nhà thì phải tiếp đãi long trọng, đắt tiền. Tình bạn không dựa vào vật chất, không dựa vào tình thế giàu sang. Tình bạn chỉ cần 2 người tâm sự với nhau, trò chuyện vui vẻ, thế là nhất rồi.

 

CÒN VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ THÌ BẠN HÃY TÌM HIỂU RÕ NỘI DUNG CỦA CÁC CÂU THƠ VỀ CHUYỆN BỮA ĂN ĐỂ TIẾP BẠN ĐẾN CHƠI, THỨ GÌ CŨNG KHÔNG CÓ, ĐẾN CẢ TRẦU CŨNG THẾ. TỪ ĐÓ CÓ THỂ DẪN DẮT VÀO ĐƯỢC TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ RẤT MỘC MẠC, THẮM THIẾT.

VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ TÌNH BẠN CỦA BẢN THÂN EM THÌ HÃY VIẾT VỀ NHỮNG CÁI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH BẠN, HÃY DÙNG ÍT CHẤT XÁM TRONG NÃO SUY NGHĨ MẤY CÂU MÌNH TRẢ LỜI VỀ TÌNH BẠN. DỰA VÀO ĐÓ THÌ VIẾT RẤT DỄ.

VỚI LẠI, NHỮNG BÀI VỀ ĐOẠN VĂN HAY BÀI VĂN BẠN NÊN TỰ HỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ LÚC KT DỄ NHỚ HƠN.

CHÚC BẠN HC TỐT hiuhiu

(((

31 tháng 10 2019

1, Ghi nhớ bài NQSH

2, QĐN: chỉ sự cô đơn tột cùng

   BĐCN: được chia sẻ, đc thấu hiểu.

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Thành công nhờ có thầy cô

Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa

Dù ai từng trải nắng mưa

Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người

 

Con ông Tướng hay ông Trời

Tất cả đều phải vâng lời thầy cô

Nếu không muốn mình ngây ngô

Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...

 

Muốn hay phải học dần dần

Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say

Nền tảng là chữ cô thầy

Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời

7 tháng 12 2021

Giỏi 🏆👍🥇☝🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍🤩🤩🤩🤩🤩

a) Bài thơ ( bản phiên âm ) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó ( số câu, cách đối, gieo vần,...).b) Qua tiêu đề bài thơ, hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt .c) Hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu ( còn gọi là tiểu đối, tự đối ). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những đổi thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ ( bản phiên âm ) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó ( số câu, cách đối, gieo vần,...).

b) Qua tiêu đề bài thơ, hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt .

c) Hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu ( còn gọi là tiểu đối, tự đối ). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn của tác giả .

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có đặc điểm gì khác biệt ? Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên về quê hương ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghẹ thuật đặc sắc nào ?

HELP ME. HELP ME

giup tôi với mai tôi kiểm tra 1 tiết rồi khocroikhocroi

 

8
30 tháng 10 2016

a) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.

Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ

Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài :_ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ_ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà._ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót._ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn.e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.g) Nghệ thuật:
- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
31 tháng 10 2016

cảm ơn bạn nhiều