K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của CHLB Đức.

   - Liên bang Đức thống nhất là cường quốc kinh tế hàng đầu châu Âu và thế giới.

   - Còn một số khó khan sau:

      + Chi phí lao động cao, ngân sách bảo hiểm xã hội lớn hơn.

      + Mức độ cạnh tranh của kinh tế đứng thứ 15 thế giới.

      + Điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp không thuận lợi.

      + Sản xuất nông nghiệp ở các bang mới hiệu quả sản xuất còn thấp.

      + Cấu trúc dân số già, ảnh hưởng nguồn lao động sau này.

      + Nghèo khoáng sản.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.

2. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức

- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.

- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…

+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức

- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:

+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.

+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệtmay.

+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.

+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may

19 tháng 1 2017

Đáp án A

30 tháng 10 2023

Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế ổn định: Nga đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế đáng kể sau cuộc suy thoái kinh tế trong giai đoạn 1990. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi này.

- Tăng cường hạ tầng: Nga đã đầu tư vào phát triển hạ tầng vận tải và viễn thông, bao gồm cải thiện hệ thống đường sắt, cải tạo cảng biển và mở rộng mạng lưới internet.

- Tăng trưởng xuất khẩu: Việc tăng cường xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm hàng hóa khác đã giúp tăng thu nhập cho Nga từ thị trường quốc tế.

- Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ: Nga đã đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, bao gồm phát triển ngành công nghiệp hàng không và không gian.

Khó khăn:

- Phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên: Nga có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, làm cho nền kinh tế của họ dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả thị trường toàn cầu.

- Thách thức chính trị và quốc tế: Nga đã đối mặt với sự căng thẳng chính trị với nhiều quốc gia, đặc biệt là về việc chiếm đóng Crimea và hành vi thâm nhập của họ ở Ukraine, dẫn đến trừng phạt từ cộng đồng quốc tế.

- Thách thức về đa dạng hóa kinh tế: Nga đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách phát triển các ngành công nghiệp khác như công nghệ thông tin, nhưng tiến trình này đang gặp khó khăn.

- Bất ổn trong hệ thống tài chính: Hệ thống tài chính của Nga đã phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm khủng bố tài chính và sự sụp đổ của một số ngân hàng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…

1 tháng 4 2017

Nhóm nước đang phát triển

Nhóm nước phát triển

Về kinh tế

- Trình độ công nghiệp hóa thấp

- Nợ nước ngoài lớn, phụ thuộc nước ngoài về vốn, kĩ thuật,

- Đầu tư ra nước ngoài là chủ yếu và là chủ nợ

Về xã hội

- Tuổi thọ trung bình dưới mức bình quân của thế giới: <67 tuổi.

- Chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình cả thế giới.

- Tuổi thọ trung bình cao : 76 tuổi

- Chỉ số HDI cao.


27 tháng 1 2018

- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.

- Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp.

Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICS như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,...

- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác nhau ở lĩnh vực thế mạnh của mình.

- Phần lớn các nước đang phát triển đềucó nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ.

- Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.

- Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

14 tháng 8 2018

   - Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. (1 điểm)

   - Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICs như: Hàn Quốc, Sin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,.... (1 điểm)

   - Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình. (0,5 điểm)

   - Phần lớn các nước đang phát triển hiện đều có nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ. (0,5 điểm)

   - Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65. (0,5 điểm)

   - Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694. (0,5 điểm)

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).