K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

Tình hình các dân tộc ở Việt Nam:

- Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.

- Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tộc VN trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước.

- Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu xã hội nông thôn bền chặt nên dân tộc VN xuất hiện rấ sớm, gắn liền với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai. Vì vậy đoàn kết là xu hướng khách quan trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, có chung  tương lại, tiền đồ.

- Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.

- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ  phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc trưng cần hết sức quan tâm nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.

- Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, giao lưu quốc tế đó là vùng biên giới, vùng núi cao, hải đảo.

 - Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN có đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.

1 tháng 3 2016

- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

- Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v. Người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa  học kỹ thuật.

- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong đời sống và sản xuất

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam 

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo và hoạt động nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật.

- Các dân tộc ít người chiểm khoảng 13,8% sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du. Họ thường trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Sự phân bố của các dân tộc không đều nhau. Miền Bắc gồm người Tày, Nùng, Dao, Mông… Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho….Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Khơ-me và người Hoa.

6 tháng 9 2016

Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước, chỉ  có 11 tỉnh có tỷ lệ người Việt dưới 50% dân số (Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai và Kon Tum). Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

6 tháng 9 2016

júp mình  với

 

14 tháng 12 2021

TK

 * Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

14 tháng 12 2021

tham khảo

 

 Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

 * Giải thích:

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...

- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .

 * Các biện pháp:

 - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .

 - Nâng cao mức sống của người dân .

 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .

 - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

20 tháng 12 2020

a.undefined

20 tháng 12 2020

b.undefined

21 tháng 1 2019

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị.

 

- Dân cư thưa thớt ở miền núi.