K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2019

Gợi ý: Tùy thuộc vào vị trí của mỗi bạn, nên sẽ có bạn ở khu vực địa hình bình nguyên, nhưng cũng có bạn ở địa hình cao nguyên hoặc đồi. Với mỗi địa hình có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các em có thể nêu lên đặc điểm dựa trên những nội dung sau:

* Nếu là dạng địa hình đồng bằng:

  • Thuộc loại nào (do sông, suối nào bồi tụ nên).
  • Đặc điểm bề mặt (bằng phẳng hay gợn sóng).
  • Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không.
  • Dân cư đông đúc hay không.

* Nếu là dạng địa hình cao nguyên:

  • Thuộc loại cao nguyên nào (do núi lừa hoặc do núi đá vôi tạo nên).
  • Đặc điếm bề mặt (bàng phang hay gợn sóng, có đồi hay không), đặc điểm sườn.
  • Có thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc không. + Dân cư đông đúc hay thưa thớt.

* Nếu là dạng địa hình đồi:

  • Có nhiều đồi hay không, dạng đồi bát úp đơn độc, hay các dãy đồi kéo dài. + Đặc điếm đỉnh, sườn đồi.
  • Thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hay không.
  • Dân cư có đông đúc hay không.
20 tháng 5 2019

Tên gọi Hải Dương (海陽) chính thức có từ năm 1469[5]. Hải (海) là biển. Dương (陽) là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rộng lớn, phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Lỵ sở của Hải Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời Hùng Vương đến cuối thời Trần, lỵ sở của Hải Dương đặt thành Dền (Ngọc Lặc, Tứ Kỳ).

Từ cuối đời Trần đến năm 1740, lỵ sở chuyển sang đặt ở khu vực Chí Linh (toàn đô ty Chí Linh, Dinh Lệ).

Từ năm 1740 đến năm 1804, lỵ sở đặt ở ở Dinh Dậu (Mao Điền - Cẩm Giàng)

Từ năm 1804 đến nay đặt ở Thành Đông (thành phố Hải Dương ngày nay).

Như vậy, khu vực Thành Dền có lịch sử lâu đời; trong khi Chí Linh cũng có thời gian là lỵ sở Hải Dương khá dài trên dưới 400 năm.

Lược sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đời Hùng Vương, địa bàn tỉnh Hải Dương ngày nay thuộc bộ Dương Tuyền, thời nhà Tần thuộc Tượng quận, thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời Đông Ngô thuộc Giao Châu, nhà Đường đặt ra Hải Môn trấn, sau đổi thành Hồng Châu.

Nhà Đinh chia làm đạo, vùng Hải Dương vẫn mang tên là Hồng Châu, nhà Tiền Lê cũng theo như nhà Đinh.

Thời Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông.

Đến thời Nhà Trần đổi lại thành lộ Hồng, rồi lại đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ, (còn gọi chung là Nam Sách Giang).

Năm Quang Thái thứ 10 (1397), vua Trần Thuận Tông đổi lộ Hải Đông thành trấn Hải Đông.

Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), vùng đất Hải Dương thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An.

Thời Nhà Hậu Lê, niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433), vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo.

Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459), vua Lê Nhân Tông chia lại thành 2 lộ là Nam Sách thượng và Nam Sách hạ.

Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách.

Năm 1469 đổi làm thừa tuyên Hải Dương.

Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ Hải Dương.

Năm Hồng Thuận thứ nhất (1509), vua Lê Tương Dực đổi làm trấn Hải Dương.

Từ năm 1527 đến năm 1592, Nhà Mạc gọi là đạo Hải Dương. Năm 1529, Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ Trai, lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh.

Đời nhà Hậu Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ.

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão.

Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn thuộc Hải Dương đổi thuộc vào Yên Quảng.

Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và cho lệ thuộc vào Bắc Thành.

Năm 1804, đời vua Gia Long, lỵ sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền (Cẩm Giàng) về tổng Hàn Giang (thuộc thành phố hải Dương ngày nay), đặt trên vùng đất cao thuộc ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt với mục tiêu trấn thành án ngữ vùng biên hải phía đông Kinh đô Thăng Long, vì vậy có tên gọi là Thành Đông, nghĩa là đô thành ở phía đông.

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi phủ Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, phủ Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một tỉnh độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ và 19 huyện.

Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng, đến năm 1906 đổi thành tỉnh Kiến An.

Thị trấn Ninh Giang tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc Phu Ninh Giang Rue principale

Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.

Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình.[6]

Năm 1979, hợp nhất 2 huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ thành huyện Tứ Lộc; hợp nhất 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn thành huyện Kim Môn; hợp nhất 2 huyện Nam Sách và Thanh Hà thành huyện Nam Thanh; hợp nhất 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh.[7]

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia 2 huyện Tứ Lộc và Ninh Thanh thành 4 huyện như cũ.[8]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hải Dương từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hải Dương có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ.[9]

Ngày 17 tháng 2 năm 1997, chia 3 huyện Cẩm Bình, Kim Môn, Nam Thanh thành 6 huyện như cũ.[10]

Ngày 6 tháng 8 năm 1997, nâng cấp thị xã Hải Dương thành thành phố Hải Dương.[11]

Ngày 12 tháng 2 năm 2010, nâng cấp huyện Chí Linh thành thị xã Chí Linh[12].

Ngày 10 tháng 1 năm 2019, nâng cấp thị xã Chí Linh thành thành phố Chí Linh[13]. Như vậy, tỉnh Hải Dương có 2 thành phố và 10 huyện như hiện nay.

Vùng đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3.000 năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về ba danh nhân nổi tiếng. Ðó là Trần Hưng Đạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - người thầy của muôn đời; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những di tích nổi tiếng của Hải Dương.

3 tháng 8 2018

http://123link.pw/4VMl

hai yeu thu hahaha co dung ko cac ban

- Địa lí 

Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.

Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962

- Lịch sử 

Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.

17 tháng 6 2020

- Văn học:

    + Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo...

    + Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập...

- Khoa học:

    + Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sư kí toàn thư, Lam Sơn thực lục...

    + Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chỉ...

    + Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu.

    + Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

18 tháng 5 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội,ngày 20 tháng 4 năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Giáo viên chủ nhiệm lớp 7a1

Thay mặt tập thể lớp 7a1,em xin trình bày với cô một việc như sau:Trong bài học Lịch sử sắp tới,chúng em sẽ tìm hiểu về thành Cổ Loa mà thành Cổ Loa lại nằm ở huyện Đông Anh của chúng ta và cả lớp muốn đi tham quan tìm hiểu . Vì vậy,em kính mong cô cho lớp ta đi thăm quan ở thành Cố Loa .

Mong cô đáp ứng nguyện vọng trên

Xin cảm ơn cô !

Thay mặt lớp 7a1

Lớp trưởng

( Kí và ghi rõ họ tên )

11 tháng 6 2018

Dân ca Quan Họ: Ba mươi sáu thứ chim.

Dân ca Phú Thọ: Đố hoa

Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.

Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).

Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.

Dân ca Thanh Hoá: Đi cấy.

Dân ca Nghệ An: Ví dặm.

Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.

Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.

Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu,...

8 tháng 7 2020

Tuy chúng ta đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, nhưng hiện nay các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách phủ nhận những kết quả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã đạt được. Các thế lực thù địch tìm cách xuyên tạc, tung tin bịa đặt, tin giả hòng gây mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể... Mục đích của chúng là gây hoang mang, bất ổn xã hội, nhằm làm suy yếu đất nước để phục vụ những âm mưu đen tối.

Đại đa số người dân hiện nay tin tưởng tuyệt đối những việc làm của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những tiếng nói lạc lõng của những kẻ cố tình chống phá đất nước, vẫn có một số người vì nhẹ dạ, ý thức công dân thấp... nên vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ chống phá qua những việc làm vi phạm pháp luật như đưa tin giả để bán hàng, câu trên mạng xã hội. Ngay tại Lâm Đồng, từ khi xảy ra dịch COVID-19 đến nay, Sở Thông tin - Truyền thông đã kịp thời rà soát, phát hiện và xử lý 12 trường hợp vi phạm về đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh SARS-CoV-2 gây hoang mang dư luận và đã xử phạt 4 trường hợp với tổng số tiền 40 triệu đồng. 

Trong thời điểm hiện nay khi diễn biến dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp, nguy cơ dịch lan rộng vẫn còn hiện hữu, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp thì mỗi công dân cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội để góp phần bảo vệ bản thân, cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh. Trước hết mỗi công dân dù ở bất cứ cương vị nào cũng cần hết sức tin tưởng vào các quyết sách, biện pháp của Chính phủ. Không để các thế lực thù địch kích động, lợi dụng để tung tin bịa đặt gây hoang mang trong xã hội, gây chia rẽ khối đoàn kết thống nhất giữa Nhân dân với Đảng. Cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội, không chia sẻ, đăng lại hay cổ xúy cho những quan điểm, bài viết, hình ảnh giả tạo trên mạng xã hội hoặc những trang phản động.

Mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định khai báo sức khỏe, khai thông tin liên quan một cách trung thực, chính xác, không gian dối hoặc cố tình giấu thông tin. Phải có những biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Kịp thời phản ánh những thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 qua đường dây nóng và các cơ quan chức năng tại địa phương.

Việc nâng cao ý thức công dân và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi người dân Việt Nam trong lúc này là thể hiện tinh thần yêu nước, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin, ý thức và trách nhiệm công dân sẽ góp phần chiến thắng dịch COVID-19 như “dân tộc Việt Nam ta đã từng nhiều lần chiến thắng”.